Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Friday, May 27, 2011

Loạn thị trường "Made in Vietnam" - Giải pháp


Chính sự 'vô can' của các nhà sản xuất đã khiến đại lý được quyền 'đẩy giá', làm loạn thị trường hàng hóa 'made in Vietnam'.

Lệch giá là... tất yếu?

Giải thích cho sự "loạn" giá sản phẩm trên thị trường, bà Vũ Thị Ngà, trưởng phòng maketing Công ty nội thất Hòa Phát cho biết, phía công ty chỉ quản lý giá bán buôn sản phẩm cho các đại lý, nhà phân phối hoặc chuỗi cửa hàng của Hòa Phát, còn vềgiá cả khi đến tay người tiêu dùng thì công ty không chịu trách nhiệm.

Theo bà Ngà, công ty nội thất Hòa Phát cũng có niêm yết bảnggiá bán lẻ, tuy nhiên chỉ các nhà phân phối chính thức của công ty mới tuân thủ đối với giá bán này, còn lại các đại lý hoặc cửa hàng khác có quyền thêm vào giá sản phẩm các chi phí như vận chuyển, lắp đặt... Do vậy, có sự chênh nhau về giá sản phẩm giữa các cửa hàng là tất yếu. “Công ty nội thất Hòa Phát và các cửa hàng, địa lý bán sản phẩm của nội thất Hòa Phát trên thị trường hiện nay là quan hệ giữa những đối tác kinh doanh độc lập. Do vậy,giá các sản phẩm hoàn toàn do phía cửa hàng, đại lý quyết định, đó là quyền của họ nên phía công ty không can thiệp”,bà Ngà nói.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Tâm, nhân viên phòng maketing Công ty nội thất Xuân Hòa cũng cho biết, phía công ty không can thiệp vào giá bán sản phẩm của các đại lý. Tất cả các địa lý đều là doanh nghiệp độc lập với công ty. Khi nội thất Xuân Hòa bán sản phẩm cho đại lý thì sản phẩm đã trở thành tài sản của đại lý nên công ty không có quyền quyết định giá đối với sản phẩm. “Việc định giá bán sản phẩm được các đại lý xác định theo quy luật cung cầu, nếu người tiêu dùng thấy thuận mua, vừa bán thì giao dịch với đại lý đó”, chị Tâm cho hay.



Tình trạng 'loạn' giá của các sản phẩm 'made in Vietnam' khiến người tiêu dùng mệt mỏi, mất lòng tin.


Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội thép Việt Nam, cũng khẳng định, Hiệp hội chỉ quản lý được gía thép của nhà sản xuất, còn các hệ thống phân phối thì không thể vì cực kỳ khó. Các cửa hàng, hệ thống phân phối "thiên la địa võng", rải khắp nơi nên không thể biết được họ kinh doanh như thế nào mà quản lý, do vậy, sự chênh lệch giá đến với người tiêu dùng là tất yếu. Ông Nghi nói: “Hiện, Bộ Công thương cũng đang đau đầu về hệ thống phân phối, các cửa hàng, công ty bán lẻ với những mức giá chênh lệch mà không biết quản lý bằng cách nào vì quá rộng. Một số nơi họ muốn khắc phục bằng cách tổ chức sàn giao dịch thép, ý tưởng này rất mới, tiến tiến nhưng lại khó thực hiện”.

Theo ông Nghi, có một nghịch lý mà chỉ xảy ra ở Việt Nam là người tiêu dùng, chủ yếu là các nhà làm công trình thì không muốn mua thép trực tiếp của nhà sản xuất và các nhà sản xuất cũng không muốn bán trực tiếp cho người tiêu dùng mặc dù nếu mua trực tiếp của nhà sản xuất, nhà đầu tư công trình sẽ được lợi vềgiá thành hơn rất nhiều. “Đơn vị sản xuất không muốn bán trực tiếp cho nhà đầu tư vì lo ngại rủi ro sẽ lớn nên họ muốn bán cho các công ty, đại lý cấp 1, rồi các công ty này lại bán lại cho hệ thống cửa hàng tiếp theo… sau đó, mới đến tay nhà đầu tư. Còn nhà đầu tư không muốn mua trực tiếp của đơn vị sản xuất vì để nhận được công trình họ đã khá tốn kém rồi nên họ muốn con đường mua nguyên vật liệu vàng vòng vèo càng tốt vì sẽ dễ dàng biến hóa…để có lợi cho họ”, ông Nghi giải thích.

Ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Việt

Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhà sản xuất không can thiệp vào giá bán của các đại lý nghía là đại lý được tự ý đưa ra những mức giá khác nhau nhưng phải nằm trong giới hạn và sự hợp lý về kinh tế. Còn nếu có sự chênh lệch giá cả quá lớn trên thị trường, nhà sản xuất nên xem xét để có những biện pháp xử lý thích hợp để tránh ảnh hưởng đến thương hiệu.



Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đếnhiệu quả xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường.


Theo ông Doanh, bên cạnh những yếu tố về mẫu mã, chất lượng sản phẩm thì giá cả ổn định cũng là một yếu tố giúp thương hiệu nhà sản xuất đứng vững trên thi trường. “Thực trạng mỗi nơi mỗi giá cho cùng một sản phẩm của một số mặt hàng “made in Việt Nam” hiện nay làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường. Người tiêu dùng không chỉ lúng túng mà còn cảm thấy bán tín bán nghi vào sản phẩm, điều này làm giảm uy tín của chính doanh nghiệp sản xuất”, ông Doanh nói.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng, để xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường thì nhà sản xuất nên có trách nhiệm quản lý về chất lượng cũng nhưgiá thành sản phẩm đối với các cửa hàng, đại lý bán sản phẩm của mình.

Ông Thành phân tích: “Để xây dựng một đại lý, do những chi phí khác nhau như vận chuyển, thuê mặt bằng, vùng sâu, vùng xa… mà sản phẩm bán ra của mỗi đại lý, mỗi nơi có thể có những mức giá khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh nhau này phải ở mức độ hợp lý. Theo tôi, nhà sản xuất nên kiểm soát vấn đề này để tránh tình trạng đại lý nâng giá vô tội vạ. Nếu việc quản lý không tốt, giá cả loạn sẽ khiến người tiêu dùng, thị trường mệt mỏi, mất lòng tin, ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của nhà sản xuất”.

Theo Minh Tùng - Đất Việt

Để góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vấn đề này, Công ty tư vấn Global Elite vừa tung ra gói dịch vụ tư vấn Xây dựng chiến lược và hệ thống phân phối. Với gói dịch vụ hiệu quả này, doanh nghiệp có thể một phần quản lý được kênh phân phối từ đó gia tăng uy tín với người tiêu dùng. Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên lạc: Công ty tư vấn Global Elite, email: globalelitecorp@gmail.com

Tin doanh nghiệp

Wednesday, May 25, 2011

Hiểu khách hàng theo mục tiêu

Kinh tế suy thoái, sức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ giảm sút, khách hàng ngày càng kỹ tính hơn trong các chọn lựa của mình. Muốn chăm sóc khách hàng tốt, doanh nghiệp cần hiểu khách hàng muốn gì, từ đó mới xây dựng được những chính sách phù hợp với nhu cầu của họ.

Lắng nghe khách hàng không chưa đủ!
Một sản phẩm hoặc dịch vụ không thể làm vừa lòng tất cả mọi khách hàng, nên việc hiểu khách hàng, hiểu sự khác nhau trong nhu cầu của khách hàng đối với đối với sản phẩm là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp có thể nghiên cứu, thiết kế và sáng tạo sản phẩm phù hợp. Đây cũng là xuất phát điểm để doanh nghiệp thực hiện các tiến trình phân khúc khách hàng, định vị, định giá sản phẩm, truyền thông, phân phối, bán hàng và hậu mãi.

Lắng nghe khách hàng không chưa đủ!

Để hiểu khách hàng, đa số các doanh nghiệp nghĩ ngay đến việc lắng nghe khách hàng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Giáo sư Leonard, Đại học Havard, không phải tình huống nào cũng nên lắng nghe khách hàng. Ở những lĩnh vực khách hàng hiểu rõ, lắng nghe là điều tốt. Nhưng ở những lĩnh vực khách hàng không rành, ví dụ lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm mới, việc hỏi khách hàng góp ý về giải pháp cho sản phẩm mới thường có hai hạn chế.

Thứ nhất, khách hàng sẽ có xu hướng quá tập trung vào cách thức mà họ đang sử dụng sản phẩm hiện hữu và khó lòng tưởng tượng ra giải pháp mới.

Thứ hai, khi hỏi ý kiến khách hàng, đôi khi khách hàng cũng có nhu cầu mâu thuẫn nhau, mà bản thân họ cũng không biết cách giải quyết.

Cái khéo của doanh nghiệp là khơi gợi cho khách hàng nói ra những nhu cầu dù mâu thuẫn nhưng có thật này. Trên cơ sở đó, bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp sáng tạo ra những sản phẩm mới thỏa mãn hài hòa những mong muốn trái ngược của khách hàng. Chẳng hạn, có nhiều ông bố bà mẹ vừa không muốn cho bé mặc tã ( vì sợ bé bị nóng, ngứa….) vừa cũng không muốn em bé tè ướt giường. Hiểu được điều này, tập đoàn Kimberly-Clark đã sáng tạo ra “quần đáy tã” và đã thành công vang dội.

Hiểu khách hàng theo mục tiêu

“Hiểu khách hàng theo mục tiêu” đưa ra quan điểm khác về cách hiểu khách hàng.
“Hiểu khách hàng theo mục tiêu” đưa ra quan điểm khác về cách hiểu khách hàng. Việc khách hàng chọn mua sản phẩm nhằm hoàn tất một mục tiêu nào đó, và mục tiêu đó cần được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể. Trên cơ sở những thông tin này, bộ phận nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp tiến hành thiết kế lại sản phẩm, hoặc phát triển sản phẩm để giúp khách hàng thực hiện được các mục tiêu của mình trong hoàn cảnh đặc thù đó.

Một hệ thống nhà hàng bán thức ăn nhanh rất muốn tăng doanh số mặt hàng kem sữa. Trước kia, nhà hàng phân nhóm các khách hàng theo các chỉ số nhân khẩu học và tâm lý tiêu dùng. Họ mời khách hàng đến dùng thử các loại kem mới và đề nghị cho ý kiến. Dựa trên các đánh giá này, nhà hàng đưa ra nhiều loại kem mới. Tuy nhiên, sau một thời gian doanhthu vẫn không tiến triển.

Một nhà nghiên cứu thị trường đã dùng phương pháp “hiểu khách hàng theo mục tiêu” để tiếp cận vấn đế. Đầu tiên, người này quan sát hành vi mua kem của khách hàng. Theo đó, khách hàng mua kem vào buổi sáng thường chỉ mua kem sữa, không mua thêm thứ khác. Những người này không uống tại chỗ mà vừa lái xe vừa uống. Qua phỏng vấn phát hiện nhóm khách hàng này đang trên đường đi làm, khá vội, họ không đói, nhưng cần một thứ gì vừa ăn vừa lái xe cho đỡ buồn. Yêu cầu đối với món đó là phải giúp họ không đói cho đến tận trưa. Đối với những lựa chọn khác như bánh ngọt, chuối và đậu phộng, đa số cho là bánh ngọt quá khô, chuối ăn mau hết, đậu phộng thì mau đói, chỉ có kem sữa là phù hợp.

Nhóm khách hàng buổi trưa và chiều đa phần là cha mẹ mua cho con tráng miệng sau bữa ăn. Tuy nhiên, những người này thường ăn xong trước và phải sốt ruột chờ con hút kem sữa.

Dựa trên những thông tin trên, nhà nghiên cứu đề xuất : đối với nhóm khách hàng thứ nhất, các loai kem bán vào buổi sáng cần được pha đặc hơn. Vì đa số khách hàng đều vội, các máy kem cần để trước quầy cho khách tự lấy. Về mặt thanh toán, nhà hàng cần phát hành thẻ trả trước để khách hàng có thể tự trả tiền bằng cách cà thẻ vào máy trước khi lấy kem.

Đối với nhóm khách hàng thứ hai, kem bán buổi chiều cần được pha loãng hơn, để cho các cô cậu nhỏ uống nhanh cho ba mẹ khỏi phải chờ lâu. Các sắp xếp quầy kệ cũng khác buổi sáng. Máy kem cần để bên trong để tránh trường hợp các cô cậu nhỏ nghịch ngợm. Kết quả là không những doanh số kem sữa của nhà hàng tăng vọt, mà các chỉ số hài lòng đối với nhà hàng cũng tăng cao hơn trước kia.

Những lưu ý

Khách hàng được nghiên cứu phải là những người liên quan trực tiếp đến việc sử dụng sản phẩm và cần đa dạng để đại diện cho toàn bộ nhóm khách hàng tiềm năng của công ty.
Nghiên cứu khách hàng theo mục tiêu nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ mong muốn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, từ đó làm cơ sở để doanh nghiệp cải tiến sản phẩm hoặc thiết kế sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Để việc nghiên cứu khách hàng có hiệu quả, cần lưu ý những điểm quan trọng sau.

Cần chọn đúng mẫu nghiên cứu. Khách hàng được nghiên cứu phải là những người liên quan trực tiếp đến việc sử dụng sản phẩm và cần đa dạng để đại diện cho toàn bộ nhóm khách hàng tiềm năng của công ty. Điều này giúp cho việc nghiên cứu khách hàng ghi nhận được hết tất cả mục đích sử dụng sản phẩm của các nhóm khách hàng khác nhau.

Không phải mục tiêu nào cũng quan trọng như nhau. Kết quả nghiên cứu khách hàng thường cho ra rất nhiều mục tiêu mà khách hàng mong muốn khi mua sản phẩm. Doanh nghiệp cần làm rõ những mục tiêu này gắn liền với hoàn cảnh cụ thể nào. Kế đến doanh nghiệp tiến hành khảo sát khách hàng bằng phương pháp định lượng để xác định được tầm quan trọng của các mục tiêu khác nhau đối với khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định mức độ hài lòng của khách hàng đối với việc thực hiện được mục tiêu mong muốn.

Khi cải tiến hoặc phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ ưu tiên những giải pháp phục vụ các mục tiêu quan trọng nhất. Nếu có hai mục tiêu quan trọng như nhau, cần ưu tiên phát triển giải pháp phục vụ mục tiêu mà chỉ số hài lòng của khách hàng thấp hơn.

Bộ phận máy ảnh kỹ thuật số của tập đoàn Sony đã áp dụng thành công phương pháp hiểu khách hàng theo mục tiêu trong việc cải tiến sản phẩm. Sony đã phát hiện ra một số lượng lớn khách hàng mua máy chụp hình kỷ niệm cho con mình, nhất là lúc con cười nên đã tung ra dòng máy ảnh có chức năng tự động chụp hình khi bé cười bằng cách tích hợp chức năng nhận dạng. Dòng máy ảnh này đã khá thành công trên thị trường.

Tóm lại, phương pháp “hiểu khách hàng theo mục tiêu” giúp doanh nghiệp tìm ra những gì khách hàng thật sự cần và mức độ ưu tiên của từng nhu cầu, từ đó cải tiến, sáng tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây chính là nền tảng căn bản để tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường, đồng thời giảm thiểu rủi ro thất bại khi tung ra sản phẩm mới.


Nguồn TBKTSG

Cải tiến kinh doanh: Nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ

Cải tiến quy trình kinh doanh luôn đi kèm với những rủi ro thất bại cao. Rất nhiều dự án cải tiến nhận được nhiều lời khen trong quá trình thực hiện, nhưng lại không hề đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Việc tạo ra lợi nhuận, chứng minh chúng đến từ đâu và nhận được hỗ trợ tài chính có lẽ là quan trọng nhất đối với sự tồn tại của một chương trình cải tiến.
Brad Power là chuyên gia tư vấn về đổi mới quy trình kinh doanh. Bài viết dưới đây của ông đưa ra một ví dụ điển hình cho những thất bại trong những dự án như vậy và phân tích những nguyên nhân thất bại, cùng bài học được rút ra.

Một phòng ban lớn của công ty đã nhận thấy cần thiết phải thay đổi mô hình kinh doanh để tồn tại và thành công trong thị trường nhiều biến động. Trưởng phòng đã thực hiện những nỗ lực tái cấu trúc quan trọng, thuê một công ty tư vấn hàng đầu và huy động mọi nguồn nhân lực để thực hiện dự án đó. Hai năm sau, công ty trở thành ví dụ điển hình cho bài học về tái cấu trúc, là chủ đề của các bài phát biểu, một case study của trường kinh doanh Harvard, và thường xuất hiện trong các bài báo và sách tham khảo.

Không may là chẳng có câu trả lời tốt đẹp nào. Chắc chắn đã có những bức tranh, những biểu đồ quá trình, video và cả những con người tràn đầy tham vọng. Chỉ có điều là chương trình thí điểm đã không đủ tầm để chứng minh rằng nó sẽ mang lại những khoản lợi nhuận kếch xù, và công ty cũng không có mô hình kinh tế chi tiết để dựa vào đó đánh giá mức độ thành công. Không hề tin tưởng rằng sáng kiến sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt, công ty vội vã từ bỏ và bắt đầu những dự án mới.

Trong các chương trình cải tiến quy trình, khi vướng mắc phải khó khăn, vấn đề tiền bạc LUÔN LUÔN được lôi ra bàn thảo: Làm thế nào để kiếm tiền từ những thay đổi quy trình đó? Cổ đông kỳ vọng nhận được những gì và vào thời điểm nào? Trong trường hợp này, người ta không thể trả lời những câu hỏi đó, rồi mọi nỗ lực tàn lụi, và một đội ngũ quản lý mới đến tiếp quản.

Chúng ta có thể rút ra bài học gì từ thất bại này? Làm thế nào để bạn không mắc phải sai lầm đó?

1. Nhanh chóng công bố những kết quả cụ thể

Lãnh đạo đã mất kiên nhẫn ngồi chờ kết quả được chứng minh. Giai đoạn thiết kế và phân tích một sự thay đổi quá trình cần phải được thực hiện cặn kẽ. Tuy nhiên, việc qua hai năm trời mà vẫn không có một kết quả cụ thể nào có thể làm nản lòng bất kỳ một lãnh đạo nào. Để dàn xếp tình thế đó, nhóm dự án đã tuyên bố thành công khi mới chỉ có bản thiết kế quy trình và đội ngũ nhân lực. Tất cả mọi người đều tin vào một sự thay đổi quy mô lớn, để rồi sau đó nhận ra việc thực hiện khó khăn biết dường nào. Chưa có bất kỳ giai đoạn thực hiện nào thực sự bắt đầu, nói gì đến thu được lợi ích. Công bố của họ đã bỏ xa thực tế.

Tôi đã từng được đề nghị giúp đỡ một công ty lớn đã dành 2 năm vạch ra các mô hình quy trình quản lý tài chính hiện tại và tương lai. Đội ngũ quản lý đã mất kiên nhẫn chờ đợi kết quả và muốn tôi giúp họ mang lại những thay đổi thực tế. Một người quản lý quy trình nhận thấy công ty có quá nhiều thực thể pháp lý tại mỗi nước, mỗi thực thể lại mất chi phí thuế trung gian tốn kém và đôi khi không cần thiết. Chúng tôi nhanh chóng thực hiện một chương trình cắt giảm số lượng các thực thể, trong khi quá trình cải tiến lâu dài vẫn tiến triển song song.

Theo một người bạn của tôi là chuyên gia tư vấn Chunka Mui đã đề xuất trong một bài viết gần đây trên Forbes, cách hiệu quả nhất để mang lại hiệu quả là phải "nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ, thất bại sớm và mở rộng nhanh chóng". Kế hoạch cho dự án có thể tham vọng, tuy nhiên đội ngũ quản lý cần đạt được những kết quả ngắn hạn, cụ thể bằng cách bắt đầu nhỏ và bằng cách chứng minh tính khả thi của dự án (hoặc phủ định nó) Chậm nhất là mỗi 3-6 tháng, đội ngũ quản lý phải đạt được và công bố những kết quả như vậy

2. Thay đổi quy trình phải gắn liền với kết quả tài chính rõ ràng

Khi các lãnh đạo đầu tư lớn, họ kỳ vọng thu lại những khoản tương tự. Công ty mà chúng tôi kể trên đã vui mừng với các kế hoạch dự án đến nỗi quên mất cả việc xây dựng một kế hoạch tài chính rõ ràng. Trưởng ban đã không truyền đạt tầm nhìn của mình cho cấp trên một cách hiệu quả vì vậy mà lãnh đạo, vốn không phải là người ủng hộ nhiệt tình ngay từ đầu, cuối cùng đã quyết định sa thải ông.

Bản đồ chiến lược và Hoshin Kanri là những công cụ thể hiện những cải tiến quy trình thúc đẩy các kết quả tài chính như thế nào. Những người chịu trách nhiệm cải tiến quy trình trong công ty phải luôn sẵn sàng khi giám đốc điều hành hay giám đốc tài chính nói: "Hãy cho tôi thấy tiền".

3. Lôi kéo sự tham gia của bộ phận tài chính

Trong câu chuyện kể trên, bộ phận tài chính có đại diện trong đội ngũ quản lý dự án. Tuy nhiên, đội ngũ quản lý dự án cải tiến quy trình đã không đưa ra được những thước đo hiệu quả tài chính của dự án, cũng như không phân công ai chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Như tôi đã có lần lưu ý, việc đánh giá hiệu quả (thường do bộ phận tài chính thực hiện) là một trong bốn quy trình quản lý quan trọng để có được thành công trong chương trình cải tiến. Một cách để lôi kéo sự tham gia của bộ phận tài chính, như cách GE và những công ty áp dụng nguyên lý 6 Sigma áp dụng, là xây dựng một hệ thống theo dõi các lợi ích tài chính của từng dự án cải tiến. Hệ thống này phải được xem xét và xác nhận trên khía cạnh tài chính.

Việc tạo ra lợi nhuận, chứng minh chúng đến từ đâu và nhận được hỗ trợ tài chính có lẽ là quan trọng nhất đối với sự tồn tại của một chương trình cải tiến.


Nguồn VEF

8 quan niệm sai lầm về nhượng quyền thương hiệu

Nhiều “chiêu thức” trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được các nhà đầu tư truyền miệng làm “bí kíp gối đầu giường”. Tuy nhiên, trong số những bí quyết này có không ít quan niệm sai. Những nhận định sai lầm này sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh, đặc biệt là với những người mới chập chững tham gia. Sau đây là những sai lầm phổ biến:

1. Nên mua franchise của những thương hiệu đã nổi tiếng

Nhiều “chiêu thức” trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được các nhà đầu tư truyền miệng làm “bí kíp gối đầu giường”.
Thương hiệu nổi tiếng sẽ thu hút khách hàng nhưng đó chưa phải là tất cả. Có nhiều yếu tố khác ngoài sức mạnh thương hiệu quyết định sự thành bại của việc kinh doanh. Thương hiệu rất quan trọng nhưng yếu tố đầu tiên bạn cần nghĩ đến là sự phù hợp. Bạn nên ưu tiên chọn một thương hiệu đáp ứng khả năng đầu tư, nhu cầu thị trường…thay vì một thương hiệu nổi tiếng mà không hợp với tình hình và khả năng thực tế của bạn.

2. Nên mua những franchise đang “hot”

Các nhà đầu tư thường đổ xô mua những thương hiệu mới nổi và đang được quan tâm. Điều này cũng không hẳn là sai, nhưng phải cẩn thận. Một thương hiệu mới nổi hôm nay có thể sẽ chìm vào quên lãng ngay ngày mai. Mặt khác, việc đánh giá thương hiệu nào đang “hot” cũng không hề đơn giản vì nó phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của từng người. Các nhà đầu tư nên kiên nhẫn tìm hiểu thông tin và tập trung tìm kiếm các thương hiệu đáp ứng được khả năng tài chính, năng lực kinh doanh và nhu cầu thị trường.

3. Nên đầu tư vào franchise trong lĩnh vực thực phẩm

Nhiều người muốn mua franchise ngành thực phẩm này với ý nghĩ “Ai mà chẳng phải ăn”. Tuy nhiên, trở ngại của việc mua franchise ngành này là có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Chi phí và giá cả cũng đã được thị trường ấn định nên bạn không thể dễ dàng kiếm lợi. Bạn nên so sánh cẩn thận các các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trước khi quyết định mua.

4. Kinh doanh theo hình franchise sẽ đỡ phải lo hơn

Điều này hoàn toàn không đúng. Một khi quyết định bước vào con đường kinh doanh, bạn phải tập trung làm việc hết sức để mọi việc có thể hoạt động suôn sẻ. Bạn đã ở vào một vị trí đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn vì sự thành công của chính mình, vì thương hiệu mà bạn đại diện. Công ty mẹ không phải lúc nào cũng ở bên bạn và lo lắng hết mọi việc.

5. Kinh doanh theo hình thức franchise tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc

Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trên thế giới hiện có hơn 3.000 công ty nhượng quyền thương hiệu trong 75 lĩnh vực khác nhau, và thường thì nhà đầu tư chỉ cần chi khoảng 100.000 đô la là có thể có được một cơ sở kinh doanh hoàn chỉnh. Ngoài ra, nhiều ngành cũng chỉ hoạt động trong giờ hành chính. Tùy vào đặc thù ngành nghề kinh doanh mà chi phí mua franchise và thời gian hoạt động sẽ khác nhau.

6. Kinh doanh theo hình thức franchise dễ thành công

Không có cơ sở nào để đảm bảo mua franchise thì sẽ kinh doanh thành công. Các nhà đầu tư vẫn có thể thất bại như thường cho dù các công ty bán franchise có công bố tỉ lệ thành công cao đến thế nào đi nữa. Các công ty bán franchise chỉ có thể đảm bảo cho bạn có thể tham gia kinh doanh một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn.

7. Nếu tôi kinh doanh franchise mà ở khu vực tôi sống chưa có sản phẩm, dịch vụ đó thì tôi chắc chắn sẽ thành công

Với những doanh nhân thiếu kinh nghiệm, đây có vẻ là điều kiện lý tưởng để khởi nghiệp. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu tại sao không ai kinh doanh mặt hàng đó trong khu vực của mình. Có thể là do khách hàng không có nhu cầu, cũng có thể là chi phí hoạt động quá cao so với lợi nhuận… Có rất nhiều lý do mà bạn phải suy xét cẩn thận trước khi quyết định kinh doanh. Mặt khác, đây cũng là cơ hội vàng để thành công vì biết đâu khách hàng thực sự yêu thích sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là yếu tố “được ăn cả, ngã về không” nên bạn không nên lấy đó làm cơ sở để quyết định mua franchise.

8. Nên mua franchise phù hợp với sở thích

Làm điều mình thích không có gì sai cả, đặc biệt là khi bạn có cơ hội để biến ước mơ thành sự thật. Tuy nhiên, bạn phải suy xét cẩn trọng vì mù quáng đi theo “tiếng gọi trái tim” dễ dẫn bạn đến thất bại trong kinh doanh. Bạn nên sáng suốt cân đối sở thích và hình thức kinh doanh phù hợp. Một khi làm được điều này, sở thích cá nhân sẽ là một trong những động lực giúp bạn kinh doanh thành công.


Nguồn ALLBUSINESS

Tuesday, May 24, 2011

Tiếp tục đề xuất hạ lãi suất tiền gửi USD

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi NHNN đề xuất việc hạ lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế từ mức 1%/năm xuống 0%/năm và khống chế lãi suất tiền gửi USD của khu vực dân cư từ mức 3%/năm xuống 1%/năm.

Lãi suất huy động USD hiện dao động từ 1 - 3%/năm
Theo đánh giá từ VAFI, chỉ trong thời gian ngắn với chính sách khống chế lãi suất tiền gửi USD trong khu vực dân cư ở mức không quá 3%/năm và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 2% đã làm cho tỷ giá thực tế VND/USD giảm hơn 5%, nguồn cung ngoại tệ dồi dào và ở trạng thái cung lớn hơn cầu, đồng thời đang diễn ra việc chuyển dịch từ nắm giữ USD sang VND để gửi tiết kiệm có lợi thế hơn.

“Đây là thành công bước đầu, có hiệu quả rất nhanh và tích cực ngoài dự đoán của đa phần các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế tiền tệ. Thành công này khiến chúng ta có thể nghĩ rằng việc xóa bỏ tình trạng đô la hóa đang tồn tại lâu trong nền kinh tế là việc không khó và có thể kết thúc nhanh trong khoảng thời gian ngắn”, VAFI nhấn mạnh.

Từ thực tiễn này, VAFI thấy rằng Ngân hàng nhà nước nên có những hành động tiếp theo. Thứ nhất, hạ lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế từ mức 1%/năm xuống mức 0%/năm. Biện pháp này cần làm ngay vì không có tác động tiêu cực gì đến chính sách tiền tệ, ngược lại sẽ có thêm nhiều lợi ích cho nền kinh tế và hệ thống doanh nghiệp, làm tiền đề cho việc hạ lãi suất cho vay.

Để chuẩn bị cho bước tiếp theo, ngay từ thời điểm này, theo VAFI, Ngân hàng Nhà nước nên chỉ đạo việc nghiên cứu ban hành Phí tiền gửi ngoại tệ ở mức cao cho những đối tượng: cố tình găm giữ ngoại tệ, không có hoặc chưa có nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong thời gian trước mắt.

Thứ hai, khống chế và hạ lãi suất tiền gửi USD của khu vực dân cư từ mức 3%/năm xuống mức 1%/năm, cũng như tính toán tăng thêm tỷ lệ dự trữ ngoại tệ ở mức hợp lý để các ngân hàng thương mại không vượt rào khi cạnh tranh thu hút tiền gửi USD. Bước tiếp theo sẽ hạ xuống còn 0%/năm - vì với đa phần người gửi USD thì mức lãi suất 1% hay 0% không có nhiều khác biệt về lợi ích - và thu phí tiền gửi ngoại tệ.

Hiện nay có quan điểm cho rằng nếu tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi USD ở mức như trên thì lượng kiều hối sẽ giảm sút, nhận định này theo VAFI là “không có cơ sở vì chi phí cho việc chuyển ngoại tệ bất hợp pháp từ Việt Nam ra nước ngoài khoảng 2%, với mức phí này cộng thêm với rủi ro là có thể mất toàn bộ vốn thì có lẽ không ai làm việc nguy hiểm này”.

Do đó, với việc đưa ra những đề xuất trên, VAFI cho rằng thời điểm hiện tại rất thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước hành động nhằm nhanh chóng rút ngắn tiến trình xóa bỏ tình trạng đô la hoá và để thực hiện mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là sẽ chấm dứt tình trạng huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ.


Nguồn DÂN TRÍ

Friday, May 20, 2011

Nghị định quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức

Theo Nghị định quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức vừa được Chính phủ ban hành, công chức tự ý nghỉ việc từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo văn bản 3 lần liên tiếp thì sẽ bị buộc thôi việc.

Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ sẽ bị cách chức
Nguyên tắc xử lý kỷ luật là mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức thôi việc.

Bị khiển trách nếu gây khó khăn, phiền hà trong thi hành công vụ

Công chức phải chịu hình thức kỷ luật khiển trách khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật như có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan tổ chức, đơn vị cá nhân trong thi hành công vụ; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 3 đến dưới 5 ngày làm việc trong một tháng;...

Đối với công chức có một trong các hành vi: Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức để vụ lợi; tự ý nghỉ việc, tổng số từ 5 đến dưới 7 ngày làm việc trong một tháng;...sẽ phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo.

Nghị định quy định rõ, hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi; vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;...

Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ sẽ bị cách chức

Công chức giữ vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật như không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn; vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;... thì chịu hình thức kỷ luật giáng chức.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng; bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;...

Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 2 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/7/2011


Nguồn Web Chính phủ

Những lý do khiến tiếp thị bằng TTXH thất bại

Truyền thông xã hội (TTXH - social media) đang trở thành một công cụ thời thượng của ngành tiếp thị. Nhiều công ty hàng đầu đã và đang đổ tiền vào các chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các trang như Facebook, Twitter hay YouTube. Tuy nhiên , tác động thật sự của truyền thông xã hội đến thương hiệu, doanh số và dịch vụ khách hàng vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Truyền thông xã hội (TTXH - social media) đang trở thành một công cụ thời thượng của ngành tiếp thị.
Jonathan Salem Baskin - Chuyên gia thương hiệu đã từng làm việc cho Apple, Blockbuster và Limited Inc. đưa ra một số ví dụ: Old Spice đăng tải nhiều video trên Youtube nhưng chính quảng cáo và tiếp thị truyền thống mới thu hút người tiêu dùng mua hàng. Burger King và Pepsi là những thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng TTXH để tiếp thị nhưng doanh số bán hàng vẫn giảm.

Tuy nhiên, phải nói ngay rằng TTXH không phải là nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm doanh số của các thương hiệu nói trên. Vấn đề nằm ở chỗ, các công ty này đã không xác định được mục tiêu rõ ràng của các chiến dịch TTXH và sử dụng không hiệu quả các công cụ này. Mặc khác, theo Baskin, các nhà tiếp thị nhận thức về TTXH dựa trên các quan điểm tiếp thị quá cũ.

Cách làm hiện nay của các chiến dịch TTXH là cố gắng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu thụ thông qua các nội dung quảng cáo gián tiếp đăng tải trên các mạng xã hội dưới hình thức blog, ảnh,video… Việc này chẳng khác nào việc phát những đoạn phim quảng cáo có nội dung không đề cập trực tiếp tới sản phẩm, chỉ khác là nó được chuyển tải tới khách hàng qua mạng internet.

Sau đây những nhận định sai lầm khiến việc tiếp thị bằng TTXH đi chệch hướng.

1. “Thương hiệu” tồn tại như một thực thể

Các nhà tiếp thị đã quen với suy nghĩ “Thương hiệu tồn tại như một thực thể”. Trên thực tế, “thương hiệu” chỉ là một khái niệm trừu tượng mà thôi. Bản thân thương hiệu không có giọng nói, danh tiếng, thuộc tính riêng hay hành động. Khi các nhà quảng cáo đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu nào đó, họ chỉ ghi lại nhận định của khách hàng về thương hiệu trong một khoảng thời gian cố định. Vì vậy, ý định tạo ra các cuộc đối thoại giữa “thương hiệu” và ”người tiêu dùng” là không có cơ sở. Khách hàng nói về thương hiệu chứ không nói với thương hiệu. Thay đổi nhận thức của bạn về thương hiệu là bước đi quan trọng đầu tiên giúp bạn sử dụng hiệu quả hơn, xác định được mục đích khi sử dụng các kênh truyền thông này. Bạn cần tạo điều kiện cho khách hàng nói về thương hiệu của bạn.

2. TTXH đem tới cơ hội đối thoại với khách hàng

Các nhà tiếp thị thuyết phục bạn: Mạng xã hội không giống các phương tiện truyền thống, nó sẽ giúp bạn tiếp cận trực tiếp, nhanh hơn và gần hơn với khách hàng. Thế là họ tích cực tận dụng mọi phương tiện truyền thông để giúp bạn giao tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, cuộc đối thoại nào cũng có giá của nó và bạn phải mất rất nhiều tiền bạc và thời gian để làm được điều đó. Đối thoại cũng không phải là việc mới mẻ và không phải đợi đến khi mạng xã hội ra đời thì nhà kinh doanh mới có cơ hội đối thoại với khách hàng. Bạn nên hạn chế giao tiếp với khách hàng nếu các cuộc nói chuyện này không hướng đến một mục tiêu hay đem tới những giá trị cụ thể.

3. TTXH giúp thương hiệu có thêm bạn *(friend trong friendlist), cũng có nghĩa là thêm khách hàng

Bạn có một danh sách bạn bè (friendlist) hoặc người hâm mộ (fan) dài dằng dặc không có nghĩa tất cả họ đều là khách hàng của bạn. Một cú click chuột không nói lên điều gì đáng kể. Các trang mạng xã hội cung cấp cho bạn chức năng “ Thêm bạn” hoặc “Thích” không có nghĩa là bạn và khách hàng có một mối quan hệ bạn bè thực sự.”Bạn bè“ hiểu đúng nghĩa của nó cần nhiều yếu tố hơn thế. Ngoài tình cảm, tình bạn còn đòi hỏi những hành động quan tâm lẫn nhau trên thực tế. Việc chuyển đổi danh sách bạn bè thành danh sách khách hàng không đơn giản. Và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, không thể được duy trì bằng các trò giải trí online. Điều quan trọng không phải là thu hút được nhiều người nhấn nút “Thích” (Like). Bạn phải tận dụng mọi cơ hội tương tác với khách hàng để giao tiếp hiệu quả và thuyết phục được họ sử dụng dịch vụ, sản phẩm. Chất lượng quan trọng hơn số lượng.

4. Mục tiêu của các chiến dịch TTXH không phải là bán hàng

Các nhà tiếp thị vẫn sử dụng nhận định này để giải thích cho mục tiêu của các chiến dịch TTXH. Họ tổ chức các chiến dịch TTXH không nhằm mục đích bán hàng mà củng cố mức độ nhận biết thương hiệu. Nhưng sự thật là:

1) Người tiêu dùng vẫn không tin tưởng thương hiệu
2) Các doanh nghiệp tiếp tục làm mọi cách để nâng cao giá trị thương hiệu
3) Người tiêu dùng hiện nay là ít trung thành hơn bao giờ hết

Doanh nghiệp đưa thông tin cho thị trường theo nhiều cách khác nhau và ai cũng hiểu lý do tại sao họ làm vậy. Doanh nghiệp tồn tại là để bán hàng- đó là một thực tế không thể phủ nhận. Người tiêu dùng nhận thức được thực tế này nên khi bạn cố gắng nói tránh đi thì chỉ càng làm người tiêu dùng tăng thêm sự nghi ngờ (Dù họ rất thích thú và sẵn sàng tham gia các hoạt động miễn phí online (thường chẳng có giá trị gì).

Như vậy, mục tiêu của các chiến dịch TTXH phải là bán hàng.

Doanh nghiệp và các nhà tiếp thị - quảng cáo cần truyền đi thông điệp này một cách rõ ràng. Tăng doanh số phải là yếu tố hàng đầu đánh giá sự thành công của một chiến dịch TTXH.


Nguồn IMEDIACONNECTION

Saturday, May 14, 2011

“Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” - trong cạnh tranh, nhiều DN nhỏ cũng như lớn đã quên binh pháp này của Tôn Tử nên hoặc thất bại sớm hoặc

Nhỏ biết né

Ngày nay, xu hướng “làm thuê” đã không còn hấp hẫn những nhân viên năng động. Do đó, việc thành lập công ty riêng đang là khuynh hướng lựa chọn của nhiều người, khi đã tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như tài chính.

Thế nhưng, sau một thời gian, nhiều người đã ngán ngẩm vì không thể cạnh tranh nổi với đối thủ. Đây không phải là chuyện hiếm giữa các DN hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Câu chuyện rút lui khỏi thị trường bán lẻ điện thoại di động của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hệ thống Quốc tế (Nettra) trong "cuộc chiến" với hơn 20 hãng điện thoại di động tại Việt Nam cách đây gần 3 năm là một minh chứng.

Mặc dù bản thân Nettra rất có tiềm lực, tài chính và nhiệt huyết, song, do thiếu hệ thống định vị thương hiệu mà Nettra hay nhiều doanh nghiệp (DN) vừa mới ra đời đã phải đóng cửa.

Trong khi đó, Thế giới di động khôn khéo lách vào thị trường với một cửa hàng nhỏ để đối đầu với hệ thống phân phối của FPT. Đến nay, Thế giới di động đã nắm thế chủ động trước các đối thủ khác, kể cả FPT.

Lý do “chết trẻ” của nhiều DN có cùng một nguyên nhân: do ưu tiên chọn cách đối đầu hơn là tìm hướng đi mới. Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn The pathfinder, cho biết, nhược điểm của các DN nhỏ là cứ chọn các DN lớn mà cạnh tranh.

Điều này, chẳng khác nào “lấy trứng chọi đá”. Ở đây, không loại trừ trường hợp người điều hành DN mới, trước đây từng là nhân viên của DN mà mình đang cạnh tranh. Do đó, không thoát khỏi tư duy rập khuôn từ đơn vị cũ.

Thông thường DN kinh doanh cùng lĩnh vực có ba chiến lược chính: giá rẻ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Với cả ba yếu tố này, DN nhỏ đều bất lợi. Có cách nào để lách qua những cái bóng lớn của đối thủ? Ở đây cần phải thấy, DN lớn có nghĩa là thị phần lớn, doanh số họ lớn nhưng sức mạnh thương hiệu (tình cảm khách hàng) thì chưa chắc lớn.

Như vậy, những đối thủ nhỏ trước hết phải xem xét mặt hàng kinh doanh để có thể “đánh” theo chiến lược thứ nhất. Song song, hai chiến lược còn lại là không thể bỏ qua: Thể hiện được mình (thông qua chất lượng cũng như mẫu mã liên tục) và được xã hội công nhận (tức phải có dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời nhất). Hai yếu tố đó, phải liên tục củng cố.

Lớn tránh hở sườn

Những nhà sáng lập trình duyệt Netscape Navigator từng hy vọng đánh bại Microsoft Windows, nhưng họ quên mất rằng trình duyệt web phải chạy trên hệ điều hành.

Cuối cùng Microsoft đã phát triển Internet Explorer và tấn công vào điểm yếu của Netscape bằng cách cung cấp trình duyệt IE đi kèm với hệ điều hành thay vì bắt khách hàng phải trả thêm phí. Nếu Netscape cũng có một hệ điều hành thì có thể nó đã sống sót sau sự tấn công của Microsoft.

Các doanh nghiệp sở hữu một số điểm ưu việt, và đó là điều quan trọng để tham gia thị trường. Thế nhưng, luôn phải nhớ rằng ưu điểm đến mấy thì theo thời gian nó sẽ dần trở nên lỗi thời. Cũng giống như quân đội phải bảo vệ cánh bên sườn của mình, những điểm yếu của một DN là nơi có khả năng cạnh tranh và dễ bị tấn công và bị tổn thương nhất.

Các DN phải biết cách phòng thủ và phản ứng trước những cuộc tấn công này. Thông qua chiến lược này, các doanh nghiệp nên tập trung vào một phân khúc thị trường hoặc vào một thời điểm nào đó trước khi mở rộng.

Các nhà đầu tư luôn tư vấn cho những người khởi động dự án kinh doanh kiểm tra và xác định chiến lược tại các thị trường nhỏ hoặc các ngành hẹp trước khi nhân rộng. Điều này là cần thiết bởi nó giúp doanh nghiệp giảm sự cạnh tranh ở các điểm yếu và tập trung hiệu quả hơn vào những điểm mạnh.

Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, khách hàng có nhiều quyền lựa chọn hơn, cộng với xu thế toàn cầu hóa làm cho các cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

DN cần phải xem xét tất cả các mặt mạnh yếu của mình và đảm bảo an toàn cho những điểm yếu. Ứng với lý thuyết của Michael Porter thì 5 áp lực cạnh tranh (sơ đồ) tương ứng với mỗi mạng sườn, ở đó đối thủ có thể tấn công và làm bạn bị tổn thương.

Giá xăng sẽ giảm hay tăng?

Trên thế giới, giá dầu thô đã giảm xuống dưới 100USD/thùng. Đối với xăng dầu thành phẩm tại Singapore, trong khi giá các mặt hàng dầu tăng nhẹ thì giá xăng giảm khá mạnh. Tuy nhiên các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối vẫn kêu lỗ, thậm chí DN còn đề nghị tiếp tục tăng giá.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đồng ý và xin ý kiến về việc tăng chi phí kinh doanh xăng dầu. Vậy giá xăng sẽ giảm hay tăng?

Cục diện thị trường

Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng, giá xăng trong nước có giảm theo?
Ngày 13/5, giá dầu thô thế giới lần thứ 2 trong tháng giảm mạnh. Trước đó vào cuối tuần đầu của tháng 5/2011, giá dầu thế giới cũng đã giảm xuống chỉ còn hơn 97USD/thùng và hiện nay cũng chỉ ở mức 98USD/thùng. Như vậy áp lực về giá dầu thô đối với thị trường thế giới đã được loại trừ ít nhất trong thời điểm ngắn hạn vừa qua. Đối với thị trường xăng dầu thành phẩm, theo bảng giá của Petrolimex ngày 11/5 thì tại Singapore, giá xăng A92 giảm còn ở mức hơn 128USD/thùng, trong khi giá các mặt hàng dầu tăng nhẹ.

Tuy nhiên vào cuối tháng 4/2011, các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối đã đề xuất tăng giá xăng, sau khi đã tăng giá mạnh mặt hàng này hồi cuối tháng 3/2011. Bên cạnh động thái này, các DN tiếp tục kêu kinh doanh lỗ đối với mặt hàng xăng dầu. Thậm chí đại diện một DN kinh doanh xăng dầu lớn còn khẳng định trước biến động nhanh chóng của giá xăng dầu nhập khẩu, giá trong nước hiện tại chỉ bằng khoảng 70% giá thành thực tế (?).

Nếu nói như vậy thì phải chăng các DN sẽ còn tiếp tục tăng giá xăng dầu? Và phải chăng nếu để tăng đúng thêm 30% giá thành nữa thì giá bán xăng dầu sẽ phải lên tới gần 30.000đ/lít thì các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối mới thỏa mãn các điều kiện về giá thành?

Các DN còn cho rằng chi phí kinh doanh xăng dầu hiện cũng rất thấp và lạc hậu. Đồng thuận với đề xuất này của DN, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về khả năng tăng chi phí kinh doanh xăng dầu. Đại diện bộ này cho rằng chi phí kinh doanh xăng dầu hiện ở mức 600 đồng và 400 đồng/lít. Mức này được thực hiện từ đầu năm 2009 và là mức được xây dựng dựa trên căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh của năm 2008. Vì thế dự thảo do bộ này soạn thảo đề xuất tăng chi phí bán lẻ xăng dầu bình quân từ 600 lên 860 đồng/lít và chi phí bán buôn từ 400 lên 500 đồng/lít - tương ứng với mức tăng lần lượt là 43% và 25%. Có ý kiến cho rằng dường như các DN vẫn ta thán nhằm tạo đà cho việc tăng giá mặt hàng nhạy cảm này.

Không nên tăng và cần minh bạch

Trên thực tế, mặt hàng kinh doanh xăng dầu đang từng bước vận hành theo cơ chế thị trường - có nghĩa là sẽ có sự tăng và giảm tương ứng với biến động giá thị trường thế giới. Vì thế trước việc giá dầu thô cũng như giá xăng thành phẩm đang có xu hướng giảm thì DN kinh doanh xăng dầu đầu mối không nên tăng giá. Cùng quan điểm này, các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu DN kinh doanh xăng dầu tăng chi phí kinh doanh và tăng giá bán xăng dầu thì sẽ đẩy kinh tế vĩ mô và lạm phát lún sâu vào những bất lợi và vòng xoáy tăng giá.

Theo PGS - TS Trần Hoàng Ngân - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, trong bối cảnh lạm phát còn cao, không nên tăng giá xăng dầu lúc này nhằm ngăn chặn từ xa cơn sốt lạm phát tâm lý, ảnh hưởng không tốt đến việc kiểm soát lạm phát.

Một trong những điểm đáng lưu ý nữa là tại bản tin thị trường xăng dầu số 28 do Petrolimex phát hành ngày 9/5 cho biết: Giá bán diesel tại Việt Nam là 21.100 đồng/lít trong khi Cty PTT của Thái Lan bán với giá 29,99 baht/lít tương ứng mức giá 21.135 đồng/lít. Điều đó có nghĩa là giá bán tại Việt Nam là 21.100đ/lít thì chỉ thấp hơn Thái Lan 35 đồng/lít - Đây có thể coi là mức tiệm cận giá khu vực.

Riêng đối với giá xăng, các DN cho rằng giá bán lẻ hiện nay vẫn còn thấp hơn từ hơn 2.000đ - gần 5.000đ/lít so với các nước trong khu vực cũng là cách so sánh chưa phù hợp. Chưa hết theo bản tin giá cơ sở của Petrolimex chốt số liệu ngày 29/3 (thời điểm tăng giá bán lẻ), khi đó giá xăng A92 tại Singapore là hơn 118USD/thùng thì kết cấu giá cơ sở là 21.379đ/lít đã bao gồm các loại thuế, chi phí cùng định mức lợi nhuận 300đ/lít. Như vậy với diễn biến giá cả hiện nay, các chuyên gia cho rằng DN vẫn có lãi chút ít, hoặc chí ít có “ăn” vào định mức lợi nhuận thì cũng không bị lỗ như từng kêu ca.

Một vấn đề mà số đông chuyên gia và người dân phản ứng là việc nếu như trước đây Petrolimex cung cấp “bản tin giá cơ sở” như một “công thức tính giá xăng dầu”, đến nay DN này đột ngột hủy bỏ. Việc không tiếp tục “giúp thuận tiện trong việc tra cứu, cập nhật thông tin và không bị động khi DN đầu mối điều chỉnh giá bán theo Nghị định 84” như mục tiêu ban đầu đã khiến phát sinh mối hoài nghi về sự minh bạch về kết cấu giá xăng dầu. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng DN cũng cần minh bạch việc tiết giảm chi phí kinh doanh như yêu cầu của bộ: Công Thương - Tài chính, đồng thời minh bạch việc sử dụng quỹ bình ổn giá.

* Các bạn có ý kiến gì về vấn đề giá xăng trong nước? Mời các bạn tham gia gửi ý kiến phản hồi phía dưới.


Nguồn LAO ĐỘNG