Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Monday, August 29, 2011

7 cách quảng bá thương hiệu miễn phí mà hiệu quả

Có thể bạn không có nhiều tiền để chi cho quảng cáo trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, nhưng như vậy không có nghĩa là không có cách thức hiệu quả nào để đưa thương hiệu của bạn đến với khách hàng tiềm năng.

Trước Internet, doanh nghiệp nhỏ chỉ có vài cách ít tốn kém để tiếp thị sản phẩm, thông qua những phương pháp như in tờ rơi hay tài trợ cho một sự kiện địa phương nho nhỏ. Giờ đây, có rất nhiều cơ hội cho bạn trên các trang web, và vấn đề chỉ là bạn cần phải biết tìm chúng ở đâu.

Dưới đây là 7 cách giúp bạn quảng bá thương hiệu trên mạng mà không tốn của bạn dù chỉ một xu:

1. Sử dụng 3 dịch vụ lập danh sách lớn ở địa phương

Đăng kí doanh nghiệp của bạn với Google Places sẽ cho phép doanh nghiệp dễ tìm thấy hơn trên trang tìm kiếm của Google, không những thế, doanh nghiệp còn xuất hiện tên trên Google Maps (bản đồ của Google). Tất cả những gì bạn cần làm là điền vào đơn và đăng kí, rồi chờ doanh nghiệp của bạn được xác minh qua quá trình xác nhận của họ, việc xác minh này có thể dược thực hiện bằng một cuộc điện thoại hoặc mail chậm.

Yahoo! cũng có một cơ sở dữ liệu lớn mang tên Yahoo! Local.

Dịch vụ này miễn phí, và đương nhiên chỉ tốn có vài phút đăng kí. Bing của Microsoft cũng có dịch vụ tương tự rất dễ đăng kí.

2. Truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội giờ đây là sự đầu tư thời gian cần thiết với mọi doanh nghiệp. Bạn có thể đưa quảng cáo vào trang Facebook của mình hay tạo một kênh kết nối trực tiếp với khách hàng của bạn trên mạng xã hội Twitter. Kết nối trên LinkedIn – cả ở cấp độ cá nhân và công ty – cũng là một cách hữu hiệu cho doanh nghiệp non trẻ của bạn.

3. Lập blog (trang nhật ký cá nhân trên mạng)

Blog không những giúp những người theo dõi biết đến tên của công ty bạn, mà còn là cách giúp bạn kết nối với người tiêu dùng trực tiếp hơn. Nhưng hãy nhớ rằng một trong những chìa khóa của việc viết blog thành công là cập nhật luồng thông tin của bạn thường xuyên nhất có thể. Một trang blog không hoạt động, bị bỏ không sẽ chẳng có chút giá trị nào.

4. Truyền thông đa phương tiện trên YouTube hay Flickr

YouTube cho phép bạn đăng tải các video quảng cáo sáng tạo một cách miễn phí, nhưng để thành công bạn phải đưa lên đó những nội dung mà mọi người muốn xem và có liên quan đến doanh nghiệp – một video đơn thuần quảng cáo sẽ không có tác dụng.

Hồ sơ trên Flickr cũng có thể giúp doanh nghiệp bằng cách trở thành điểm lý tưởng cho bạn đăng tải hình ảnh của doanh nghiệp, đồng thời cho phép bạn kết nối ngược trở lại với trang web của bạn.

5. Sử dụng dịch vụ SEO cho trang web của bạn

Bạn không thể bỏ qua phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong thế giới mà người người sử dụng Google như ngày nay. Hãy đọc một cuốn sách hướng dẫn hoặc đọc một hướng dẫn sử dụng dịch vụ SEO trên mạng và đảm bảo rằng trang web của bạn đã được nâng cấp tăng xếp hạng hiển thị kết quả qua công cụ tìm kiếm Google.

6. Đăng bài trên báo chí

Mỗi khi doanh nghiệp làm một việc gì đó đáng được đưa lên mặt báo, đừng ngại ngần đăng bài lên tạp chí, rất có thể mọi người sẽ chú ý đến tin tức dó. Báo chí là công cụ truyền thông quyền năng giúp bạn đến với công chúng.

Có hàng tá website sẽ cho bạn đăng tải tin tức đáng giá.

7. Tham gia và đóng góp cho một cộng đồng mạng

Tương ứng với mỗi ngách thị trường đều có những cộng đồng mạng mà bạn có thể tham gia. Nhưng chỉ ghi danh trên một diễn đàn rồi lâu lâu mới đăng bài về doanh nghiệp sẽ chẳng mang lại lợi ích cho ai, thậm chí chỉ khiến người khác thấy khó chịu.

Chủ động đóng góp và xây dựng quan hệ với cộng đồng, và đừng nhắc đến doanh nghiệp của bạn. Hãy gián tiếp quảng bá thương hiệu bằng cách đặt một link (đường dẫn) đến trang web của doanh nghiệp dưới chữ kí của bạn hoặc chỉ nhắc đến doanh nghiệp trong những ngữ cảnh thích hợp.

Thursday, August 25, 2011

THÔNG BÁO HỌP MẶT CỦA CÁC THÀNH VIÊN IDR CEO

Anh /chi/em thân mến.
Sau một thơi gian tất bật bận rộn với công việc và gia đình.
Giờ cũng đã đến lúc anh/chị/em chúng ta ngồi lại với nhau để trò chuyện và bàn luận về những thành quả đã đạt được và chưa đạt được. Đây cũng là một cơ hội tốt để anh em nắm bắt thông tin của nhau và chia sẽ cho nhau những ý kiến tuyệt vời để bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình gần như đã có....
Trên tinh thần đó và hưỡng ứng lời mời của anh Nguyễn Đức Ngọc (thành viên lớp 29) chúng ta sẽ có cuộc họp mặt các thành viên lúc: 9:00AM, CN tuần này (ngày 28/08), tại 175 Nguyễn Đức Cảnh, khu Grand View, Phú Mỹ Hưng.
Thân mời các anh/chi/em lớp khóa CEO 29 và các thành viên trong câu lạc bộ IDR CEO tới tham dự.
(Thông báo này và những tn qua tổng đài 18001091 thay cho giấy mời)
Thay mặt anh chị em trong lớp và câu lạc bộ IDR CEO

Chủ tịch:
Trân Thanh Nhường
Thư ký:
Hoàng Văn Thơ.

Monday, August 22, 2011

Correct Time to Drink Water....Very Important... This is interesting!! I knew you need your minimum water to Flush the toxins out of your body


From A Cardiac Specialist!
Drinking water at certain time maximizes it's effectiveness on the body:

2 glasses of water after waking up - helps activate internal organs (co quan noi tang)
1 glass of water 30 minutes before a meal - helps digestion ( he tieu hoa)
1 glass of water before taking a bath - helps lower blood pressure ( HA thap)
1 glass of water before going to bed - avoids stroke or heart attack ( dot qui hay dau tim)
Please pass this to the people you care about.......I DID!!!!

Tuesday, August 16, 2011

Bảy kiểu người nghe và bí quyết để lắng nghe tốt hơn

Sở hữu kỹ năng nghe đặc biệt nổi trội và khả năng thuyết phục người khác ủng hộ ý kiến của mình là điều làm nên sự khác biệt giữa những người giỏi và những người xuất sắc. Có khả năng lắng nghe tốt sẽ xây dựng được lòng tin, sự tín nhiệm và sự tôn trọng. Một phần là vì khi bạn lắng nghe trọn vẹn, bạn sẽ có được phản hồi thích hợp và đúng trọng tâm thay vì cố tìm câu trả lời ngay lúc đó. Điều bạn nói chính là bằng chứng cho thấy bạn đã lắng nghe như thế nào.

Kỹ năng lắng nghe"Những người tất bật"

Những người thuộc loại này thường trong trạng thái bận rộn và luôn chân luôn tay làm mọi việc. Kiểu người "đa năng" như vậy không thể ngồi yên và lắng nghe.

Bí quyết

Nếu bạn là một "thính giả tất bật", hãy tạm gác lại công việc đang dang dở của mình khi có ai đó nói chuyện với bạn.

Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người "tất bật" thì bạn nên hỏi "Liệu tôi có thể nói chuyện với bạn vào lúc này không?", hoặc "Tôi cần bạn chú ý lắng nghe tôi chỉ một lát thôi" để khiến họ chú ý. Hãy nói ngắn gọn, vắn tắt và kết thúc câu chuyện một cách nhanh chóng bởi sự chú ý của họ cũng có giới hạn.

"Những người lơ đãng"

Kiểu người này luôn để "tâm hồn treo ngược cành cây". Bạn có thể nhận ra điều đó qua ánh mắt trống rỗng của họ. Họ không hề nghe những gì bạn nói mà chỉ đang mơ mộng đâu đâu.

Bí quyết

Nếu bạn thuộc kiểu người "lơ đãng", hãy tỏ ra biết lắng nghe hơn. Luôn chú ý và nhìn vào mắt người đối diện, đưa người về phía trước rồi tỏ ra thích thú bằng cách đặt câu hỏi cho họ.

Nếu bạn đang nói chuyện với một "người lơ đãng", thỉnh thoảng hãy hỏi lại xem họ có hiểu ý bạn không. Cũng giống như đối với kiểu người "tất bật", bạn hãy bắt đầu bằng việc làm cho họ chú ý, cố gắng nói ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề bởi sự lưu tâm của họ có hạn.

"Những người nói leo"

Những người này sẵn sàng xen vào cuộc nói chuyện bất cứ lúc nào. Họ chỉ chực chờ thời cơ để nhảy vào nói. Thực ra họ không hề lắng nghe bạn mà chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu được nói của bản thân họ.

Bí quyết

Nếu bạn là một người hay "nói leo", hãy xin lỗi mọi người ngay khi bạn nhận ra mình đang ngắt lời họ vì điều đó sẽ làm cho bạn có ý thức hơn trong những tình huống như thế này.

Nếu bạn đang nói chuyện mà có một người "nói leo" vào thì bạn hãy dừng ngay lại và nhường họ nói, nếu không, họ cũng sẽ chẳng chú ý đến lời của bạn. Khi họ nói xong, bạn nên bảo rằng "Như vừa nãy tôi đang nói…" để họ nhắc họ nên lắng nghe thay vì ngắt lời bạn.

"Những người thờ ơ"

Những người này thường tỏ ra xa cách và ít biểu lộ cảm xúc khi lắng nghe. Họ chẳng hề quan tâm đến những lời bạn nói một chút nào.

Bí quyết

Nếu bạn là kiểu người như vậy, hãy tập trung nghe hiểu ý của người nói chứ không chỉ dừng lại ở ngôn từ của họ. Hãy lắng nghe bằng cả đôi mắt, đôi tai và trái tim của mình.

Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người "thờ ơ", hãy nhấn mạnh ý kiến của bạn và đưa ra nhiều câu hỏi để thu hút sự chú ý của họ.

"Những kẻ hiếu thắng"


Kiểu người này sẵn sàng tranh cãi đến cùng. Họ thích chống đối và lên án người khác.

Bí quyết

Nếu bạn là một kẻ "hiếu thắng", hãy thử đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu được, chấp nhận, và thấy được cái hay trong quan điểm của họ.

Còn nếu bạn bị một kẻ "hiếu thắng" phản đối và lên án, hãy đối diện thay vì rụt rè. Hãy nói với họ về việc bạn có thể chấp nhận sự bất đồng đó như thế nào hoặc về việc bạn có thể làm khác đi ra sao vào lần tới.

"Những nhà phân tích"


Những người này thường xuyên đóng vai "cố vấn" hoặc "bác sĩ chuyên khoa" và sẵn sàng cung cấp cho bạn những câu trả lời ngay cả khi bạn chưa hỏi. Họ cho rằng mình là người biết lắng nghe và thích giúp đỡ người khác. Họ luôn luôn phân tích và sửa lại những gì bạn nói.

Bí quyết

Nếu bạn thuộc tuýp người thích "phân tích", hãy thư giãn và nên hiểu rằng không phải ai cũng đang cần tìm một câu trả lời, một giải pháp hay một lời khuyên. Một số người chỉ thích nói ra ý tưởng của mình để tự bản thân họ hiểu rõ được vấn đề hơn mà thôi.

Còn nếu nói chuyện với một người thích "phân tích", bạn nên mở đầu bằng câu "Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn chứ không phải đi tìm những lời khuyên."

Kỹ năng lắng nghe


"Những người biết lắng nghe"

Đây là những người có ý thức lắng nghe. Họ nghe bằng tất cả tấm lòng và cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người nói. Đây là cách lắng nghe cấp bậc cao nhất. Cách lắng nghe này động viên bạn tiếp tục câu chuyện của mình, giúp

bạn tìm ra giải pháp và có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình.

Bí quyết


Nếu bạn là người "biết lắng nghe", hãy cứ tiếp tục như thế bởi mọi người thật sự đánh giá cao điều đó.

Nếu bạn nói chuyện cùng người "biết lắng nghe", hãy tỏ ra cảm kích sự ân cần từ họ, hãy nói cảm ơn họ vì sự quan tâm của họ dành cho bạn và câu chuyện của bạn.

Bảng đánh giá công việc kinh doanh.

DANH SÁCH

DANH SÁCH CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC KINH DOANH


Dưới đây là những điểm cần cân nhắc nhằm giúp bạn định nghĩa và đánh giá hoạt động kinh doanh của mình.

Xác định nhu cầu khách hàng

Nghiên cứu thị trường

Chỉ số hài lòng của khách hàng

Nghiên cứu về đối tượng khách hàng

Xu hướng tiêu dùng

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đề xuất bán hàng độc đáo

Quá trình thiết kế

Nhu cầu nguyên liệu

Nhu cầu liên lạc

Nhu cầu đóng gói

Thời gian quay vòng thiết kế

Nhu cầu nguồn nhân lực

Xu hướng trong tương lai

Mức độ đối thủ cạnh tranh

Cân nhắc chi phí

Những vấn đề mang tính bền vững

Quá trình mua vào nguyên liệu

Những mối quan hệ với nhà cung cấp

Quản lý nguyên liệu kho

Chất lượng nguyên liệu

Nhu cầu tích trữ

Thời gian giao hàng

Cân nhắc chi phí

Nhu cầu trang thiết bị và nhân lực

Các phương án thay thế

Quá trình sản xuất

Phương pháp

Kiểm soát chất lượng

Nhu cầu về phương tiện

Theo dõi kiểm tra

Nhu cầu trang thiết bị

Cân nhắc chi phí

Yêu cầu nguồn nhân lực

Sự sẵn có của các bộ phận

Thời gian lắp ráp

Thu hồi và sửa chữa

Đóng gói

Đầu vào tiêu dùng

Dán nhãn

Đầu vào phân phối

Hướng dẫn

Nhu cầu nguyên liệu

Kiểm soát chất lượng

Nhu cầu trang thiết bị

Theo dõi kiểm tra

Nhu cầu phương tiện

Cân nhắc chi phí

Nhu cầu nguồn nhân lực

Thu hồi và sửa chữa

Tồn kho

Nhu cầu chuyển hàng

Nhu cầu tích trữ

Thời gian lưu kho trung bình

Quản lý tồn kho

Quá trinh sản xuất Just in time

Phân phối và giao hàng

Đầu vào phân phối

Nhu cầu nhân lực

Quản lý kho hàng

Kiểm soát chất lượng

Phương thức giao hàng

Theo dõi, kiểm tra

Nhu cầu phương tiện

Nhu cầu trang thiết bị

Địa điểm giao hàng

Cân nhắc chi phí

Cơ chế giao hàng

Giao hàng trực tiếp

Mail/ship

Fax

Email

Phần mềm

Điện thoại

Xe tải/tàu hoả

Quản lý chất thải

Tái chế

Cân nhắc chi phí

Những nguyên liệu tao chất thải thấp

Sử dụng thay thế

An toàn và sức khoẻ

Tiền đền bù cho công nhân và bồi thường khuyết tật

Các chương trình chăm sóc sức khoẻ

Nghiên cứu lao động

Bảo quản trang thiết bị

Vắng mặt, đi muộn, uốn nắn và thay thế

Quyền bảo hiểm sức khoẻ

Dịch vụ khách hàng

Khả năng cung ứng sản phẩm và dịch vụ

Bảo hành và bảo đảm

Thu hồi, sửa chữa và thay thế

Cân nhắc chi phí

Hệ thống phản hồi thông tin ( bản khảo sát,vv)

Những vấn đề Marketing

Đề xuất bán hàng độc đáo

Khả năng liên doanh và làm chủ

Nỗ lực giáo dục tiêu dùng

Cân nhắc chi phí

Quảng cáo

800 numbers

Gửi thư trực tiếp

Marketing trực tuyến

Fax theo nhu cầu

Nhắn tin

Đại diện bán hàng

Hỗ trợ cung cấp và phân phối

Hệ thống bán lẻ

Marketing qua điện thoại

Cân nhắc chi phí

Bán hàng qua catalogue

Quan hệ công chúng

Hạ giá, coupons, và các hình thức khuyến mại khác

Thư ngỏ

Hệ thống thông tin bên trong

Bảng thông báo

Hệ thống kế toán

Hệ thống quản lý open-book

Hội nghị

Các bản khảo sát nhân viên

Đánh giá thành tích/vị trí

Email

Mạng cục bộ

Vấn đề nhân lực

Thuê mướn nhân công

Kiểm tra

Định hướng nghề nghiệp

Thuê ngoài

Đào tạo

Giữ lại/ điều chỉnh nhân viên

Xây dựng nhóm

Sa thải

Quá trình xem xét thể hiện năng lực

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức.

Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.

Dù phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp lại tiến hành quá trình phân tích này một cách thiếu hệ thống. Thay vì vậy, họ vận hành dựa trên cái gọi là “ấn tượng, phỏng đoán, và trực giác thu thập được từ những mẩu tin nhỏ về đối thủ cạnh tranh mà mỗi trưởng phòng hay nhận được”. Kết quả là những phương pháp thu thập thông tin truyền thống này đặt nhiều doanh nghiệp vào những điểm mù nguy hiểm trong cạnh tranh do thiếu một hệ thống phân tích cạnh tranh triệt để.

Hệ thống phân tích cạnh tranh

Một kỹ thuật thường được sử dụng là xây dựng hệ thống phân tích, bao gồm những bước sau:

  • Phân tích ngành – phạm vi và bản chất
  • Xác định đối thủ
  • Xác định khách hàng và những lợi ích họ mong muốn nhận được
  • Xác định những yếu tố thành công then chốt trong ngành
  • Cho điểm quan trọng những yếu tố trên bằng cách chấm điểm cho từng yếu tố - tổng điểm của các yếu tố khi cộng lại phải đủ con số 1
  • Đánh giá từng đối thủ dựa trên những yếu tố thành công
  • Nhân số điểm từng ô trong ma trận lại với nhau

Lí do tại sao chúng ta cần định hình đối thủ rất đơn giản. Nguồn kiến thức vượt trội về đối thủ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn và không vi phạm pháp luật. Lợi thế cạnh tranh giúp tạo ra giá trị khách hàng ưu việt so với đối thủ trên thị trường. Tính chất cuối cùng của giá trị khách hàng là giá trị vượt trội. Giá trị khách hàng được xây dựng dựa trên tương quan với giá trị đối thủ cạnh tranh mang lại, điều này khiến cho kiến thức về đối thủ trở thành một thành phần thiết yếu trong chiến lược. Định hình đối thủ hỗ trợ những mục tiêu chiến lược theo 3 cách. Thứ nhất là xác định được nhược điểm của đối thủ để tấn công. Thứ 2 là cho phép dự báo được bước đi và phản ứng chiến lược của đối thủ trước những chiến lược của mình, chiến lược của các đối thủ cạnh tranh khác, và những thay đổi của môi trường kinh doanh. Thứ ba là tạo ra sự linh hoạt cho chiến lược của tổ chức. Những chiến lược tấn công có thể được triển khai một cách nhanh chóng nhằm khai thác cơ hội và các thế mạnh. Tương tự, các chiến lược phòng vệ cũng được triển khai một cách khéo léo nhằm đối mặt với những đe dọa từ các đối thủ khi họ tấn công vào điểm yếu của mình.

Rõ ràng, những doanh nghiệp áp dụng hệ thống định hình đối thủ chặt chẽ sẽ tạo ra một lợi thế rât lớn. Chính vì vậy, khả năng định hình đối thủ một cách toàn diện nhất sẽ trở thành một năng lực cốt lõi để thành công trong cạnh tranh. Điều này có thể so sánh như bạn biết trước đối thủ sẽ đi bước nào kế tiếp trong ván cờ. Bằng cách đi trước đối thủ một bước, cơ hội chiếu tướng sẽ càng cao. Cũng như trong chơi cờ, chiến lược tấn công tốt sẽ là chiến lược phòng thủ tốt nhất.

Một kĩ thuật phổ biến là tạo ra những hồ sơ chi tiết về từng đối thủ cạnh tranh. Những hồ sơ này bao gồm nền tảng, tiềm lực tài chính, sản phẩm, thị trường, trang thiết bị, nguồn nhân lực và chiến lược.

Nền tảng

  • Địa điểm văn phòng, nhà máy, sự hiện diện trên mạng
  • Lịch sử: thành viên chủ chốt, các mốc ngày tháng quan trọng, sự kiện, xu hướng
  • Quyền sở hữu, chính sách công ty, mô hình tổ chức

Tài chính

  • Chỉ số P/E, chính sách chia cổ tức, lợi nhuận
  • Các chỉ số tài chính khác, khả năng thanh khoản, dòng ngân lưu
  • Quá trình gia tăng lợi nhuận, phương pháp mở rộng và phát triển (tư nhiên hay thu mua)

Sản phẩm

  • Sản phẩm, độ sâu và rộng của các dòng sản phẩm, sự cân bằng giữa các danh mục sản phẩm
  • Sản phẩm mới được phát triển, tỉ lệ thành công của sản phẩm mới, R&D (nghiên cứu & phát triển)
  • Thương hiệu, danh mục thương hiệu, sự trung thành và tỉ lệ nhận biết thương hiệu
  • Bằng sáng chế và giấy phép
  • Sự tương thích trong quản lý chất lượng
  • Nghiên cứu đảo ngược

Tiếp thị

  • Phân khúc thị trường, thị phần, khách hàng, tỉ lệ tăng trưởng, sự trung thành của khách hàng
  • Tổ hợp chiêu thị, ngân sách chiêu thị, thông điệp quảng cáo, agency, tỉ lệ thành công của lực lượng bán hàng, chiến lược chiêu thị trực tuyến
  • Hệ thống kênh phân phối (trực tiếp và gián tiếp), thỏa thuận độc quyền, liên minh, độ phủ về mặt địa lý
  • Chiến lược giá, giảm giá, chiết khấu

Trang thiết bị

  • Sản lượng nhà máy, tỉ lệ khai thác sản lượng, tuổi đời nhà máy, hiệu xuất nhà máy, vốn đầu tư
  • Địa điểm, hậu cần và vận chuyển, tổ hợp sản phẩm theo nhà máy

Nguồn nhân lực

  • Tổng số nhân viên, nhân viên cốt cán, năng lực
  • Năng lực và cung cách quản lý
  • Lương bổng và phúc lợi, lòng trung thành của nhân viên và tỉ lệ giữ chân người tài

Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược tiếp thị

  • Mục tiêu, sứ mệnh, kế hoạch phát triển, thu mua, phân tách
  • Chiến lược tiếp thị

Thu thập dữ liệu truyền thông

Thu thập dữ liệu truyền thông của đối thủ có thể tiết lộ thông tin về chiến lược tiếp thị và thị trường mục tiêu của đối thủ. Những thay đổi trong chủ đề quảng cáo có thể tiết lộ những sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới, chiến lược thương hiệu mới, chiến lược định vị mới, chiến lược phân khúc mới, mở rộng hay thu hẹp dòng sản phẩm, vấn đề với định vị cũ, những thấu hiểu khách hàng rút ra từ nghiên cứu thị trường và sản phẩm, hướng đi chiến lược mới, nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài, sự chuyển dịch giá trị trong ngành. Nó cũng có thể chỉ ra một chiến lược giá mới như thâm nhập, phân biệt, hớt váng, gộp sản phẩm, định giá sản phẩm liên kết, giảm giá hay mất vị trí dẫn đầu. Nó cũng chỉ ra một chiến lược chiêu thị mới như kéo, đẩy, cân bằng, tạo ra doanh số ngắn hạn, tạo ra hình ảnh lâu dài, mục tiêu truyền thông, so sánh, ảnh hưởng, nhắc nhở,… ý tưởng sáng tạo mới, những thu hút mới, giọng điệu, chủ đề hay một agency quảng cáo mới. Nó cũng có thể chỉ ra chiến lược phân phối mới, đối tác phân phối mới, mở rộng hệ thống phân phối, phát triển chiều sâu của hệ thống phân phối, thay đổi sự tập trung phân bổ theo khu vực địa lý, hay phân phối độc quyền.

Chiến lược truyền thông của đối thủ cho ta biết ngân sách được phân bổ ra sao, chiến lược phân khúc và tiếp cận thế nào. Xét từ khía cạnh chiến thuật, nó có thể hỗ trợ cấp quản lý triển khai kế hoạch truyền thông của riêng mình. Khi nắm rõ được khối lượng mua truyền thông, kênh truyền thông được chọn, tần xuất, độ phủ, sự liên lục, lịch phát sóng của đối thủ, cấp quản lý có thể sắp xếp kế hoạch truyền thông để chúng không đụng phải đối thủ.

Những nguồn thông tin khác bao gồm triển lãm thương mại, danh mục giấy phép, khách hàng chung, báo cáo thường niên và hiệp hội ngành nghề.

Một số công ty còn thuê luôn cả chuyên gia cung cấp thông tin tình báo về đối thủ.

Đối thủ cạnh tranh mới

Bên cạnh việc phân tích những đối thủ hiện tại, cần thiết phải dự báo những mối đe dọa cạnh tranh trong tương lại. Những đối thủ mới thường là các công ty:

  • Cạnh tranh trong thị trường / sản phẩm liên quan
  • Sử dụng công nghệ liên quan
  • Đã nhắm vào phân khúc thị trường chính của bạn nhưng với sản phẩm không liên quan
  • Ở khu vực địa lý khác và cung cấp những sản phẩm tương tự
  • Mới thành lập bởi các nhân viên cũ hay quản lý tại các công ty đang tồn tại

Khả năng thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh cao khi

  • Tỉ xuất lợi nhuận biên trong ngành cao
  • Nguồn cung trong ngành không đủ\
  • Không có quá nhiều rào cản thâm nhập
  • Tiềm năng phát triển trong tương lai cao
  • Đối thủ cạnh tranh không mạnh
  • Khả năng tạo lợi thế cạnh tranh so với công ty đang tồn tại.
Nguồn: Marketing và Chiến Lược.

Friday, August 12, 2011

7 giai đoạn phát triển của một nhà lãnh đạo (P4)

Giai đoạn thứ sáu của Shakespeare có liên quan đến những năm tháng mà quyền lực của nhà lãnh đạo đã bắt đầu suy yếu. Trong giai đoạn này, lãnh đạo thường nỗ lực truyền lại những kiến thức uyên thâm vì lợi ích của tổ chức.

Chính khách "về vườn"

Người lãnh đạo có thể được yêu cầu giữ các vai trò quan trọng tạm thời, do có những kiến thức và nhận thức đến mà tuổi tác và kinh nghiệm mang lại.

Một trong những vai trò mà các vị lãnh đạo đã đi đến cuối con đường sự nghiệp khá hài lòng là đảm nhận cương vị của một người cứu nguy. Khi chủ báo Arthur Sulzberger, Jr. của New York Times cần một người giải quyết tình hình nguy ngập sau khi Blair sụp đổ, ông đã mời người tiền nhiệm của Howell Raines là Joseph Lelyveld làm biên tập tạm thời. Đây là một lựa chọn sáng suốt, bởi vị nhà báo đáng kinh này có thể ngay lập tức áp dụng những kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp để giải quyết khủng hoảng của tòa soan.

Cũng xin lấy thêm một ví dụ nữa - một quan chức chính phủ muốn từ chức để về hưu do ông đã hoàn thành tất cả những mục tiêu và quá mệt mỏi với các vấn đề chính trị. Khi một văn phòng nước ngoài cần một lãnh đạo tạm thời, ông sẵn sàng đảm nhận công việc và hoãn lại việc nghỉ hưu. Ông có thể làm việc thậm chí còn tốt hơn một người trẻ tuổi, không phải vì ông đã có kinh nghiệm dày dạn mà là vì ông không phải lãng phí thời gian và những mưu đồ chính trị thường rất cần thiết khi muốn thúc đẩy sự nghiệp.

Ở giai đoạn cuối sự nghiệp của mình, lãnh đạo có thể phát huy khả năng cố vấn, giúp đỡ thế hệ lãnh đạo mới.

Hiền triết - quay về giai đoạn thơ ấu

Như tôi đã nói từ đầu, việc cố vấn sẽ mang lại những giá trị to lớn cho các lãnh đạo trẻ. Giá trị đó cũng đến với nhà cố vấn. Cố vấn là một trong số những niềm vui lớn nhất của một sự nghiệp đã "chín", cũng giống như khi bạn có cháu vậy. Đó là khi mong muốn đào tạo thế hệ lãnh đạo tiếp theo trở nên cháy bỏng nhất. Đầu bài viết, tôi có kể với các bạn về mối quan hệ của tôi với một cậu y tá trẻ muốn trở thành bác sỹ.

Rõ ràng rằng, cậu ta được lợi từ mối quan hệ với tôi, nhưng tôi cũng được lợi từ mối quan hệ này. Tôi đã hiểu được bản chất của việc cố vấn, về mối quan hệ qua lại thường thấy của nó và thực tế rằng tìm kiếm và củng cố mối quan hệ với một cố vấn không phải là một dạng nịnh hót mà là sự khởi đầu của một mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai bên. Sự tôn trọng của tôi dành cho anh bạn trẻ đó lớn dần theo thời gian, và khi anh bạn đó tốt nghiệp gần như đầu bảng của lớp, tôi cũng đến trường Y ĐH Nam California để chúc mừng.

Khi bạn làm cố vấn, bạn biết rằng những gì bạn đạt được sẽ không bị mất đi mà sẽ là di sản nghề nghiệp truyền lại cho những thế hệ tương lai. Nếu anh bạn y tá kia rõ ràng được hưởng lợi từ mối quan hệ của chúng tôi thì doanh nhân Michael Klein cũng mang ơn với ông nội của mình- Max. Nhưng hãy hình dung niềm vui sướng của Max khi ông có thể chia sẻ những tinh túy ông đã thu lượm được trong cả cuộc đời của một doanh nhân sáng tạo.

Cố vấn không phải chỉ đơn giản là trao đổi thông tin. Nhà thần kinh học Robert Sapolsky đã sống giữa bầy khỉ đầu chó hoang dã và phát hiện rằng, liên minh giữa khỉ già và trẻ là một chiến thuật hiệu quả để tồn tại. Dù là khỉ hay người thì mối quan hệ này cũng giúp những người trong cuộc trao đổi thông tin một cách tinh tế. Người già vẫn hòa nhập vào thế giới không ngừng thay đổi, còn người trẻ thì quan sát những việc nên làm và không nên làm từ những kinh nghiệm vô giá của các bậc tiền bối.

Khi so sánh các lãnh đạo trẻ với lãnh đạo lớn tuổi hơn, chúng tôi nhận ra rằng khả năng thích nghi chính là phẩm chất quan trọng nhất giúp những nhà lãnh đạo thực thụ đưa ra những quyết định mau lẹ mang đến thành công. Khả năng này cũng giúp cho nhiều người vượt qua những thất bại và mất mát do tuổi tác, đồng thời không ngừng tái tạo bản thân họ. Nhưng với những người may mắn có sức khỏe tốt, hay thậm chí không được may mắn, thì ngày nay tuổi tác cũng không còn là sự kết thúc hay quên lãng. Trái lại, đó là niềm vui như được quay trở lại thời thơ ấu, mỗi sáng thức dậy đều thấy tràn trề hy vọng và hứa hẹn.

7 giai đoạn phát triển của một nhà lãnh đạo (P3)


Theo thời gian, các nhà lãnh đạo cũng dần quen với vai trò mới. Họ thấy tự tin và tin tưởng nhân viên hơn, nhưng điều này cũng có thể làm mai một đi mối quan hệ giữa họ và cấp dưới.

Hai hậu quả chính là: (1) Lãnh đạo có thể quên mất ảnh hưởng thực sự của những lời nói và hành vi của họ, (2) Họ tưởng rằng những gì họ được nghe từ cấp dưới cũng chính là những gì cần phải nghe.

Giai đoạn người lính

Cấp dưới cũng không bao giờ nói tất cả với lãnh đạo. Tôi quen một nhà điều hành tên là Christine, có mối quan hệ công việc rất khăng khít với các nhân viên. Công ty vẫn hoạt động tốt cho đến một ngày, một trong số những nhân viên giỏi nhất của cô- Joseph, đến trước cửa phòng, ngập ngừng cho biết là anh ta được một công ty khác mời và sắp chuyển sang công ty đó.

Thời điểm này vô cùng quan trọng vì công ty sắp tung ra một dòng sản phẩm mới. Christine choáng váng, bởi Joseph là bạn của cô và anh ta cũng chưa từng tỏ ý bất mãn với công ty cũng như vị trí của mình. Tại sao anh ta lại không nói với cô là cần một cơ hội mới?

Cô sẽ tạo ra một công việc đặc biệt cho anh ta. Nhưng không may là dù thuyết phục thế nào thì cũng đã quá muộn. Sự thật là, dù Christine và Joseph có thân thiết đến mức nào thì Christine vẫn là người quản lý, và hiếm có nhân viên nào lại đi nói với bà chủ rằng họ đã gặp gỡ một công ty "săn đầu người". Và cũng do Christine và Joseph rất quý mến nhau và đã có những thời gian rất vui vẻ nên cô cứ tưởng là anh ta vẫn thỏa mãn với công việc hiện tại.

Thách thức thứ hai cho các nhà lãnh đạo là phải biết khuyến khích những người có tài năng bằng hoặc hơn mình. Đôi khi, đây là bài kiểm tra thực tế về phẩm chất của người lãnh đạo. Nhiều người ích kỷ đến nỗi dùng vị trí lãnh đạo để kiềm chế mọi sự cạnh tranh. Gần đây tôi có nghe một câu chuyện về một nhà điều hành rất được lòng cấp trên cũng như đồng nghiệp cho đến khi anh ta được thăng chức trưởng phòng.

Sau đó nhân viên bắt đầu có điều ra tiếng vào về phong cách quản lý của anh ta. Anh ta đã phải đợi quá lâu mới được thăng chức, do vậy, lần đầu tiên trong sự nghiệp, anh ta cảm thấy rất bất ổn. Không lâu sau, nhân viên bắt đầu nhận ra anh ta lợi dụng những ý tưởng của họ để tư lợi cho bản thân, lại nói xấu sau lưng một số người.

Khi bị vạch mặt thì anh ta một mực chối không làm như thế. Có lẽ anh ta đã vô tình "đì" những người khác để mình "ngoi lên". Nhưng cấp dưới của anh ta bắt đầu ra đi từng người một. Sau một năm, anh ta bị mang tiếng là không ai muốn làm việc cùng, và cuối cùng cũng bị sa thải.

Trái lại, những nhà lãnh đạo đáng tin cậy lại rất hào phóng. Họ cũng là con người nên chắc chắn cũng cảm thấy đau khổ khi chứng kiến người khác có thể làm những việc mà họ không thể. Nhưng họ luôn sẵn sàng, thậm chí là sốt sắng, tuyển dụng những người giỏi hơn họ, một phần vì họ biết có được cấp dưới tài năng có thể giúp họ tỏa sáng.

Nhiều vị lãnh đạo lớn của thời đại chúng ta như J. Robert Oppenheimer của Manhattan Project, Bob Taylor của Xerox PARC hay thậm chí cả Walt Disney, đều có nhận thức rất lành mạnh khi thu hút đội ngũ nhân tài quanh họ- những người không biết chừng sẽ "cướp ngôi" ông chủ vào một ngày nào đó.

Giai đoạn tướng quân - Đầy ắp những quyết định khôn ngoan

Một trong những thách thức lớn nhất của người lãnh đạo trên đỉnh cao sự nghiệp không chỉ đơn giản là cho phép người khác nói ra sự thật mà là có khả năng lắng nghe họ. Một lần nữa, Shakespeare lại chứng minh bài học này. Trong Julius Caesar, Caesar đã đi đến nơi hội họp vào đúng ngày giữa tháng ba mà rõ ràng không hề biết rằng ông sẽ bị chết ở đó. Thầy bói đã cảnh báo ông phải "cẩn thận vào ngày 15/3". Cũng có những dấu hiệu nguy hiểm mà bất kỳ tín đồ La Mã mê tín nào cũng có thể nhận ra. Hơn nữa, người vợ yêu của Caesar trước đó đã gặp ác mộng và cầu xin chồng ở nhà.

Caesar không nghe theo là do sự cao ngạo của bản thân, và ông không phải là nhà lãnh đạo duy nhất mắc phải sai lầm này. Giống như nhiều CEO và lãnh đạo khác, nhân vật thế lực trong ngành điện ảnh Darryl F. Zanuck nổi tiếng vì tính xấu không muốn nghe những điều khó nghe. Ông ta thường quát tháo: "Không được nói "vâng" trước khi tôi nói xong". Một ví dụ gần đây nữa là Howell Raines- tổng biên tập bị lật đổ của thời báo New York Times.

Raines nổi tiếng với việc tạo ra một danh sách A gồm số rất ít những nhân viên "sao" và danh sách B gồm đại đa số những người còn lại. Thậm chí nếu việc phân chia nhân viên như thế là công bằng thì hệ thống hai tầng đó là thiếu sáng suốt và do vậy sự nghiệp của ông phải chấm dứt.

Raines và chủ bút Gerald Boyd luôn cho rằng ý kiến của họ là đúng. Khi một phóng viên xuất sắc dám chỉ ra một sai lầm của Gerald Boyd, ông ta đã đưa cho anh ta một đồng xu, coi như trả tiền cho anh ta gọi đến tòa soạn Los Angeles Times để xin việc. Anh này ngay lập tức làm thế thật, nhanh chóng bỏ New York Times về đầu quân cho báo West Coast.

Mùa hè 2003, Raines bất ngờ bị buộc từ chức. Một bài tiểu sử dài của tác giả Ken Auletta về Raines trên New Yorker năm 2002 cho thấy ông bị rất nhiều người chỉ trích là quá kiêu căng. Chính sự kiêu căng đã khiến ông không thể xây dựng được liên minh và hợp tác mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần.

Tôi đã đề cập đến sự khôn ngoan khi tránh những thay đổi lớn trong những tháng đầu nhậm chức. Thách thức ở giai đoạn này thì khác, bởi những nhà lãnh đạo khi đã đi được quãng đường dài hơn trong sự nghiệp thì thường được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi, và hành động của họ có ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đến vận mệnh lâu dài của tổ chức. Sự do dự lúc này có thể là một thảm họa. Tuy nhiên, trước khi hành động, bạn cần phải hiểu tâm trạng cũng như động lực của những người đã làm việc cho công ty trước bạn.

Tôi ước tôi có thể hiểu được điều đó khi tôi đến làm hiệu trưởng ĐH Cincinnati vào năm 1971, với nhiệm vụ chuyển đổi trường ĐH địa phương này thành một trường ĐH quốc gia- một mục tiêu khó mà được ủng hộ rộng rãi bởi cán bộ giảng viên và sinh viên nơi đây. Một thành viên ban giám hiệu lâu năm đã khuyên tôi nên chờ đợi cho đến khi tôi hiểu cặn kẽ về một cộng đồng bảo thủ, và những cá nhân trong đó cảm thấy thoải mái với tôi hơn.

Tôi đã tảng lờ lời khuyên sáng suốt này, tin rằng sự tiếp xúc rộng rãi và mở rộng hình ảnh của trường sẽ giúp tôi đạt được mục tiêu. Kết quả là, tôi nhận lời làm khách mời cho một chương trình truyền hình hàng tuần. Tệ hơn nữa, chương trình đó lại có tên là Bennis! Thực tế thì việc này càng làm cho quá trình hiện thực hóa tầm nhìn của trường chúng tôi gặp nhiều khó khăn hơn.

Có rất nhiều câu chuyện về thất bại của những nhà lãnh đạo do họ không hiểu bối cảnh mà họ đang làm việc cũng như không tranh thủ được những hỗ trợ từ cấp dưới. Có thể lấy ví dụ là Durk Jager- người chỉ "sống sót" ở Procter & Gamble trong một năm rưỡi. Các nhà phê bình buộc tội ông là đã cố gắng để thay đổi công ty quá nhanh, quá nhiều. Nhưng Jager đã không thể bán tầm nhìn về một P&G chuyển đổi đến với toàn thể nhân viên và cổ đông.

A.G. Lafley- người kế nhiệm Jager dường như là người đầu tiên xóa bỏ những cam kết "mở rộng và tốc độ" của Jager, nhưng thực tế thì chính ông mới là người mang lại sự thay đổi từng chút một cho công ty, ví dụ như nhân viên không còn thụ động ngồi ở văn phòng mà ra ngoài để tìm những ý tưởng mới, hay đảo ngược triết lý truyền thống "phát minh ở đây" của công ty.

Vậy Lafley đã quản lý như thế nào? Trong buổi phỏng vấn với BusinessWeek, ông cho biết: "Tôi không tấn công, tránh không nói rằng nhân viên P&G kém cỏi. Tôi vẫn giữ gìn văn hóa cốt lõi của công ty và kéo nhân viên tới những nơi mà tôi muốn họ đến. Tôi để họ tự tham gia vào quá trình thay đổi công ty chứ không chỉ nói suông với họ".

Một ví dụ rất đáng học tập nữa là Carly Fiorina. Bà thay thế Hewlett-Packard với ba điều bất lợi: là phụ nữ, là một người ngoài, và không phải kỹ sư. Người đứng ra chống lại bà chính là con trai của người sáng lập công ty- Walter Hewlett. Nhưng Fiorina đã khéo léo tôn vinh quá khứ lẫy lừng của công ty, thậm chí khi bà chuẩn bị cho những thay đổi như sát nhập với Compaq.

Báo cáo thường niên đầu tiên của bà gồm có tuyên bố tầm nhìn bắt đầu với từ "Phát minh", tỏ lòng tôn kính với tinh thần tiên phong đã tạo ra HP trong khi đồng thời viết lại "luật ga-ra". Bà cũng đánh giá mức độ nghiêm trọng về mối đe dọa từ Walter Hewlett và củng cố hệ thống hỗ trợ mình trong số các thành viên hội đồng quản trị. Khi đến thời điểm, đại đa số thành viên đều hành động và loại bỏ Hewlett khỏi hội đồng quản trị của HP.

Thời gian sẽ trả lời về sự thành công của thỏa thuận Compaq, nhưng Tiến sỹ Bion chắc chắn sẽ dành cho Fiorina một điểm A. Bà đã không phản ứng thái quá với Hewlett- không tấn công, không dành quá nhiều thời gian để giải quyết những mối quan tâm của ông ta. Thay vào đó, bà luôn đi đúng hướng và tập trung tất cả cổ đông của mình vào những điều thực sự quan trọng.