Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Wednesday, December 29, 2010

Hệ thống cơ bản của nguyên lí đổi mới


Tìm ra được phương pháp hoạt động tốt nhất là kỹ thuật cơ bản để thúc đẩy việc kinh doanh phát triển. Tuy nhiên có một số thực tế xảy ra với quá trình này: thỉnh thoảng một số phương pháp nào đó ở cơ quan hay ngành kinh doanh này lại không phù hợp với ngành kinh doanh khác và đôi khi các phương pháp này cũng không được thực hiện đầy đủ.

Điều này có xu huớng làm cho mọi người tuyên bố rằng: ”chúng ta đã cố gắng nhưng điều này không có hiệu quả ở đây“. Thường xuyên hơn, họ khái quát hoá thất bại để biện hộ cho việc gạt bỏ hoàn toàn óc sáng kiến như sự đổi mới, chất lượng .. vân vân.

Một sự lựa chọn khác để tập trung vào các phương pháp hoạt động tốt nhất đó là xem xét những nguyên lí cơ bản của óc sáng kiến. Ví dụ như khi bạn biết rằng hầu hết các công ty có tính chất đổi mới đều tiến hành thành lập các nhóm làm việc có chức năng chéo, bạn có thể quyết định rằng sẽ thực hiện phương pháp trên ở công ty của mình. Tuy nhiên giả sử là có một số lí do như có sự chuyên quyền độc đoán hay một chuỗi những kết cấu tổ chức chỉ huy, phương pháp này thất bại. Thất bại này có thể làm ngăn cản những nỗ lực đổi mới xa hơn. Tuy nhiên nếu bạn tập trung vào những nguyên lí này và biết rằng sự cộng tác là rất quan trọng cho công cuộc đổi mới, có thể bạn sẽ cố gắng tìm ra phương pháp để khuyến khích sự cộng tác hoạt động tốt hơn theo kiểu của bạn. Nắm vững được những nguyên tắc cơ bản của sự đổi mới sẽ giúp đỡ công ty phát huy “khả năng có ý thức“ - điều có thể ngăn cản những thay đổi đối với hệ thống hoặc văn hoá của công ty, những điều bất lợi đối với khả năng đổi mới.

Vài năm trước đây, như là một phần công việc nghiên cứu của các nghiên cứu sinh tại đại học Innovation, chúng tôi quyết định tạo dựng lên một hệ thống cơ bản cho những nguyên lí đổi mới - những điều mà chúng tôi biết là rất quan trọng với sự sinh tồn của đổi mới. Những điều này gắn liền tới kế hoạch có hệ thống , một phép ẩn dụ sinh động cho hệ thống cơ bản này là chúng dựa trên cấu trúc di truyền học ADN.

Việc đổi mới ADN bao gồm 7 thao tác vận hành trên một “sân chơi“ của sự giáo dục, bao quanh là phạm vi của thế giới . Các nguyên lí hoạt động cơ bản là:


Các nguyên lí hoạt động cơ bản

1. Thách thức (Đây chính là sức kéo):

Theo định nghĩa, đổi mới có nghĩa là tiến hành mọi việc theo một cách thức khác, khám phá những lĩnh vực mới và chấp nhận rủi ro. Phải có lí do để làm con tàu lắc lư, một tầm nhìn về những gì có thể hoặc là một nỗi lo sợ sâu kín về những gì có thể xảy ra nếu như mọi thứ không thay đổi. Đây chính là thách thức. Thách thức và trách nhiệm càng lớn thì những nỗ lực đổi mới càng cần nhiều nghị lực. Nói chung, chúng ta chỉ hay chú ý tới những thách thức kịch tích như làm thế nào để đưa con người lên mặt trăng hay là vẽ được bản đồ gen của con người nhưng mọi công ty đều có thể vạch ra những thách thức với tương lai, khách hàng và các nhân viên của mình.

Các chiến lược không cần thiết phải bố trí một cách cụ thể. Công ty Capital One đã thành công trong việc thu hút khách hàng bằng cách cho họ nợ nhiều nhưng với chương trình tỉ lệ lãi xuất thấp rất hiệu quả… cho đến khi các công ty khác phải bắt chước phương pháp này của họ. Do đó họ đã thay đổi phương pháp. Báo cáo hàng năm của họ vào năm 1996 cho biết “ Rất nhiều cơ hội kinh doanh của chúng ta đều tồn tại rất ngắn. Chúng ta cần phải hoạt động mạnh hơn để tiến lên và khai thác chúng trước khi chúng biến mất.”

2. Tập trung vào khách hàng ( sức đẩy):

mọi sự đổi mới nên tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng dù đó là khách hàng nội bộ hay ở bên ngoài. Sự ảnh hưởng với khách hàng và việc nắm được nhu cầu của họ là một trong những yếu tố kích thích tốt nhất cho những tiềm năng mới và các yếu tố thúc đẩy thực hiện chúng.

Tại công ty Datex Ohmeda, đối với một chuyên viên thiết kế kiêm nhà sản xuất sản phẩm gây mê và phân tích sản phẩm, một phần trong nỗ lực đổi mới của họ là một chương trình gọi là “ Khám phá “để khuyến khích mọi người trong việc quan sát khách hàng. Russ Ward giám đốc dự án phát biểu “Khi mọi người thấy sản phẩm của chúng tôi được sử dụng trong những trường hợp thực tế họ sẽ bị cuốn hút xa hơn ý thức bình thường của mình. Họ sẽ hiểu được vấn đề và nhu cầu của mình theo một cách thức mới và biết cách nô để bước ra ngoài khỏi qúa trình nhận thức thông thường.”

3. Sáng tạo (bộ não):

Mọi thứ đều khởi đầu từ các ý tưởng và các công ty đổi mới hiểu rằng mọi ý tưởng có thể xuất hiện từ bất cứ nơi đâu. Thay vì việc tập trung sở hữu các ý tưởng các công ty này muốn sở hữu kết quả. Vào một ngày của năm 1995 nhà tư tưởng không tuân theo các quy tắc của tổ chức ở công ty “Khám phá cơ hội AT và T” đã treo một tấm bảng bằng sanwich như sau “Nếu khoảng cách xa trở nên thông suốt thì sao ? “Hành động kì lạ này đã gây ra rất nhiều suy nghĩ và đàm luận về khoảng cách xa trong tương lai.

4. Giao tiếp (nhân tố quyết định):

Mở rộng giao tiếp thông tin, ý tưởng và cảm xúc là những nhân tố quyết định đến sự đổi mới. Cả cơ sở hạ tầng và sự ủng hộ tích cực đều phải tồn tại trong hệ thống công ty để phát huy dòng chảy thông tin tự do.

Công ty Cisco có thể giữ những đề tài của mình trong một ngày và có thông tin hàng giờ về lợi nhuận, chiết khấu cũng như dự trự sản phẩm. Những thông tin này cũng sẵn có cho các nhà giám sát để họ vận hành hoạt động của mình. Thông tin thời gian hữu dụng là nền tảng của việc trao quyền thực sự bởi vì nó giao cho những nhà quản lí quan trọng những thông tin có thể đi đến các quyết định.

5. Sự cộng tác (giống như là trái tim):

Đổi mới là một quá trình hợp thành nhóm ,nó cung cấp sự tương tác, thông tin và sức mạnh cho cả đội. Nó bị giới hạn bởi các kết cấu và chính sách hạn chế, điều này chẳng khác gì những hệ thống khuyến khích chỉ thưởng công cho những nỗ lực của cá nhân.

Khi công ty Microsoft tạo ra mã Alpha được sử dụng rộng rã trên toàn thế giới vào lúc sớm nhất có thể thông qua một website là “Công trình Alpha”. Quá trình hợp tác mở rộng này hiện nay sử dụng hơn 200 công nghệ tạo nên một cộng đồng hợp tác thực sự để đánh giá sản phẩm, nghiên cứu mối quan tâm của thị trường và tốc độ phát triển .

6. Hoàn thành công việc (giống như các cơ) :

Những đổi mới là các kế hoạch được thực hiện thành công thông qua những quy trình cẩn thận ở cấp độ cao và những kĩ năng thực hiện tốt như : quyết đinh, uỷ quyền, lập chương trình, kiểm tra, thông tin phản hồi. Các công ty đổi mới cũng biết rằng sự khen ngợi cũng là một phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch bất chấp tỉ lệ thành công của nó là bao nhiêu.

Tại trung tâm chăm sóc sức khoẻ Signa ở Arizona, văn phòng quản lí dự án (PMO) khuyến khích các nhân viên trong việc đưa ra các kế hoạch và thực hiện các dự án. Một trong những mục tiêu của PMO là đảm bảo cho dự án được liên kết chặt chẽ với nhiệm vụ và mục tiêu của công ty.

7. Có sự suy tính :

Đưa ra những đánh giá khách quan về lợi nhuận, chi phí của dự án mới là rất quan trọng. Việc lượm lặt kinh nghiệm từ cả những kế hoạch đã thành công lẫn thất bại sẽ dựng lên một nền tảng hiểu biết về chu trình vận động của thành công. Chứng minh bằng tư liệu và đánh giá kế hoạch là một bước then chốt trong việc duy trì đổi mới lâu dài. Tuy thế chúng ta thấy rằng đây là bước mà hầu hết các công ty đều tránh dùng trong việc vội vàng để đi tới thành công của kế hoạch tiếp theo.

Công ty Neenan, một công ty xây dựng “mong muốn được học hỏi“ có những người chuyên soạn thảo “kế hoạch học tập“ cho cả năm. Những kế hoạch này không chỉ bao gồm những gì mà họ muốn học mà còn gồm cả những điều mà họ muốn chỉ bảo lẫn nhau.

8. Văn hoá (đây chính là sân chơi) :

Văn hóa là sự phản chiếu khả năng lãnh đạo, con người và các giá trị, vẻ bên ngoài và những biểu lộ có thể quan sát được trong vấn đề họ làm việc ra sao và cư xử với nhau như thế nào .Một môi trường linh hoạt, khuyến khích các ý tưởng ra đời, chấp nhận rủi ro, chào đón thành công, tôn trọng lẫn nhau và ủng hộ khiếu hài hước là những điều cốt yếu đối với việc đổi mới. Văn hoá xuất phát từ 4 yếu tố sau đây:

Thứ nhất là khả năng lãnh đạo: Chúng ta noi làm theo các nhà lãnh đạo của mình vì chúng ta tin rằng họ sẽ có những thành công trong tương lai và sẽ đưa chúng ta đến thành công đó. Do đó theo định nghĩa sự đổi mới bao gồm hành trình đi tới những gì chưa biết. Điều quan trọng là công ty có sự tự tin vào tầm nhìn rộng cũng như các chiến lược lãnh đạo.

Thứ hai là nhân tố con người : Dĩ nhiên là sẽ chẳng có gì xảy ra nếu thiếu con người . Mọi công ty đều có những đặc tính và năng lực xuất hiện từ những kĩ năng, năng khiếu, đức tin, thái độ, cách cư xử của tập thể cũng như của cá nhân và hầu hết là từ mối quan hệ giữa công ty và mọi người trong đó .

Thứ ba là những giá trị cơ bản : Có những nguyên tắc chân thành vạch rõ đặc điểm của công ty như sự tin cậy và tôn trọng, hiểu biết, sự uỷ thác, sự đóng góp. Chúng chuẩn bị đầy đủ kết cấu cho những quyết định ở mọi cấp độ khác nhau.

Thứ ba là những giá trị đổi mới : Ngoài những giá trị cơ bản còn có một số giá trị có thể chuyển những gì trần thế thành những gì thuyết phục và một dự án bình thường thành một việc kinh doanh lớn. Tự do, trực giác, hiệp lực chỉ là một trong số vài tiêu chuẩn tạo nên tâm trí sáng tạo nên “sự kì diệu“ trong việc đổi mới công ty.

Cuối cùng đó là môi trường xung quanh : Không gì có thể xảy ra trong một sự đổi mới hoàn toàn rỗng tuếch.Trong thực tế điều hiển nhiên là khách hàng, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và nền kinh tế đều có ảnh hưởng đến chúng ta, chúng ta cũng có sự ảnh hưởng định kì với Chính phủ, các sự kiện của thế giới, cộng đồng và gia đình. Tất cả những sự ảnh hưởng này tạo nên môi trường cho mọi hoạt động kinh doanh trong đó có cả sự đổi mới.

10 bước thiết thực để giữ cho hệ thống đổi mới của bạn vững chắc:

1) Loại bỏ mọi lo ngại ra khỏi công ty. Đổi mới có nghĩa là tiến hành một điều gì đó mới mẻ, những điều có thể bị thất bại. Nếu như mọi người sợ thất bại thì sẽ không thể đổi mới được.

2) Biến đổi mới thành một phần trong hệ thống xem xét hoạt động cho mọi người. Hỏi họ xem họ sẽ sáng tạo và đổi mới những gì cho năm tới và quan sát sự xúc tiến của họ.

3) Cung cấp tư liệu về quá trình đổi mới và chắc chắn rằng mọi người hiểu rõ tài liệu cũng như vai trò của họ trong đó

4) Xây dựng trạng thái đủ thoải mái trong hệ thống để mọi người có thể khám phá các tiềm năng mới .

5) Chắc chắn rằng mọi người đều hiểu rõ chiến lược tập thể và tất cả các nỗ lực đổi mớicó liên quan . Tuy nhiên cũng xây dựng một phương pháp để sử dụng những ý tưởng ngoài lề tuy không phù hợp với chiến lược nhưng rất lãng phí nếu như bỏ chúng đi.

6) Thuyết phục mọi người xem xét môi trường xung quanh để tìm ra những khuynh hướng, kĩ thuật và những thay đổi mới lạ trong tâm trí của khách hàng.

7) Làm mọi người hiểu rõ tầm quan trọng then chốt của sự đa dạng trong suy nghĩ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn …và mong chờ sự đa dạng trong mọi hoạt động liên quan tới đổi mới.

8) Những tiêu chuẩn tốt có thể hình thành ra ý tưởng. Tuy nhiên những tiêu chuẩn quá hạn chế có thể dập tắt ý tưởng và duy trì tính kiêu căng của đầu óc. Dùng thời gian cần thiết để phát triển thị trường và những gì giới hạn liên quan tới thành công đưa bạn tới tương lai.

9) Các nhóm đổi mới khác hẳn so với nhũng đội dự án thông thường. Họ cần rất nhiều trang bị và suy nghĩ khác nhau. Chuẩn bị đầy đủ sự đào tào và huấn luyện để khi phải hoạt động đổi mới, mọi người đều có thể thành công.

10) Mua hoặc phát triển một hệ thống quản lí để có thể nắm bắt các ý tưởng theo cách khuyến khích mọi người xây dựng và đánh giá những tiềm năng mới.

10 bí quyết tạo niềm vui cho nhân viên



Paul Spiegelman, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành của Bery - một công ty dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại (call-center) đã xây dựng được một văn hóa coi trọng nhân viên rất độc đáo.

Văn hóa này đã được Spiegelman viết trong một cuốn sách có tựa đề Why is Everyone Smiling? (tạm dịch: Tại sao nhân viên cười?). Cuốn sách kế tiếp của anh được viết cùng với các nhân viên của mình có tựa đề Smile Guide: Employee Perspectives on Culture, Loyalty and Profit (tạm dịch: Bí quyết tạo niềm vui cho nhân viên: Văn hóa, sự trung thành và lợi nhuận nhìn từ góc độ của nhân viên).

Dưới đây là những chia sẻ của Spiegelman về bí quyết tạo ra niềm vui cho nhân viên.

1. Để nhân viên được có tiếng nói

“Hãy lắng nghe những điều các nhân viên nói. Không nên chỉ dừng lại ở việc lắng nghe, mà hãy thực hiện các ý tưởng của nhân viên, khen thưởng họ vì có được những ý tưởng đó.

Là doanh nhân, chúng ta thường biết được mình hoàn toàn có khả năng đi tìm câu trả lời cho một số câu hỏi nào đó, nhưng tốt hơn là hãy để cho các nhân viên nói với ta câu trả lời sau đó công nhận và đánh giá cao họ” - Spiegelman khuyên.

2. Đền bù công bằng

“Doanh nghiệp cần phải có các chính sách cơ bản về đền bù và đảm bảo phúc lợi công bằng và thỏa đáng. Nếu không, mọi nỗ lực xây dựng một nền văn hóa tuyệt vời sẽ được xem là những điều mị dân” - Spiegelman chỉ rõ.

3. Công nhận và khen thưởng

Sếp có thường tuyên dương và chúc mừng nhân viên khi họ đạt thành tích tốt hay không? Đây là cách đơn giản nhất để tạo ra nụ cười cho nhân viên.

“Đem đến niềm vui cho nhân viên không nhất thiết phải tốn kém nhiều tiền bạc. Cái chính là nhân viên muốn cảm thấy họ được đánh giá cao” - Spiegelman chia sẻ.

4. Vạch ra lộ trình công danh

Các nhân viên sẽ vui hơn nếu họ cảm nhận được sự tiến bộ của mình qua công việc. “Gần như nhân viên nào cũng muốn cảm nhận được họ đang có cơ hội để phát triển nghề nghiệp, cho dù là doanh nghiệp có hai hay hai ngàn nhân viên” - Spiegelman so sánh.

5. Tạo ra những chức danh dí dỏm

“Chức danh là những thứ chẳng mất tiền mua. Cô tiếp tân ở công ty chúng tôi được gọi là giám đốc tạo ấn tượng ban đầu.

Chúng tôi cũng có một nhân viên khác rất nhiệt tình và tâm huyết với việc xây dựng văn hóa của công ty và chúng tôi đặt chức danh cho cô ấy là nữ hoàng của niềm vui và nụ cười” - Spiegelman nêu bí quyết.

6. Tạo sân chơi nhân viên

Spiegelman là một người rất ủng hộ các hoạt động xây dựng đội nhóm. Anh từng dàn cảnh một vụ mưu sát bí ẩn ở tầng trệt của trung tâm chăm sóc khách hàng và cho các nhóm tám tuần để điều tra.

“Hãy làm những việc nhỏ để giúp nhân viên thoát khỏi những công việc nhàm chán hằng ngày và có thêm niềm vui” - Spiegelman khuyên.

7. Nói đi đôi với làm

“Là một nhà lãnh đạo, anh phải tuân thủ luật chơi như tất cả các nhân viên khác, ngay cả khi điều đó tạo ra cho anh đôi chút bất tiện.

Nhà lãnh đạo cần phải đặt mình vào vị trí của nhân viên, theo luật mà tất cả đều có cùng một cấp bậc, không có sự khác biệt” - piegelman nói.

8. Gửi những lời nhắn viết tay

“Các nhân viên của Beryl nhận được một lời nhắn viết tay của tôi gửi đến tận nhà của họ vào những ngày kỷ niệm bắt đầu làm việc ở công ty.

Tôi có một bảng số liệu từ phòng nhân sự cho biết số năm từng nhân viên gắn bó với công ty và một số thông tin cá nhân của họ. Trong đó có những thông tin tương tự như con trai của một nhân viên nào đó vừa đoạt giải học sinh giỏi cấp trường.

Trong trường hợp này, mẩu tin nhắn chúc mừng sẽ được viết: “Chúc mừng anh đã có năm năm gắn bó cùng Beryl. Tôi có nghe nói về cháu Joey, con trai anh.

Thật tuyệt vời là Joey đã đoạt giải học sinh giỏi Toán của trường năm nay. Nhân đây cũng xin chúc mừng cháu và anh”. “Đừng quên sự quan tâm mang tính cá nhân dành cho từng nhân viên” - Spiegelman nhắc nhở.

9. Xây dựng các hoạt động truyền thống

“Doanh nghiệp nên tạo ra các truyền thống. Chẳng hạn ở Beryl luôn diễn ra cuộc thi tài năng hằng năm. Thực tế cho thấy các nhân viên rất thích và mong đợi những hoạt động truyền thống như vậy” - Spiegelman khuyên.

10. Quản lý bằng cái tâm

Cuối cùng, văn hóa của doanh nghiệp là sự phản ánh của những giá trị cá nhân.

Vì vậy, Spiegelman khuyên: “Hãy làm cho các nhân viên hiểu được sự quan tâm và cảm thông của sếp đối với cuộc sống hằng ngày của họ!”.

Tuesday, December 28, 2010

Bí quyết điều chỉnh văn hóa công sở


Tại sao văn hóa công sở hiện tại không phải là lý tưởng? Nó gặp phải những mâu thuẫn gì? Bạn cần tìm ra đáp án cho những vấn đề này trước khi quyết định thay đổi lại mọi thứ.

Sếp có vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa công sở. Nếu môi trường làm việc hiện tại không phù hợp với phong cách của mình cũng như nhân viên, bạn nên thay đổi nó. Tuy nhiên, văn hóa công sở không phải là điều có thể thay đổi ngay lập tức.

Dưới đây là 5 bước đơn giản bạn có thể tham khảo khi tiến hành cải cách văn hóa công sở:

Bước 1: Xác định văn hóa công sở lí tưởng

Trước tiên, bạn cần phác thảo bức tranh về văn hóa công sở mà mình muốn hướng tới. Bạn muốn một môi trường làm việc cụ thể ra sao, mọi người cư xử với nhau như thế nào, rồi quá trình khen thưởng, quy tắc, quan điểm, thái độ làm việc… Bản thân bạn cần có một cái nhìn toàn cảnh về văn hóa công sở lí tưởng trước khi thuyết phục những người khác thực hiện nó. Đây là một bước rất quan trọng trước khi tiến hành những thay đổi và cải cách cần thiết.

Bước 2: Xác định những mâu thuẫn trong văn hóa công sở hiện tại

Tại sao văn hóa công sở hiện tại không phải là lý tưởng? Nó gặp phải những mâu thuẫn gì? Bạn cần tìm ra đáp án cho những vấn đề này trước khi quyết định thay đổi lại mọi thứ. Bạn có thể phát hiện ra rằng cấp dưới của mình muốn thay đổi phong cách giao tiếp hiện tại của nhóm hoặc nhân viên đang không thấy thõa mãn với chính sách của công ty về các thủ tục làm việc phức tạp hoặc họ muốn được khích lệ một cách xứng đáng hơn… Xác định được những “ lỗ hổng” trong hệ thống sẽ là tiền đề để bạn xây dựng môi trường làm việc hoàn hảo hơn.

Bước 3: Thiết lập và thực hiện các chiến lược

Bây giờ bạn biết điều gì cần được thay đổi và đã đến lúc xây dựng và thực hiện một vài chiến lược mang đến những thay đổi đó. Hãy lên danh sách những người ủng hộ chiến lược của bạn bởi đó là lực lượng trực tiếp thực hiện cũng như tiếp nhận những thay đổi. Bạn cần sự ủng hộ của số đông và để làm được điều đó, bạn phải đảo bảo rằng những chiến lược của mình mang tới giá trị thiết thực. Tuy nhiên trước tiên, một người sếp như bạn cần thể hiện là một tấm gương về sự trung thực, chính trực, dũng cảm và thực hiện đúng trách nhiệm cá nhân.

Bước 4: Sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết

Mặc dù bạn đã nỗ lực lập ra một kế hoạch thật hoàn hảo nhưng đôi khi có những việc xảy ra không như y muốn. Vào những lúc như vậy, bạn cần hành động theo tinh thần xây dựng để những yếu tố đó không ảnh hưởng tới kế hoạch tổng thể của bạn. Hãy xem xét lại tình huống, cân nhắc thật kĩ xem liệu chiến lược của bạn có thực sự hoàn hảo 100% và điểu chỉnh cho phù hợp nếu cần thiết.

Bước 5: Tiếp tục phát triển

Văn hóa công sở không phải là điều có thể thay đổi chỉ trong một sớm một chiều. Các nhà lãnh đạo phải học cách kiên nhẫn và quan sát những thay đổi xảy ra từ từ. Công ty tiếp tục thay đổi, phát triển không ngừng và văn hóa công sở cũng phát triển một cách tương ứng. Vì vậy, hãy không ngừng cố gắng xây dựng một văn hóa công sở ngày càng hoàn thiện hơn.

Vai trò của quản lý dự án trong quản trị chiến lược toàn diện


Trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, các tổ chức thường xuyên phải thay đổi, cải tổ, sát nhập, thay đổi cấu trúc, đổi mới sản phẩm.

Tuy nhiên, các quá trình triển khai ấy thường gặp phải các khó khăn do thiếu phương pháp quản lý có hệ thống, dẫn đến sự thay đổi đột ngột, phát sinh các rủi ro không lường trước và tạo hiệu ứng ngược lại, kéo tổ chức tụt hậu so với trước đó, thậm chí có tổ chức còn bị phá sản chính vì sự thay đổi không phù hợp này. Vậy làm thế nào để có một giải pháp đối phó với tình huống như vậy? Chúng tôi đề xuất một góc nhìn về “vai trò của quản lý dự án trong quản trị chiến lược toàn diện” giúp các tổ chức hệ thống hóa lại các phương pháp quản lý, đưa ra các bước triển khai chiến lược trong thực tế, giải quyết được phần nào các bế tắc thường gặp trong việc quản lý tổ chức.

Bất kỳ tổ chức nào cũng tồn tại hai dạng công việc. Một là khởi tạo công việc, sản phẩm, dịch vụ và hai là duy trì, vận hành công việc, sản phẩm, dịch vụ đó. Ví dụ một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ đông lạnh cho trái cây, thực phẩm, hải sản, để có thể cung cấp dịch vụ đó, họ cần phải tạo ra công nghệ tự động để bảo quản hàng hóa ở nhiệt độ -20oC, quy trình phục vụ khách hàng, quy trình bốc dỡ hàng, v.v. Sau khi đã tạo ra được đầy đủ quy trình, công nghệ, công cụ và phương tiện để phục vụ khách hàng, họ phải duy trì dịch vụ đó. Như vậy ban đầu là tạo lập, sau đó là duy trì. Sau một thời gian, sản phẩm dịch vụ của họ bị đe dọa bởi sự cạnh tranh của đối thủ hay sự không hài lòng của khách hàng, họ buộc phải thay đổi. Chính khi nảy sinh ra ý định thay đổi, đó là lúc bắt đầu của việc tạo lập một đối tượng mới, một sản phẩm, dịch vụ, kết quả mới. Và sau đó lại tiếp tục duy trì nó.

Như vậy việc tạo lập và duy trì là hai việc tồn tại trong suốt vòng đời của một tổ chức. Hai điều này sẽ dừng lại khi tổ chức quyết định chấm dứt hoạt động của chính bản thân nó. Tạo lập và duy trì, rồi tạo lập và duy trì, công việc ấy cứ tiếp tục mãi. Quản lý chiến lược chính là việc cân bằng giữa việc tạo lập và duy trì. Một chiến lược gia giỏi là người phải trả lời được câu hỏi sau một cách chính xác. Tạo lập cái gì? Bằng cách nào? Khi nào? Duy trì ra sao? Và cải tiến như thế nào?

Việc tạo lập được thể hiện thông qua vai trò của quản lý dự án. Dự án là công việc có thời hạn nhất định được thực hiện để tạo ra kết quả, sản phẩm, dịch vụ. Quản lý dự án chính là dùng các công cụ, kỹ thuật, nguồn lực, kỹ năng, v.v. để đạt được mục tiêu của dự án. Trong giai đoạn này, tổ chức có thể áp dụng các chuẩn mực về quản lý dự án như: PMI, Prince2, v.v. Trong đó các quy trình công cụ quản lý dự án nền tảng có thể tìm thấy trong chuẩn mực PMBOK 4th của PMI. Quản lý dự án được thực hiện trên một dự án cụ thể. Quản lý chương trình được thực hiện trên nhiều dự án có liên hệ nhau nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực. Quản lý danh mục đầu tư bao gồm toàn bộ các dự án và chương trình có trong tổ chức. Việc phân chia giữa dự án và chương trình không có một quy định cụ thể nào. Vấn đề được xử lý dựa trên quan niệm của tổ chức, quy mô của chương trình, dự án, mức độ phức tạp của mục tiêu cần giải quyết.

Duy trì được thực hiện thông qua quản lý vận hành. Duy trì nhằm đảm bảo việc tuân thủ theo các quy trình, hướng dẫn đã thiết lập và đảm bảo được chất lượng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ. Giai đoạn vận hành sản phẩm, dịch vụ là giai đoạn sử dụng kết quả từ giai đoạn thực hiện dự án, đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ khách hàng. Đây chính là giai đoạn sản phẩm thực sự đến tay khách hàng, và cần phải có những phương pháp quản lý nhằm sử dụng đúng, hạn chế lỗi xảy ra.

Rất nhiều doanh nghiệp thích cải tiến nhanh chóng và đột phá ngay tại giai đoạn duy trì sản phẩm. Họ thử và sai ngay trong quá trình chuyển giao sản phẩm đến với khách hàng. Đây là một sai lầm lớn thường hay gặp ở các tổ chức, và nhiều tổ chức thất bại cũng chính vì quan điểm này. Vì thế, việc áp dụng các phương pháp quản lý cần phải được cân nhắc và sử dụng phù hợp nhằm đảm bảo đưa đến khách hàng sản phẩm dịch vụ tốt nhất. Tuân thủ các tiêu chuẩn và mô hình quản lý một cách đúng đắn sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu mong muốn. Ở góc độ duy trì sản phẩm, dịch vụ tổ chức cần phải tách biệt với việc cải tiến và tạo ra sản phẩm dịch vụ mới. Việc cải tiến trong quá trình duy trì sản phẩm, dịch vụ nên được hiểu là cải tiến nhỏ, mang tính chất tịnh tiến, dần dần. Những cải tiến lớn mang tính chất đột phá nên chuyển sang quá trình sáng tạo thiết lập mục tiêu và dùng phương pháp quản lý dự án để quản lý.

Vì thế, quản lý dự án là một phần không thể thiếu trong quản lý chiến lược toàn diện. Bất kỳ tổ chức nào cũng cần trang bị cho ban lãnh đạo, đội ngũ điều hành trong tổ chức những công cụ, phương pháp về quản lý dự án nhằm thực hiện các mục tiêu, sự cải tiến, và sự thay đổi trong tổ chức. Bất kỳ một mục tiêu, thay đổi, cải tiến lớn nào trong tổ chức đều khó có thể hiện thực thành công nếu thiếu vai trò của quản lý dự án.

Xử lý xung đột đặc trưng ở công ty


“Trong rất nhiều công ty, hầu hết đội ngũ bán hàng và đội ngũ marketing luôn luôn có những mối thù truyền kiếp như gia đình Romeo và Juliet”.

Sự xung đột dữ dội giữa hai lực lượng này là xung quanh kết quả kinh doanh của công ty được ghi nhận và nghiên cứu từ lâu. Theo giáo sư Benson Shapiro của Trường Thương mại Harvard thì trở ngại lớn nhất trong kinh doanh ngày nay là bộ phận bán hàng và bộ phận marketing được chia “cai quản” những khu vực địa bàn khác nhau, họ thậm chí còn không nói chuyện hoặc trao đổi với nhau về công việc kinh doanh của công ty.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những công ty có mối quan hệ giữa bộ phận bán hàng và bộ phận marketing gần gũi thì tỉ lệ thành công thường cao, nhưng có rất ít công ty đạt được kết quả hợp tác đó. Kotler, Rackham và Krishnaswamy chỉ ra rằng phí thâm nhập thị trường cao, vòng quay hàng hóa kéo dài và chi phí kinh doanh cao là nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bộ phận này.

Ảnh hưởng của sự xung đột giữa 2 bộ phận đến công ty

Sự xích mích giữa hai bộ phận có ảnh hưởng đến toàn bộ công ty theo hai cách:

* Lãng phí nguồn lực, tài nguyên: Lãng phí nguồn lực là khi bộ phận marketing thực hiện các cuộc nghiên cứu sản phẩm, sử dụng hàng mẫu có giá trị cao và các buổi huấn luyện cho các nhân viên bán hàng nhưng bộ phận này không thể (hoặc không muốn) áp dụng trong công việc hàng ngày.

* Lãng phí cơ hội: Lãng phí cơ hội xảy ra khi nhân viên bán hàng không cung cấp thông tin về các khách hàng thường xuyên mua hoặc sử dụng dịch vụ của công ty, không giới thiệu các khách hàng tiềm năng cho bộ phận marketing.

Nguyên nhân tạo ra mối bất hòa này còn liên quan đến tiềm thức. Một bài báo trên MarketingProfs.com đã viết rằng “dường như có một hố ngăn cách vô hình nào đó giữa hai bộ phận này - họ tách bạch nhau trong mục tiêu, văn hóa, mối quan tâm và động lực cũng khác nhau”. Tờ Businessweek cũng có đề cập đến vấn đề này: “Nhân viên marketing thường mô tả nhân viên bán háng là những người tham lam và tự cao tự đại. Trong khi đối với nhân viên bán hàng, các nhân viên marketing là những người được bao bọc, che đậy kỹ và lầm lì, ít nói”.

Thật ra, sự xung đột giữa hai bộ phận dường như là một nét văn hóa mà hầu hết đều tồn tại trong bất kỳ công ty nào và nguyên nhân chính là do hiểu lầm nhiều hơn là ganh ghét nhau thật sự. Nhân viên bán hàng nói chung thường có xu hướng độc lập, chủ động, mạo hiểm và tự tin. Nhân viên marketing thường là những người ăn mặc lịch sự, ra vẻ có học thức, vì vậy mà họ nghĩ mình thông thạo nhiều lĩnh vực và có cái nhìn bao quát về một vấn đề nào đó. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhân viên bán hàng thường ví nhân viên marketing như “những cái tháp ngà”, ngược lại nhân viên marketing xem nhân viên bán hàng như những người cứng đầu, vô tổ chức.

Giải quyết xung đột

Để giải quyết được xung đột mang tính chất “truyền kiếp” này, những người quản lý của hai bộ phận trên nên:

1.Thay đổi lối suy nghĩ.
Bộ phận marketing phải xem đội ngũ bán hàng như một trợ thủ đắc lực hay một khách hàng nội bộ, ngay cả khi tiếp xúc qua điện thoại hoặc internet. Nhân viên bán hàng là người tiếp cận trực tiếp với thị trường, tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, nên họ thật sự là một nguồn cung cấp thông tin vô cùng quý giá để các hoạt động marketing mang lại nhiều hiệu quả hơn.

2. Xác định mục tiêu cho nhân viên bán hàng.
Khi thực hiện được điều này, chắc chắn các nhân viên marketing sẽ nghe từ các nhân viên bán hàng nói “Chờ đã, chúng tôi đã làm điều đó rồi”. Nhân viên bán hàng được chia khu vực quản lý (cửa hàng giá rẻ, chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ…) cũng giống như việc phân khúc thị trường một cách máy móc, thuần về lý thuyết nhưng lại không phù hợp cho việc phát triển kinh doanh chung của công ty.

Định hướng cho các nhân viên bán hàng có nghĩa là giúp họ phân khúc thị trường một cách hợp lý dựa trên những cơ hội phát triển tiềm năng cho công ty và từ những thông tin mà bộ phận bán hàng cung cấp, bộ phận marketing sẽ giúp bộ phận bán hàng dễ dàng phân loại khách hàng tiềm năng cũng như mục đích và hướng phát triển của công ty nhằm bắt cặp với xu hướng thị trường hiện tại.

3. Xác định mục tiêu chính cho bộ phận bán hàng dựa trên cơ sở dữ liệu hiện có.
Xa hơn nữa, bộ phận marketing phải tổ chức các buổi họp mặt hoặc giao lưu trực tiếp với bộ phận bán hàng nhằm để chỉ ra rõ những đặc điểm của từng cá nhân hoặc của nhóm khách hàng trong phân khúc như nơi ở, sở thích, mức thu nhập…Ví dụ đối với một công ty dược liệu thì việc đầu tiên của bộ phận marketing là phân khúc thị trường và xác định nhóm bác sĩ nào có thể tiếp cận được. Kế tiếp là tiến hành phân tích chọn mẫu để xác định nhóm bác sĩ nào thuộc phân khúc nào. Cuối cùng là in ra tên, địa chỉ, giá trị tiềm năng của nhóm bác sĩ đã được chọn, đưa cho phòng bán hàng để tiếp cận họ theo từng khu vực.

4.Cung cấp cho bộ phận bán hàng nhiều giải pháp để thực hiện những mục tiêu khác nhau.
Bộ phận marketing phải cung cấp cho bộ phận bán hàng những mẫu thông tin đặc biệt về khách hàng nhằm để giữ chân khách hàng trung thành và thu hút những khách hàng tiềm năng. Một điều hết sức thực tế là hầu như nhân viên bán hàng nào cũng tin rằng sẽ bán được nhiều hàng hơn nếu công ty giảm giá bán hoặc ít ra là cho họ quyền đàm phán giá với khách hàng.

Đối với mỗi mặt hàng đều có một khung giá, tuy nhiên, khách hàng có thể không biết hoặc cố tình không quan tâm đến thời gian vận chuyển hàng, phí dịch vụ khách hàng hay giá trị thương hiệu công ty, mà chỉ muốn có hàng với giá tốt nhất. Tùy thuộc vào từng ngành nghề, những khách hàng nhạy cảm với giá cả hàng hóa chỉ chiếm từ 20% đến 40% khách hàng trên thị trường, có nghĩa là có từ 60% đến 80% khách hàng không biết giá chính xác và có xu hướng trả cao hơn chứ không phải thấp hơn cho một sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng những nhu cầu chính yếu của họ. Do đó, với mỗi phân khúc thị trường, bộ phận marketing cần xác định vấn đề, nhu cầu, trở ngại…và đề ra những biện pháp giúp bộ phận bán hàng giải quyết những vấn đề đó, có vậy mới tăng được doanh số.

Sunday, December 26, 2010

Nghệ thuật khích lệ nhân viên


Sochiro Honda đã từng nói: “Nhân viên luôn là tài sản quý giá nhất của công ty”. Qua nhận định trên, vị chủ tịch tập đoàn Honda ngụ ý rằng, nếu có một đội ngũ nhân viên tốt và hết mình vì công việc, công ty sẽ như “hổ mọc thêm cánh”. Nhưng làm thế nào để nhân viên coi công ty như gia đình của mình và coi các kế hoạch kinh doanh của công ty như công việc của chính mình? Câu trả lời là với cương vị lãnh đạo, bạn cần biết cách động viên và khích lệ nhân viên sao cho hiệu quả nhất.

Yvon Nowlan, nhân viên của hãng Moncton, Canada, cho biết: “Có thể bạn đã từng bắt gặp tại nhiều văn phòng làm việc những ông chủ luôn coi bản thân mình là một chuyên gia thực thụ! Họ muốn mình là người luôn có các quyết định đúng đắn nhất và ít khi chịu thừa nhận thiếu sót của bản thân. Trong văn phòng, họ đôi khi quát nạt cấp dưới vì những việc hoàn toàn không phải do lỗi của người đó. Điều này gây ức chế rất lớn đối với nhân viên”. Còn Jackal Sutrak, kế toán viên tại Petronas, Malaysia, còn tỏ ra bức xúc hơn: “Tôi đã có một ông chủ kinh khủng trong vòng 4 năm. Mỗi lần ông ta bực bội điều gì, tôi như trở thành chiếc “bao cát” để cho “võ sỹ” là ông ấy đấm cho hả giận, mặc dù tôi luôn thể hiện là một nhân viên tốt với kết quả làm việc hoàn hảo đến mức bất kỳ một nhà quản lý nào khác cũng phải hài lòng. Không ai dám lên tiếng chống lại ông chủ ấy chỉ vì sợ bị trù dập. Tôi đã bỏ lỡ mất hai cơ hội thăng tiến. Quả thật, sẽ vô cùng căng thẳng và mệt mỏi nếu bạn phải làm việc với những ông chủ không hiểu và thông cảm với nhân viên của mình”.

Những nhận xét và đánh giá như vậy sẽ rất bất lợi cho công ty, bởi tại nơi làm việc, chỉ có sự cân bằng giữa công việc và con người mới tạo ra được một hiệu suất làm việc tốt nhất. Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải biết cách khích lệ và động viên nhân viên hợp lý tại những thời điểm khác nhau. “Nếu đã không biết khích lệ nhân viên thì làm sao họ có thể trở thành nhà quản lý được? Một nhà quản lý tốt phải là người luôn có thái độ đúng mực và biết cách động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan nghênh trung thực và lịch sự, chứ không chỉ trích hay phàn nàn. Một nhà quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến người khác bằng việc tạo cho nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng. Để tạo lòng tin và sự tín nhiệm, nhà quản lý luôn biết bày tỏ mối cảm thông và đồng cảm đúng lúc”- Harold Dresner, chuyên gia nhân sự nổi tiếng người Pháp, cho biết.

Thực tế đã cho thấy công ty nào có lãnh đạo biết quan tâm tới nhân viên, khích lệ nhân viên, ở đó sẽ gây dựng được đội ngũ nhân viên làm việc hăng hái, nhiệt tình, đồng thời đem lại được thành công cho công ty của mình. Các doanh nhân thành đạt trên thế giới luôn là những người có tài khích lệ nhân viên như vậy. Bạn có thể rút ra những bài học quý giá từ nghệ thuật động viên của những người đứng đầu các công ty lớn trên thế giới.

Bí quyết khích lệ nhân viên của ông vua thép

Sự khôn khéo của Andrew Carnegie, ông vua thép thế giới, đã bộc lộ từ khi còn nhỏ. Thời thơ ấu ở vùng Ecose giá lạnh của nước Anh, có lần cậu bé Andrew Carnegie đã bắt được một con thỏ có mang. Khi con thỏ cái này sinh ra một bầy thỏ con, cậu nghĩ ra một cách: Cậu đã rủ các bạn nhỏ ở cùng xóm đến xem bầy thỏ. Thấy bọn trẻ này say mê đám thỏ con, Andrew liền hứa rằng nếu ai tìm được thức ăn hàng ngày để nuôi thỏ thì sẽ được lấy tên mình để đặt cho chú thỏ con mà mình yêu thích. Cách khích lệ đơn giản như vậy đã dẫn đến kết quả tốt đẹp: ngày ngày, bọn trẻ đều kiếm thức ăn mang đến để nuôi các chú thỏ con cho đến khi khôn lớn.

Sau này, những kinh nghiệm đầu đời đã được Andrew Carnegie phát huy trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Ông biết cách làm cho nhân viên vui vẻ hưởng ứng ý kiến của mình. Mới ngoài 26 tuổi, Andrew Carnegie đã bước chân vào ngành sản xuất thép làm thanh ray cho đường tàu lửa. Ông lấy tên của chủ tịch công ty tàu hoả Pennysy Lavania Railroad là J. Edgar Thomson đặt tên cho một nhà máy lớn của mình tại Pittsburg, làm cho vị chủ tịch hãng xe lửa này rất thú vị và tâm đắc, chấp nhận mua ngay những thanh ray được sản xuất từ chính nhà máy thép mang tên mình. Điều đó chứng tỏ rằng Andrew Carnegie không chỉ biết “điều khiển” những người cùng trang lứa, mà còn có khả năng thuyết phục những người có địa vị cao hơn mình một cách khéo léo và thành công. Khi công ty thu được lợi nhuận, Andrew Carnegie không chỉ giữ riêng cho cá nhân mình, mà dùng khoản tiền đó để nâng cao đời sống cho nhân viên và toàn bộ công nhân trong nhà máy sản xuất thép, khiến mọi người cảm thấy gắn bó với công ty, từ đó đồng tâm hiệp lực để cùng tiến tới sự thịnh vượng chung.

Một lần, trong cuộc họp giao ban thường kỳ tại công ty, một số thành viên Hội đồng quản trị phê bình một số nhân viên vẫn thường chat với bạn bè trong giờ làm việc và đề nghị Andrew Carnegie ra quyết định cấm, nếu còn tái phạm, những nhân viên này sẽ bị trừ lương. Sau ít phút suy nghĩ, Andrew Carnegie cho biết sẽ xử lý việc này trong thời gian sớm nhất. Ngay sáng hôm sau, tất cả mọi nhân viên đã thấy một quyết định với nội dung: “Mục đích của tôi là tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và thân thiện để mọi nhân viên cảm thấy như ở nhà mình, các bạn có thể chat với bạn bè nhưng thật hạn chế. Tôi xin nhắc lại là thật hạn chế nhé, vì công việc chung của công ty”. Thoạt đầu cứ ngỡ như Andrew Carnegie quá dễ dãi, nhưng chỉ một thời gian, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Hầu như không còn nhân viên nào chat trong giờ làm việc nữa, mà họ chỉ làm việc này lúc nghỉ trưa khi đã hay hết giờ làm việc. Thì ra, chính quyết định trên đã khiến nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, và nhận ra mình cần hành động vì công ty hơn là vì những sở thích cá nhân.

Chính nhờ nghệ thuật động viên khích lệ một cách hiệu quả mà các ông chủ như Andrew Carnegie luôn tránh được sự đố kỵ, đồng thời tạo được hình ảnh thân thiện trong mắt mọi người. Với những phương pháp quản lý và khích lệ nhân viên hiệu quả, Andrew Carnegie đã nhanh chóng tạo dựng được lòng nhiệt tình của nhân viên, quy tụ được một ban tham mưu hăng hái, tích cực với hơn 50 người luôn sát cánh trong việc quản lý, điều hành để bộ máy kinh doanh vận hành trôi chảy.

John Makerte và chương trình “Câu lạc bộ các siêu sao”

“Hãy tạo ra những siêu sao trong công ty của bạn”- đó là lời khuyên của John Makerte, chủ tịch tập đoàn nước giải khát Allied Breweries, một ông chủ rất thành công với nghệ thuật khích lệ nhân viên dưới quyền.

Tại Allied Breweries, John phối hợp với viện Gallup, Mỹ, thực hiện một chương trình có tên là "Câu lạc bộ các siêu sao" để thử tài các nhân viên phục vụ quầy rượu (bartender) tại các cửa hàng bán lẻ của tập đoàn. “Một trong những dấu hiệu thể hiện tài năng của một siêu sao là phải nhớ tên các khách hàng thường xuyên và cả đồ uống của họ”- John cho biết. Bất cứ nhân viên quầy rượu nào đạt được tiêu chuẩn nhớ tên 100 khách hàng và đồ uống của họ sẽ được thưởng một chiếc huy hiệu kèm theo một số tiền thưởng. Cấp độ cao nhất mà chương trình này đặt ra cho các nhân viên là gia nhập "Câu lạc bộ các siêu sao". Ban đầu, ít ai tin là có thể thực hiện được, vậy mà một số người đã được công nhận là thành viên của "Câu lạc bộ các siêu sao".

Năm 1995, Janice Kane, một nhân viên trong một quán rượu ở miền Bắc nước Anh đã phá kỷ lục, trở thành thành viên đầu tiên của Câu lạc bộ 3000: nhớ tên của 3000 khách hàng thường xuyên và món đồ uống mà họ hay dùng nhất. Ở khía cạnh này, Janice là nhân viên quầy rượu giỏi nhất thế giới. Sau đó, nhiều nhân viên khác cũng nỗ lực gia nhập câu lạc bộ, bởi vì đối với họ thì chỉ riêng việc có tên trong câu lạc bộ đã là một phần thưởng cao quý. Vô hình chung, “Câu lạc bộ các siêu sao” của John đã khích lệ tinh thần làm việc của các nhân viên. John cho biết: “Tinh thần làm việc của nhân viên quyết định sự thành công của mỗi công ty. Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc hết mình, thì mỗi công ty ngoài đòi hỏi phải có chính sách đãi ngộ hợp lý, còn cần có những biện pháp động viên khả năng của các nhân viên. Và tôi lập ra “Câu lạc bộ các siêu sao” là để hiện thực hóa mục đích đó. Có lẽ lúc đầu nhiều người chưa tin tưởng lắm vào hiệu quả của câu lạc bộ, nhưng rồi thời gian và kết quả làm việc của các nhân viên đã chứng minh cách làm của tôi là hoàn toàn đúng”.

Nghệ thuật động viên bằng lương

Tại mỗi công ty, dù ở vị trí công việc nào đi nữa, nếu lãnh đạo “đo” được trình độ nhân viên để động viên và thưởng công xứng đáng, thì ai nấy đều sẽ cố gắng để trở thành người giỏi nhất. Và cách trả lương hợp lý luôn giúp cho các công ty khích lệ và bù đắp thỏa đáng năng lực mà nhân viên bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ.

Lý thuyết là vậy, nhưng thực hiện điều này lại không dễ chút nào. Trên thực tế, một phi công có giá trị cao hơn một tiếp viên, một quản lý khách sạn có giá trị cao hơn một người phục vụ, nhưng một nhân viên phục vụ xuất sắc vẫn có giá trị hơn một người quản lý tầm thường. Vì vậy, phải thiết lập một hệ thống tính lương hợp lý để đánh giá đúng và đủ hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên trong công ty. Mức lương cao nhất của một vị trí công việc thấp hơn phải cao hơn mức lương thấp nhất của vị trí cao hơn.

Lấy ví dụ tại công ty Merrill Lynch, Mỹ. Ở đây, mức lương cao nhất cho một tư vấn tài chính là 500.000 USD/năm, ngược lại, mức lương thấp nhất cho một giám đốc chi nhánh là 150.000 USD/năm. Điều này được hiểu như sau: nếu bạn là một chuyên gia tư vấn giỏi và muốn chuyển sang vai trò quản lý, bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị giảm 70% lương, nhưng nếu bạn giỏi về quản lý, mức lương cao nhất cho vị trí này rất có thể lên đến hàng triệu USD. Hãng Walt Disney cũng có hệ thống lương tương tự: một người phục vụ xuất sắc trong nhà hàng của Walt Disney có lương tối đa là 60.000 USD/năm, nhưng nếu chọn lĩnh vực quản lý, lương khởi điểm là 25.000 USD/năm. Hay Stryker, tập đoàn sản xuất thiết bị y tế có doanh thu trung bình 2 tỷ USD/năm, đặt ra mức lương cho nhân viên bán hàng từ 40.000 đến 250.000 USD/năm, nhưng mức cao nhất cho chức vụ quản lý chỉ là 150.000 USD/năm. Tại sao Stryker lại áp dụng cách tính này? Họ đánh giá cao những nhân viên bán hàng giỏi và muốn đội ngũ này ngày càng đông thêm để lôi kéo khách hàng. Họ cũng muốn nhân viên phải suy nghĩ chín chắn khi bước vào vị trí quản lý. Với phương pháp này, doanh số và lợi nhuận của Stryker liên tục tăng trong 20 năm qua.

Ở Mỹ, các công ty quản lý theo phương pháp truyền thống cũng bắt đầu thử nghiệm hệ thống trả lương nêu trên. Đặc điểm nổi bật trong cách tính lương này là đề cao sự xuất sắc cá nhân. Cũng giống như trong thể thao chuyên nghiệp, dù ở vị trí nào đi nữa, một nhân viên thực sự có năng lực vẫn luôn được công ty động viên bằng cách trả lương nhiều hơn so với các đồng nghiệp “tầm tầm bậc trung”.

Từ trước đến nay, ông chủ nào cũng tự ra đặt câu hỏi: “Liệu mình đã có một đội ngũ nhân viên thật sự hoàn hảo hay chưa?”. Và có thể đa số câu trả lời vẫn là chưa. Vậy đâu là nguyên nhân? Rất có thể vì các nhân viên chưa thật sự hết mình với công việc, chưa coi công ty như chính gia đình của mình. Nếu bạn là một trong số những ông chủ như vậy, bạn hãy thử cố gắng động viên và khích lệ nhân viên hơn nữa xem sao.

Saturday, December 11, 2010

Bớt áp lực – tăng hiệu quả


Bạn bị ngập chìm trong nhiệm vụ, trách nhiệm, e-mail, tin nhắn... Công việc chất chồng như núi?

Bạn không có thời gian để thở. Ngày qua ngày, việc này hết việc kia cứ xuất hiện dồn dập. Bạn sắp lịch làm việc có khoa học. Danh sách khách hàng được xếp theo thứ tự ưu tiên. Vạch rõ thời gian xử lý từng vấn đề. Có máy nhắc chừng những sự kiện quan trọng… Nhưng, sao rốt cục, bạn luôn phải chạy đua với thời gian, lao đầu hùng hục vào những tình huống khẩn cấp mới phát sinh và tranh đấu dữ dội để bảo đảm mọi thứ ổn thỏa, mọi người hài lòng.

Mọi việc cứ bủa vây với tốc độ chóng mặt. Bị khủng hoảng như chiếc máy vi tính hỏng hóc, bạn thường xuyên cáu giận, để rồi làm mất thời gian và day dứt khôn nguôi. Và cuối cùng là phản ứng chậm chạm khi công việc tăng nhiều. Khi suy sụp, bạn mất kiểm soát. Càng vùng vẫy thì hố cát chôn lấp bạn càng sâu.

Sau đây là 20 bí quyết giúp bạn giải quyết thêm nhiều việc hôm qua, bớt căng thẳng hôm nay, và tăng hiệu suất ngày mai.

1. Chuẩn bị cho ngày mai

Nhằm tránh việc bắt đầu ngày mới một cách lúng túng, lụp chụp, cái nọ xọ cái kia, thì kết thúc ngày làm việc hôm nay, bạn hãy dành chút ít thời gian dọn dẹp bàn làm việc, cất tài liệu đã qua xử lý, bỏ giấy tờ không còn dùng đến, trả lời e-mail. Liệt kê danh sách những gì cần làm cho ngày mai và chi tiết các bước thực hiện.

2. Lần lượt thực hiện từng việc

Đừng ôm nhiều việc cùng lúc. Bị ngập tràn trong quá nhiều nhiệm vụ sẽ khiến bạn lơ là cơ hội và triển vọng đang ẩn khuất. Chậm lại. Tiến hành một công việc với tất cả tập trung. Hết việc này mới đến việc khác.

3. Tránh họp hành

Họp toàn thể đông đúc chẳng khác gì trận chiến. Nhiều lúc, trong cuộc họp, mọi người chỉ nói chuyện riêng, bới móc lỗi lầm trong quá khứ mà không đem lại hiệu quả thực tế cho kế hoạch sắp đến. Để tránh tình trạng đó, hãy gặp gỡ nhân viên từng người để trao đổi sơ về ý tưởng và trọng điểm của dự án.

4. Ở nhà

Cảm thấy ngột ngạt với quá nhiều áp lực? Bắt buộc phải đến sở làm? Không. Tụ tập chỉ làm tăng thời gian chitchat. Vậy nên, thỉnh thoảng, hãy làm việc tại nhà. Càng ở giai đoạn cuối sắp hoàn thành dự án thì càng cần làm việc tại không gian yên tĩnh, thoải mái.

5. Duy trì tốc độ

Con người có khuynh hướng hì hục làm việc đầu tuần rồi mệt mỏi buông xuôi cuối tuần. Nếu tất cả đều như vậy thì việc sẽ bê trễ vào cuối tuần cho đến đầu tuần sau. Điều đó đồng nghĩa với việc dồn việc vào một số ngày trong tuần, gây mệt mỏi. Để tránh trường hợp đó, hãy cố gắng làm trễ vào tối thứ sáu cuối tuần. Tự nhủ: thêm một việc này nữa thôi thì bớt nhiêu khê vào đầu tuần sau.

6. Ở một mình

Ngồi trên bàn làm việc sau chồng tài liệu dày, bạn hãi hùng khi nghĩ đến cảnh ai đó sẽ gọi đến, cắt ngang dòng công việc. Lo lắng đó vô cùng chính xác. Mỗi lần bị xao lãng, bạn phải mất rất lâu sau mới tập trung lại. Vậy nên, hãy khóa cửa phòng và ngắt dây điện thoại. Một mình một việc thì mới không quên chi tiết và tránh phạm sai lầm.

7. Chia nhỏ việc

Khi có một sứ mệnh quá lớn ập đến, chúng ta dễ bị hoảng sợ. Cảm thấy mình thiếu kinh nghiệm, nên sợ thất bại. Đừng quá căng thẳng, hãy chia việc thành nhiều phần nhỏ rồi từ từ giải quyết theo thứ tự.

8. Tạo thêm thời gian

Một ngày 24 giờ trôi qua nhanh đến chóng mặt. Để tránh trường hợp thiếu thời gian mà thừa công việc, thì hãy đến công ty sớm và bắt đầu việc ngay. Đầu ngày là lúc năng xuất làm việc lên cao nhất, nên dành để xử lý phần việc khó khăn nhất. Tranh thủ bất cứ khi nào có thể, như sáng Chủ Nhật hoặc sau khi con cái đã yên giấc, để xử lý chút ít công việc.

9. Tuân theo kế hoạch đã định

Cách tốt nhất để làm mất thời gian là giao tiếp dư thừa. Khi nhận cuộc gọi hay trả lời e-mail, hãy nói trực tiếp vào vấn đề chính. Nhanh chóng xử lý để tránh dây dưa, ảnh hưởng đến kế hoạch công việc đã định.

10. Lập danh sách ưu tiên

Bạn không thể ở mọi nơi và làm mọi việc cùng lúc. Hãy tự hỏi những câu sau để xác định nhiệm vụ ưu tiên: Ai sẽ bị ảnh hưởng, bao nhiêu người sẽ bị ảnh hưởng? Điều gì quan trọng nhất cho cả kế hoạch dài hạn và ngắn hạn? Việc gì có thể biến thành khẩn cấp? Tại sao? Ai sẽ phàn nàn lớn nhất nếu việc không được tiến hành? Nói tóm lại, cần phân định rõ giữa “khẩn cấp” và “quan trọng”.

11. Xác định việc cần làm

Nhìn lại xem mình đang dùng thời gian làm gì và cách thực hiện nó. Bạn đang tập trung vào công việc hay chỉ làm điều mình thích? Bạn đang nỗ lực để hoàn hảo? Bạn có nhìn lại tiến trình công việc vào cuối mỗi ngày? Nói tóm lại, tất cả những gì bạn làm phải đem lại hiệu quả thực tế là tạo lợi nhuận và làm hài lòng khách hàng. Nếu không, thì hãy bỏ chúng đi.

12. Duy trì thái độ tích cực

“Thật bực bội! Sao mình phải gánh nhiều việc như vậy?” Những suy nghĩ ganh đua đó chỉ khiến bạn tốn thời gian và thất thoát nhiệt huyết. Để năng xuất làm việc cao, hãy dẹp bỏ mọi toan tính, lo lắng, ganh ghét hàng ngày. Chỉ nghĩ đến công việc trước mắt và lợi ích lâu dài về sau cho chính mình.

13. Biết khi nào mình “bùng nổ”

Nếu việc vẫn cứ dồn dập gây stress triền miên, bạn hãy biết giới hạn khi nào thì những chất chứa trong lòng sắp bùng nổ. Nếu nổi điên với sai đối tượng vào lúc không thích hợp thì sự nghiệp có thể bị hủy hoại. Để tránh trường hợp đó, hãy xin nghỉ phép để thư giãn trước khi tình uống tồi tệ nhất xảy ra. Sau khi giải tỏa, bạn sẽ lấy lại thăng bằng để tiếp tục công việc tràn đầy hưng phấn.

14. Tạo đà kích thích bản thân

Có nhiều cách để hứng khởi tăng. Ví dụ như hoàn thành một việc mình thích trước để vui thú làm những việc còn lại. Hoặc chọn giải quyết những phần việc chông gai trước nhất để hài lòng bản thân, làm động lực tiếp tục việc khác.

15. Giao phó

Dĩ nhiên chúng ta luôn muốn thử thách mình với những cơ hội mới. Có như thế mới tự hào ngồi ở vị trí lãnh đạo này. Nhưng, hãy biết giới hạn và trách nhiệm của mình. Có phần việc nào có thể giao cấp dưới xử lý? Có thể nhờ ai đó giúp hoàn thành công việc khi bạn cần nghỉ một ngày để kiểm tra sức khỏe?... Quan trọng nhất là biết cách nói “không”. Kiên quyết từ chối thất bại, nhưng biết lùi một bước khi cần là điều rất nên làm.

16. Ghi nhớ những điều thiết yếu

Công việc bề bộn đang chờ bạn giải quyết? Nhưng, phải luôn ngi nhớ: ăn ngày 3 bữa đàng hoàng, đúng giờ, tập thể dục đều đặn, hít thở không khí trong lành, ngủ sớm. Bạn nghe nhàm tai những nhắc nhở đó? Bởi vì chúng không bao giờ thừa. Những hoạt động cơ bản giúp bạn tăng tập trung và tràn đầy hứng khởi; tăng sức chịu đựng và giúp bạn vượt qua những khổ đày tâm lý. Chúng là giá đỡ cân bằng đời sống và việc làm.

17. Công việc ở lại công ty

Nghe đơn giản nhưng chẳng dễ làm đâu. Cốt lõi là bạn cần nhớ: mình lao động là nuối sống gia đình, đóng góp cho cộng đồng, và phục vụ những đam mê cá nhân. Vậy nên, đừng mãi nhập nhằng đầu óc với tình hình nhân sự công ty và cắt giảm chi tiêu doanh nghiệp, mà hãy dành thời gian để tái tạo năng lượng, sống cho mọi người và cho chính mình.

18. Tập trung hôm nay

Đừng để những sai lầm và thất bại của hôm qua ám ảnh hôm nay. Thay vì sầu cho quá khứ và ngại nghĩ đến tương lai, thì hãy làm hết mình ngày hôm nay. Khi bạn đến văn phòng, hãy làm việc. Hãy chấp nhận thực tế rằng mọi thứ (bao gồm cả lịch làm việc, kết quả làm việc) không diễn tiến như bạn đã định. Chắc chắn sẽ có những thay đổi, nên, hãy linh hoạt điều chỉnh.

19. Tìm đam mê

Bạn cần thay đổi. Bạn vật lộn với chính bản thân mới nhấc mình khỏi giường mỗi buổi sáng. Bạn thấy yêu cầu của khách hàng là mối đe dọa chứ không phải cơ hội. Công việc thật vô nghĩa nếu không có những mục tiêu lớn lao. Vậy nên, hãy vượt qua rào cản hạn chế hàng ngày để tìm ra đam mê đắp thành lối đi rực rỡ.

20. Một người vì mọi người

“Bạn sẽ có được mọi điều mình muốn nếu bạn giúp đỡ người khác có điều họ muốn”. Hãy nhìn quanh xem mình có thể giúp gì cho ai đó xung quanh? Như vậy mới có người giúp đỡ khi bạn khốn khó.

Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý


Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là gì? Đây là câu hỏi có tần suất nhắc lại cao nhất và cũng có từng ấy cách trả lời khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa người lãnh đạo và nhà quản lý nằm ở cách thức họ khuyến khích người lao động, sự khác biệt này cũng điều chỉnh những hành động khác của họ.

Trên thực tế có rất nhiều người có thể được coi vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý. Công việc của họ là quản lý, nhưng họ hiểu ra rằng họ có thể dùng tiền mua nhiều thứ trừ "trái tim" của những người lao động, càng khó hơn để tập hợp những trái tim này vượt qua một chặng đường dài và nhiều gian khổ, khi đó họ lựa chọn cách làm của một nhà lãnh đạo

Ta thử đi tìm hiểu xem một nhà quản lý "trông" như thế nào.

Họ có cấp dưới - điều này là định nghĩa, không phải bàn cãi. Tất nhiên trừ phi cái mác quản lý mang ý nghĩa danh dự để chứng tỏ năng lực hơn là quyền lực, các trường hợp khác, nhà quản lý đi kèm với quyền lực chính thống trong tổ chức. Quyền lực này biểu hiện ra theo nhiều cách khác nhau và dĩ nhiên ta - với tư cách một kẻ làm thuê - cũng sẽ phải thể hiện sự nể sợ nó (sợ thật hay không vẫn còn phải bàn tiếp) qua nhiều cách, cách dễ thấy và dễ đo nhất là bằng phương pháp thống kê số người vào chúc tết một nhà quản lý nhân dịp tết sắp tới (thú thật là tôi đang định áp dụng).

Độc đoán và phong cách chuyển giao

Quyền lực của nhà quản lý được "ngưng tụ" ở ví trí của anh ta qua thời gian và được "bảo hành" bằng chính công ty đang trao cho anh quyền đó. Hệ quả tất yếu là những kẻ làm thuê như chúng ta có nghĩa vụ làm cho và làm theo điều anh ta bảo. Tôi dùng từ "phong cách chuyển giao" do một bài viết trước đã dùng từ này thay cho từ tiếng Anh nguyên bản là transactional style, một từ dùng cho phong cách lãnh đạo nhưng là phong cách gần với một nhà quản lý hơn một nhà lãnh đạo. Ý nghĩa của từ transactional style có nghĩa là nhà quản lý sẽ nói cho nhân viên của mình biết cần làm gì, và cấp dưới của anh ta làm đúng như thế, tất nhiên không phải vì cấp dưới đó toàn người máy Asimo đáng yêu, mà đơn giản bởi chỉ có làm thế chàng nhân viên này mới có hy vọng nhận được khoản lương như người ta hứa với anh trong hợp đồng mà anh đã kí.

Tôi nhớ lại Peter Druker với câu nói kinh điển của ông: “Management is doing things right; Leadership is doing the right things.” Rõ thế đấy, nhà quản lý được trả tiền (có thể là anh ta tự trả cho anh ta nếu anh ta là ông chủ) để làm cho công việc hoàn thành trong những giới hạn có thể rất hẹp về thời gian và tiền. Và như thế, nhân viên của nhà quản lý này cũng cần phải thấm nhuần tư tưởng làm cho tốt việc được giao, tốt nhất có thể, không cần thiết phải nghĩ ngược lại xem việc đó có đáng làm không, có đúng hay không.

Trên góc độ tài liệu nghiên cứu, tôi đọc và thấy người ta nói rằng kết quả nghiên cứu của họ cho thấy những nhà quản lý thường có xu thế tìm kiếm sự ổn định, thích sống một cuộc sống "thường thường" và vừa đủ. Điều này dẫn đến hệ quả họ khá ngại rủi ro và cố gắng tránh né các xung đột nếu có thể. Trên góc độ con người, nhìn chung họ đang lái một con thuyền hạnh phúc.

Thế còn một nhà lãnh đạo?

Người lãnh đạo có những người đi theo họ.

Người lãnh đạo không có cấp dưới - ít nhất là không có khi họ thực hiện công việc lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo ở cấp độ tổ chức cũng không hề có cấp dưới mà chỉ có những người đồng nghiệp khác cùng đang có vai trò quản lý. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ họ muốn từ bỏ quyền lực chính thống mà tổ chức gán cho họ, bởi cái họ thực sự muốn làm là lãnh đạo, tức là chỉ có những người đi theo họ - một hành động hoàn toàn tự nguyện.

Vai trò thủ lĩnh tinh thần - chuyển đổi con người

Bảo một người khác làm một việc gì đó sẽ không thể làm cho họ phát sinh ra ý nghĩ sẽ đi theo ta. Nhà lãnh đạo phải kêu gọi, lôi cuốn được những con người dưới quyền kia, chỉ cho họ thấy nếu đi theo mình, họ sẽ tìm thấy được những điều mong mỏi trong trái tim của họ. Khi nào thì thành công? - khi mà sự mong muốn đi theo trong những người đang chịu tác động của người lãnh đạo đạt đến mức họ dừng lại những việc họ đang làm và dám thử tham gia vào một tình huống mà ở đó họ có thể quên đi việc đánh giá rủi ro xung quanh.

Tập trung vào con người

Ta thường thấy nhiều nhà lãnh đạo có phẩm chất một vị lãnh tụ tinh thần, từ Ganhdi, Fidel, cho đến Hitle và cả Bin Laden, nhưng điều này không đồng nghĩa với một cá tính nổi trội, ầm ĩ. Họ thường tỏ ra tốt với người khác, với một phong cách riêng im lặng tạo độ tin tưởng cho mọi người - một phương pháp tương đối hiệu quả trong việc tạo dựng lòng trung thành mà nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại đã áp dụng.

Mặc dù những nhà lãnh đạo luôn tỏ ra tốt với mọi người, điều này không có nghĩa là họ cũng tỏ ra thân thiện với tất cả. Để có thể duy trì một ấn tượng "bí ẩn" nhất định của một vị lãnh đạo, họ thường duy trì một khoảng cách, và mức độ tách biệt nhất định.

Nhà lãnh đạo thường có cách tư duy tập trung và kết quả đạt được, họ thực sự nhận thức tầm quan trọng của việc khuyến khích người khác làm việc theo cách họ nhìn nhận tương lai.

Tìm kiếm rủi ro

Trong nghiên cứu mà tôi có nhắc đến ở trên với kết luận về đặc tính ngại rủi ro của nhà quản lý, cũng có một phần nghiên cứu về những nhà lãnh đạo - họ là những người tìm kiếm rủi ro, nhưng không phải là những kẻ tìm kiếm cảm giác mạnh mù quáng. Họ theo đuổi mục tiêu, tầm nhìn của mình, họ chấp nhận những vấn đề đang và sẽ phải đối mặt, coi đó như một lẽ tự nhiên và việc của họ là vượt qua để đến đích. Nói cách khác, họ cảm thấy thoải mái khi phải đối mặt với rủi ro và nhìn nhận những con đường người khác né tránh là một cơ hội tiềm năng cho một lợi thế cạnh tranh và sẵn sàng phá vỡ những rào cản, những nguyên tắc cố hữu để đạt đến thành công.

Một số không nhỏ (đủ lớn để kinh ngạc thì đúng hơn) những nhà lãnh đạo thường phải đối mặt với một dạng hạn chế nào đó với cuộc sống bình thường và họ phải tự vượt qua nó. Một số người có tuổi thơ không suôn sẻ (kém hạnh phúc hơn đa số trẻ em khác), một số lại gặp phải những hạn chế trong việc đọc, hạn chế về thể hình.

Ta có một bảng tóm tắt một số đặc trưng so sánh giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý. Những tiêu chí chỉ ở mức độ tương trưng và mô tả hai thái cực của một vấn đề.

Tiêu chí

Lãnh đạo

Quản lý

Bản chất

Thay đổi

Ổn định

Tập trung

Lãnh đạo con người

Quản lý công việc

Người đi theo

Cấp dưới/Nhân viên

Tìm kiếm

Tầm nhìn

Mục tiêu

Mức độ cụ thể

Định hướng

Lên kế hoạch cụ thể

Quyền lực

Uy tín cá nhân

Quyền lực chuẩn tắc

Tác động đến

Trái tim

Trí óc

Năng lượng

Đam mê

Điều khiển

Mức độ năng động

Chủ động đi trước

Bị động, phòng vệ

Thuyết phục

“Bán” ý tưởng

“Bảo” người khác làm theo

Phong cách

Chuyển đổi tâm lý con người

Áp đặt tâm lý con người

Trao đổi

Niềm hăng say làm việc

Tiền – Công việc

Rủi ro

Chấp nhận – tìm kiếm rủi ro

Tối thiểu hóa rủi ro

Nguyên tắc

Phá bỏ nguyên tắc

Lập ra nguyên tắc

Xung đột

Sử dụng xung đột

Tránh xung đột

Định hướng

Đường mới

Đường đã có

Đổ lỗi

Nhận lỗi về mình

Đổ lỗi cho người khác