Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Friday, December 13, 2013

Tạo ảnh hưởng với nhân viên

Những nhà lãnh đạo biết cách sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình thường sẽ thành công hơn những người không biết làm điều này. Họ có khả năng khiến người khác phải làm theo ý mình, biết cách tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên thuộc cấp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc và đạt được những kết quả mong muốn.
Để đạt được trình độ cao trong nghệ thuật "khiến" người khác làm đúng ý của mình, hay nói ngắn gọn hơn là "giao việc", thì các nhà quản lý cần phải thực hiện những "chiêu" nào? Làm thế nào để tạo ra và duy trì ảnh hưởng đối với các nhân viên? Dưới đây là những lời khuyên của tiến sĩ David G.Javitch, Chủ tịch của Javitch Associates, một công ty tư vấn về tổ chức đặt ở Newton (Massachusetts, Mỹ) có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản lý và lãnh đạo.
Để tạo ra và duy trì ảnh hưởng với nhân viên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường phải thực hiện 3 công việc dưới đây:
Xây dựng những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được và khả thi
Khi đạt được những mục tiêu này, nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy mình có ảnh hưởng nhất định đối với người khác, được người khác đánh giá cao. Hãy chia những mục tiêu này thành những bước đi nhỏ, cụ thể và dễ thực hiện.
Xác định các công cụ, các nguồn lực cần thiết để tạo ra ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài
Đây là những công cụ, nguồn lực hỗ trợ nhà lãnh đạo trong việc thể hiện quyền lực và ảnh hưởng. Đừng vội nói rằng tôi chẳng có thứ gì để thể hiện quyền lực. Có thể bạn đang có một số công cụ để thể hiện quyền lực, nhưng vì khiêm tốn không nhận thức được hay do không quan tâm mà bạn không sử dụng chúng. Những yếu tố này được gọi là nội lực.
Trong một số trường hợp khác, bạn có thể sử dụng các ngoại lực, để tăng cường ảnh hưởng của mình. Hãy kiểm tra xem bạn có những yếu tố sau đây hay không: sự thông minh, óc phán đoán, khả năng sáng tạo, tri thức dồi dào, kiến thức chuyên môn sâu rộng, sự quyết đoán, quan hệ xã hội rộng, tài chính vững mạnh, một quá khứ có nhiều thành công, danh tiếng, địa vị nghề nghiệp, uy tín, khả năng lãnh đạo.
Tất nhiên, hiếm ai có thể hội tụ đủ tất cả các yếu tố trên, nhưng khi có nhiều nội lực cũng như ngoại lực, nhà lãnh đạo càng có nhiều khả năng tạo ra ảnh hưởng lên người khác.
Xác định và sử dụng các kỹ thuật tạo ra ảnh hưởng
Có thể vận dụng kỹ thuật dưới đây để tạo ra ảnh hưởng lên người khác một cách hiệu quả:
Tạo quan hệ tối với những người xung quanh
Điều này có nghĩa là bạn phải bày tỏ cảm xúc của mình và tìm hiểu cảm xúc của người khác. Hãy nói với các nhân viên rằng họ đang cảm thấy thế nào về công việc và cường độ làm việc, công việc của họ tiến triển ra sao, có điều gì đang cản trở thành công. Sau đó, hãy tỏ ra chân thành và nói cho họ biết bạn đánh giá như thế nào về họ, phong cách và hiệu quả làm việc của họ. Khi chia sẻ những thông tin như vậy với mọi người, bạn làm cho họ biết được những giá trị chính là gì và điều này tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở có hiệu quả cao.
Xây dựng tinh thần làm việc đồng đội
Nhà lãnh đạo cần phải tạo ra một môi trường làm việc mà trong đó, mọi người cảm thấy là những người cùng hội, cùng thuyền, vì những mục đích chung, từ đó sẽ làm việc trên tinh thần hợp tác, đoàn kết. Khi đứng ra kết hợp nổ lực của mọi người để cùng giải quyết các vấn đề hay lập ra các chương trình hành động cho tương lai, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn và họ có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức của nhau. Khi công việc trở nên có hiệu quả, nhà lãnh đạo trở thành người có sức thuyết phục, có ảnh hưởng cao, bởi vì chính anh ta đã tạo nên những nhóm làm việc hiệu quả như vậy.
Xử sự hợp lý
Kỹ thuật này khuyên nhà lãnh đạo phải quản lý các nhân viên bằng cách xử sự theo lý lẽ vững chắc. Khi giải thích các vấn đề, các ý tưởng, các quy trình làm việc, nhà lãnh đạo phải trình bày với các nhân viên một cách rõ ràng, kiên quyết và không nên để lộ cảm xúc. Mặt khác, nhà lãnh đạo phải kích thích họ đặt câu hỏi và bày tỏ mối quan tâm, sau đó giải thích những điều không chắc chắn, những vấn đề phức tạp một cách có logic.
Quyết đoán nhưng không ép buộc, thị uy
Khi nhà lãnh đạo đặt ra các vấn đề, khẳng định một điều gì đó, hay khi chia sẽ ý tưởng với các nhân viên mà không làm cho họ cảm thấy bị ép buộc, bị hạ thấp, anh ta sẽ được họ khâm phục vì đã biết cách bày tỏ ý nghĩ và cảm xúc của mình cùng sự cân nhắc thích đáng đến cảm xúc của người khác. Trong trường hợp này, các nhân viên cũng sẽ thường xuyên chia sẽ với nhà lãnh đạo những thắc mắc, quan tâm của họ, bởi vì họ tin rằng sếp của họ sẽ tạo ra một môi trường làm việc an toàn và tích cực.
Ép buộc
Đây là cách thể hiện ý nghĩ và cảm xúc của nhà lãnh đạo mà không cần quan tâm đến cảm xúc của những người khác. Xin nên nhớ rằng chỉ sử dụng kỹ thuật này trong những tình trạng khẩn cấp, đòi hỏi mọi người phải có phản ứng và hành động nhanh.
Là người đáng tin cậy
Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng khi chứng minh được khả năng, kiến thức chuyên môn của mình bằng một thứ ngôn ngữ thích hợp, được thể hiện một cách chuẩn xác và đúng thời điểm. Khi nhà lãnh đạo trả lời các thắc mắc, quan tâm của các nhân viên một cách chính xác, thể hiện tài năng của mình một cách khiêm tốn và làm cho các nhân viên cảm thấy tin tưởng khi làm theo những đường lối do mình vạch ra, anh ta sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với họ.
Tuân thủ văn hoá của tổ chức
Hiểu và hành xử theo đúng văn hoá của tổ chức một cách làm hiệu quả nhất để khiến người khác phải làm những điều mà mình mong muốn. Khi là một tấm gương về cách hành xử theo đúng văn hoá của tổ chức, tất nhiên lãnh đạo phải được các nhân viên tôn trọng.
Những điều trên là những điều bạn có thể học được và áp dụng dễ dàng trong mọi tình huống. Trong một số tình huống, kỹ thuật này sẽ có tác dụng hơn kỹ thuật kia và ngược lại. Đôi khi, bạn cũng cần sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật.
Cuối cùng, khi xác định nên sử dụng kỹ thuật nào để tạo ra ảnh hưởng, bạn cần phải cân nhắc các yếu tố sau: phong cách lãnh đạo mà bạn yêu thích, phong cách và cá tính của những người bạn muốn tạo ra ảnh hưởng lên họ, những vấn đề đang cần phải giải quyết, bối cảnh cụ thể của vấn đề, địa điểm hay môi trường mà bạn muốn tạo ra ảnh hưởng.
(Theo Doanh Nhân Cuối Tuần)
Việt Báo (Theo-Ngoisao)

Wednesday, August 28, 2013

Những điều sếp không nên nói với nhân viên

Là một nhà quản lý đã đủ khó nhưng càng khó hơn khi họ buột miệng đưa ra những lời nói sai lầm với nhân viên. Dưới đây là những câu nói “ngốc nghếch” phổ biến mà các nhà quản lý thường dùng, tiếp sau đó là giải pháp thay thế.

10. “Đừng bao giờ nói chuyện với sếp”

Đôi khi nhà quản lý có thể lo lắng rằng nếu những nhân viên trò chuyện với sếp của họ, điều này sẽ phá hỏng quyền hạn của mình. Để ngăn chặn điều này, các nhà quản lý sẽ hướng dẫn những nhân viên chuyển tất cả cuộc giao tiếp qua chuỗi quản lý chính thức.

Đây là điều ngu ngốc bởi những thông tin, chuyện tầm phào hay những ý kiến khác nhau được truyền tới công ty rất nhanh và thật nực cười khi ai cũng phải cố gắng để kiểm soát nó. Vì thế, những vị sếp mong muốn giữ kín được cuộc thảo luận và chỉ lộ ra cái nhìn mang tính hoang tưởng mà thôi.

Những vị sếp sáng suốt nói: “Hãy luôn để tôi ở trong cuộc” (cung cấp đầy đủ thông tin và tham gia vào quá trình ra quyết định).

9. “Tìm hiểu bạn đã sử dụng mỗi giờ ra sao?”

Một số nhà quản lý tin rằng nếu họ có thể tìm hiểu mọi người sử dụng thời gian vào việc sắp xếp công việc như thế nào thì họ sẽ giải quyết tốt hơn điều sắp diễn ra và bằng cách ấy họ sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu thời gian được sử dụng như thế nào sẽ gây khó khăn cho việc lập những dự án tốt, đó là điều cơ bản trong việc đổi mới của hầu hết các công ty. Cùng lúc đó, những nhân viên có thể khó tránh khỏi gian lận trong thời gian làm việc để làm thỏa mãn sự mong đợi của nhà quản lý.

Vị sếp sáng suốt sẽ nói: “Đây là điều tôi cần bạn thực hiện…”

8. “Sử dụng ít thiết bị văn phòng”

Chắc chắn rồi, vật tư của văn phòng tiêu tốn rất nhiều tiền, tuy nhiên cũng cần quan tâm tới việc sử dụng quá ít chúng. Ví dụ, khi bạn làm việc trong một công ty hạn chế rất lớn lượng giấy photo để tiết giảm chi phí. Kết quả là sự dự trữ và sự việc tới bất ngờ sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc của công ty hơn.

Tượng tự vậy, tôi đã hai lần đọc email của những công ty Fortune 100, họ gợi ý rằng các nhân viên nên sử dụng lại cái kẹp giấy. Tuy nhiên, nếu một nhân viên mất tới một giây để lo lắng về chiếc kẹp ghim ấy, điều này còn tốn nhiều chi phí hơn khi sử dụng thêm một chiếc kẹp.

Vị sếp sáng suốt sẽ khuyên: “Hãy lo lắng về việc hoàn thành công việc”

7. “Khách hàng luôn luôn đúng”

Gần đây, tôi có chỉ ra vấn đề này trong một bài báo “Khách hàng thường sai lầm”. Vấn đề ở đây là khi những nhà quản lý sử dụng cụm từ nhàm chán này, điều đó sẽ làm hỏng quyết định tốt nhất của người bán hàng, là ví dụ gần nhất với tình huống này hơn.

Những nhà quản lý có nghĩa vụ phải quản lý nhân viên chứ không phải những khách hàng. Khi họ tham gia quá sâu vào những mối quan hệ với khách hàng, có khả năng rất lớn họ sẽ hành động một cách ngu ngốc. Vì vậy, chỉ nên hỏi bất kỳ người bán hàng nào.

Vị sếp sáng suốt sẽ nói: “Tôi ủng hộ quyết định của bạn.”

6. “Chúng tôi mong đợi lòng trung thành của tập thể”

Nhiều vị sếp tin rằng nhân viên nên sẵn lòng duy trì công việc hiện tại của mình ngay cả khi họ có những công việc ở nơi khác tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng khi người chủ chi tiền để đào tạo nhân viên trong điều kiện tốt nhất.

Những điều về lòng trung thành có thể được xét bằng hai phương pháp. Lòng trung thành của tập thể có lẽ mang nhiều ý nghĩa trong việc đảm bảo thời gian việc làm của các công ty. Tuy nhiên, ngày nay, làm sao các nhân viên cảm thấy trung thành khi họ biết có thể được tuyển dụng ở nơi khác chỉ trong tích tắc.

Vị sếp sáng suốt sẽ nói: “Tôi sẽ tiếp tục trả lương cho bạn theo những gì bạn xứng đáng nhận được.”

5. “Đây chính là một chế độ đãi ngộ nhân tài”

Nhiều công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao cho rằng những nhân viên thông minh nhất luôn luôn được thăng chức. Tuy nhiên, điểm qua một số công ty vừa và nhỏ thì nguyên tắc Peter chỉ là một luật lệ thường ngày.

Ngoài ra, thật lố bịch khi nói chuyện về một chế độ đãi ngộ nhân tài trong bất kì ngành công nghiệp nào, nơi chỉ có ít hơn nửa những giám đốc điều hành đứng đầu là phụ nữ. Sau cùng, số lượng phụ nữ tham dự vào đại học cũng ngang ngửa với đàn ông trong 40 năm trước.

Vị sếp sáng suốt nên nói: “Chúng ta nên nỗ lực để tuyển dụng và đề bạt những người giỏi nhất.”

4. “Bạn sẽ có được những kinh nghiệm đáng giá”

Các ông chủ sẽ nói điều này bất cứ khi nào họ muốn ai đó làm việc ít hơn những người lao động khác, điều này rất có ý nghĩa với công ty của họ. Ví dụ điển hình của vấn đề này là công việc của thực tập sinh không hưởng lương, nhưng nhiều vị sếp cũng thường dùng cách này nhằm kích thích những nhân viên dạn dày kinh nghiệm.

Hãy thử cho rằng câu nói ấy mang ý nghĩa như một phần thưởng. Trong trường hợp đó, những CEO đầu tiên, những người điều hành các công ty có nên được trả lương không? Và phải chăng họ cũng chẳng thu được kinh nghiệm hữu ích nào nếu làm công việc khác?

Vị sếp sáng suốt nên nói: “Bạn sẽ được trả lương thật xứng đáng và cũng học thêm được điều gì đó nữa.”

3. “Tin đồn đó không phải là sự thật”

Những nhà quản lý thường tin rằng họ có thể dập tắt một tin đồn bằng cách phủ nhận điều đó không phải sự thật. Tuy nhiên, bất kỳ ai đó có chút nhạy bén đều nhận ra rằng nếu tin đồn là không đúng thì nhà quản lý cũng sẽ chẳng lưu tâm chút nào tới bạn.

Tuy nhiên, những nhà quản lý đang tiếp tục cố gắng, đặc biệt khi công ty của họ có dự định thu nhỏ quy mô. Đây là một trường hợp mà ở đó mặc dù bao gồm chế độ đãi ngộ nhân tài. Những nhân viên thông minh sẽ ngay lập tức tìm công việc mới khi tin đồn tinh giảm nhân viên bị phủ nhận.

Vị sếp sáng suốt nên nói: Không nói gì hết.

2. “Hãy làm theo cách này hoặc cách nhanh nhất này của tôi”

Nhiều nhà quản lý nghĩ rằng họ nên biết nhiều về công việc của nhân viên mình hơn là những nhân viên tự biết về mình. Kết quả là nhà quản lý sẽ sắp đặt tất cả mọi việc phải được hoàn thành như thế nào và buộc nhân viên của mình phải phục tùng.

Tuy nhiên, một vị sếp có nghĩa vụ phải quản lý con người chứ không phải công việc mà họ làm. Một nhà quản lý nên khuyên những nhân viên phải làm gì hơn là nói cho họ phải làm như thế nào. Ngay cả khi hướng dẫn, người quản lý nên giúp đỡ nhân viên tìm ra cách giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Vị sếp sáng suốt nên nói: “Hãy thử làm theo cách của bạn”.

1. "Bởi vì, tôi nói vậy"

Trong khi sự chứng minh có thể tạo ra cảm giác giống như một đứa trẻ năm tuổi không thể hiểu những giải thích của người lớn. Trong kinh doanh, thói cửa quyền thái quá sẽ chỉ cho thấy một ông sếp lười nhác và ngu ngốc.

Bởi vì, người lớn phải chịu trách nhiệm lớn hơn trẻ nhỏ nên nhân viên càng có khả năng ủng hộ quyết định mà họ không đồng ý nếu họ hiểu những lý do của sếp về việc đưa ra những quyết định như vậy.

Vị sếp sáng suốt nên nói: “Tôi đưa ra quyết định này bởi vì…”

PHONG LINH/TRÍ THỨC TRẺ

Đầu tư cho mối quan hệ

Thành công của mỗi người không chỉ nhờ vào việc khai thác tối đa năng lực bản thân, mà còn nhờ vào sự hỗ trợ, góp sức của những người xung quanh. Vì vậy, hãy nên dành một phần thời gian và thu nhập để củng cố và tạo điều kiện cho mối quan hệ xã hội ngày càng nhân rộng.

Lúc nhỏ, Warren Buffett, phải làm bồi bàn để sống. Bây giờ ông đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Có được địa vị này, Warren Buffett đã kiên trì học hỏi và quan hệ tốt với các doanh nhân của Mỹ và các nước khác. Từ lúc còn làm thuê, Warren Buffett thường mua sách vở để tự học.
Warren nghiên cứu rất kỹ tiểu sử các doanh nhân hiện đại, viết thư làm quen và đề nghị họ cho biết thêm những chi tiết về thời thơ ấu, những kinh nghiệm vượt lên sự ràng buộc của hoàn cảnh để trở thành những doanh nhân thành đạt. Biết cách lắng nghe nên Warren được các doanh nhân kể chuyện, cung cấp thông tin về cuộc đời họ.
Nhờ vào tài khéo kích thích những người đó tả lại thành công của họ, nên Warren nhanh chóng giao thiệp tốt với nhiều doanh nhân nổi tiếng của Mỹ, thậm chí được nhiều vị tiếp đãi như khách quý. Sự giao thiệp đó đã hình thành nơi Warren những đức tính tốt, hoài bão và hy vọng lớn lao, góp phần xoay chuyển cuộc đời ông.
Henry Ford, chủ một hãng xe hơi nổi tiếng, gia tăng sức mạnh thông qua việc kết thân với các nhà kinh tế và doanh nhân nổi tiếng như Thome, A Edison, Hasvey Fisestota...
Nhờ hợp tác với những người này mà Henry Ford đã tích lũy thêm được kinh nghiệm và kiến thức. Rõ ràng, doanh nhân này ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới doanh nhân kia và sức mạnh của tình bằng hữu có khả năng tạo nên sự nghiệp kinh doanh lớn lao.
Trong kinh doanh, khả năng giao tiếp, tổ chức, động viên, thúc đẩy, thừa nhận, biết ơn, đồng cảm với người khác là những điều không thể thiếu đối với một chủ doanh nghiệp (DN).
Bất kỳ DNnào muốn tồn tại và phát triển đều phải tập hợp kinh nghiệm và năng lực của nhiều cá nhân lại. Ngược lại, chính sự phát triển của DN sẽ giúp các cá nhân hợp tác, gắn bó với nhau và cùng thành đạt.
Quả thật, để quản lý hiệu quả một DN thì nhà quản lý phải có trình độ hiểu biết và những kỹ năng nhất định, phải tham gia thật nhiều giao dịch trên thương trường. Mỗi người thường có cái này thì thiếu cái khác, chứ ít ai hội đủ mọi đức tính và hiểu biết mọi vấn đề.
Vì thế, cần phải mở rộng quan hệ để cho các đức tính và sự hiểu biết bổ sung lẫn nhau. Một nhà quản lý tài danh không bao giờ nhận hết sự thành công về mình, họ biết cách chuyển thành công cho các cộng sự.
Cách làm này giúp họ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn, từ đó thành công nhiều hơn. Là chủ DN, việc này lại càng quan trọng. Nếu DN nào quy tụ được những người làm việc với tâm huyết, sẵn sàng đưa ra những lời khuyên hữu ích và hợp tác với sự nhiệt tình cao, thì sẽ tạo được rất nhiều lợi ích về kinh tế.

ĐỖ THANH NĂM - Giám đốc Công ty Tư vấn chiến lược Win-Win

Monday, May 13, 2013

Từ chuyện gả chồng cho Ngân Lượng


Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2013 đã diễn ra những cuộc bán thân trong làng công nghệ Việt Nam...

Từ chuyện gả chồng cho Ngân Lượng
Các công ty công nghệ mới khởi nghiệp tại Việt Nam đang truyền nhau câu cửa miệng “IDG hay là chết” (IDG là quỹ đầu tư chuyên mua các công ty công nghệ có tiềm năng theo dạng đầu tư mạo hiểm). 

Các công ty khởi nghiệp (startup) cũng tìm cách để nhận những khoản đầu tư của các quỹ, hoặc bán cổ phần, bán công ty cho đối tác nước ngoài. Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2013 đã diễn ra những cuộc bán thân trong làng công nghệ Việt Nam.

Thương vụ ngân lượng: Hài lòng

Ngân lượng là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Hòa Bình (Peacesoft). Đây là cổng thanh toán điện tử lớn với khoảng 10.000 nhà cung cấp sử dụng dịch vụ, được chấp nhận kết nối từ 3 nhà mạng, 24 ngân hàng. Peacesoft đã bán 50% vốn của Ngân Lượng cho MOL Access Portal Sdn. Bhd (MOL). MOL là một công ty thanh toán trực tuyến lớn có trụ sở ở Malaysia, với doanh thu năm vừa rồi lên tới 300 triệu USD với khoảng 60 triệu giao dịch.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc Peacesoft, việc ra các quyết định kinh doanh từ đây về sau tại Ngân lượng sẽ do ông Ganesh Kumar Bangah, Tổng giám đốc MOL toàn cầu, thực hiện. Ông Bình không tiết lộ giá trị thương vụ M&A này và chỉ nói giá trị đó xứng đáng với công sức phát triển thị trường thanh toán trực tuyến của nganluong.vn trong suốt 4 năm vừa qua và xứng đáng cho sự mở rộng thị trường của MOL tại Việt Nam. 

Phía MOL cũng thỏa mãn với hợp tác lần này khi hoàn thành danh mục đầu tư tại thị trường Đông Nam Á với thị trường quan trọng cuối cùng là Việt Nam.

Trước thương vụ của Ngân lượng, đã có những làn sóng từ thị trường dịch vụ nhân sự. Tháng 2/2013, Vietnam Online Network (sở hữu kiemviec.com, HRvietnam.com) đã bán sản phẩm Yume cho MJGroup, sau đó bán toàn bộ công ty cho CareerBuilder. 

Tháng 4/2013, Navigos (sở hữu VietnamWorks và Navigos Search) cũng bán 89,8% vốn cho En-Japan. Trước đó, thị trường thanh toán trực tuyến cũng chứng kiến nhiều cái bắt tay giữa đối tác Việt và đối tác ngoại. Cuối năm 2011, NTT Data (Nhật) đã mua 40% vốn điều lệ tại VietUnion, để sở hữu ví điện tử Payoo tại Việt Nam. Trước khi liên doanh với MOL, Ngân Lượng cũng đã hợp tác với Paypal.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc khối Thương mại điện tử của Công ty VCCorp, cho rằng: “Đối với những sản phẩm tốt thì chuyện M&A để phát triển tốt hơn là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có rất nhiều startup chỉ chăm chăm suy nghĩ xây xong để bán khiến cho họ làm ra những sản phẩm không thật sự tốt và bán lúa non”.

Là người trong cuộc, ông Bình, Peacesoft, cho rằng: “Đừng gọi là bán con vì như thế là sai bản chất. Phải hiểu đúng ý nghĩa của nó là dựng vợ gả chồng, theo đó con mình đẻ ra, đến lúc phải cho nó lập gia đình cho ổn định để còn phát triển gấp 5 gấp 10 lần nữa”.

Chỉ mua tiềm năng

Trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện tại, dù là bán con hay là dựng vợ gả chồng đều không phải chuyện dễ dàng, nhất là về giá trị mua bán sao cho vừa lòng đôi bên.

Nói về việc làm thế nào để bán được giá, ông Bình, Peacesoft, cho rằng không có một biện pháp nào có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp một cách nhất thời trong mắt các nhà đầu tư, hoặc nếu có thì cũng sẽ sớm bị lật tẩy vì các quy trình thẩm định của các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp là cực kỳ kỹ lưỡng và chặt chẽ. Theo ông, nếu doanh nghiệp có thực lực, hiểu biết sâu rộng và đang thực sự dẫn đầu thị trường với chiến lược phát triển lâu dài thì tự nhiên các nhà đầu tư sẽ tìm đến với giá trị xứng đáng.

Ông Bình cho rằng nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn vào thị trường Việt Nam nhưng nếu tự đầu tư xây dựng từ đầu thì chưa chắc đã hiệu quả bằng việc mua lại các doanh nghiệp bản địa đang có sẵn. Vì vậy, họ mua lại cổ phần của doanh nghiệp số 1 thị trường, giá mua cao nhưng lợi ích lâu dài là lớn.

Cũng về việc mua bán, ông Nhan Thế Luân, Tổng giám đốc NCT, chủ trang web nhaccuatui.com, cho rằng bị bán và được mua là 2 câu chuyện khác nhau. 

“Khi định giá công ty cũng có công thức cơ bản dựa trên doanh thu, lợi nhuận, thương hiệu. Chẳng hạn, giá bán tính bằng 10 lần lợi nhuận năm, 3 lần doanh thu + giá trị thương hiệu thị trường. Nhưng ngành công nghệ lại khác hơn một chút khi giá trị được định giá phần nhiều nghiêng về những giá trị dự kiến trong 3-5 năm tới, dựa vào lượng người sử dụng, thị trường và thậm chí định giá cả người sáng lập. Do vậy, để được giá tốt thì nên chọn đối tác cần để được mua sẽ có giá tốt hơn là bị bán”, ông nói.

Theo ông Luân, ngành công nghệ Việt Nam chỉ mới ra đời một thời gian ngắn, các giá trị hữu hình như tài sản, máy móc không nhiều. Do vậy, bên mua chủ yếu đánh giá tài sản vô hình và tiềm năng của công ty Việt Nam để ra quyết định có mua hay không, mua với giá nào.
Theo Nhịp cầu Đầu tư

Saturday, May 11, 2013

Hội thảo chuyên sâu: GIÁM ĐỐC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC


Hội thảo chuyên sâu: GIÁM ĐỐC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

FSB tổ chức buổi hội thảo “Giám đốc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” nhằm cung cấp cho nhà quản trị những kinh nghiệm, mô hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã thành công trên thế giới và Việt Nam.
 
Thời gian:                  17/05/2013
Thời lượng:               1 ngày, từ 8h30 đến 16h30
Địa điểm:                   Lầu 5 tòa nhà Seaprodex, 87 Hàm Nghi, Q.1, TP.HCM.
Giảng viên:                Nguyễn Đăng Duy Nhất
Chi phí:                      300.000đ, (Chi phí chính thức 980.000đ, FSB hỗ trợ 680.000đ.)
(đây là buổi học thuộc Dự án đào tạo 10.000 Nhà quản trị đẳng cấp, được tài trợ bởi FSB nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ doanh nghiệp thông qua Giám đốc nhân sự, Giám đốc đào tạo hoặc những người phụ trách công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.)
Đăng ký:                    Đăng ký theo mẫu bên dưới bài viết hoặc liên hệ 0945 771 784 (Ms Như).
"Tuyển dụng" và "đào tạo", yếu tố nào quyết định sự thành công của công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp?
Theo chuyên gia Nguyên Đăng Duy Nhất, ở Việt Nam, vấn đề này giống như câu chuyện "cái trứng và con gà, cái nào có trước cái nào có sau". Khi mà trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc của thị trường lao động chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng thì đào tạo và phát triển đội ngũ là việc quan trọng.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và thiết lập các bộ phận đào tạo và phát triển cho FrieslandCampina Vietnam (Sữa Cô Gái Hà Lan), Prudential, TMA Solutions, Dệt may Thành Công, Tập đoàn Liksin, Tập đoàn Heinz, Viện Quản Trị Marketing, Viện Kinh Tế Phát Triển...Chuyên gia Nguyễn Đăng Duy Nhất sẽ cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của bản thân nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam Thay đổi nhận thức và góc nhìn về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Dựa trên những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm quý báu, ông sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp Việt áp dụng những mô hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thành công trên thế giới và Việt Nam.

Hoạt động học tập của lớp Giám đốc Nhân sự (CHRO) tại FSB
Mục tiêu của hội thảo:
  • Hiểu rõ chức năng “key function” của Training and development để giúp công ty khai thác nguồn nhân lực đạt hiệu quả và hiệu suất cao.
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hoàn chỉnh cho công ty.
  • Cung cấp công cụ chuyên nghiệp giúp giám đốc đào tạo hoặc giám đốc nhân sự hoặc giám đốc điều hành (công ty nhỏ) có thể dễ dàng tự hoạch định, triển khai và đánh giá một cách dễ dàng trong thời gian ngắn.
  • Nắm bắt được những kinh nghiệm của tập đoàn đa quốc gia trong việc phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả với các giám đốc chức năng để nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
  • Thiết lập kế hoạch phát triển nhân lực kế thừa.
  • Nắm bắt các mô hình mới được áp dụng thành công trên thế giới và tại Việt Nam;
  • Theo dõi, đánh giá và kiểm soát hiệu quả và hiệu suất đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty.
Nội dung hội thảo:
Bài 1. Tổng quát về Quản trị đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
  • Tm quan trng của Quản lý Đào Tạo Công ty trong việc Quản trị nguồn nhân lực và hiệu quả kinh doanh của công ty
  • Đào tạo con người và phát triển con người
  • Quy trình đào tạo và phát triển con người
  • Năng lực và hiệu quả công việc
  • Phân tích công việc và hoạch định nhân sự
Bài 2. Quản lý đào tạo nguồn nhân lực
  • Thiết lập mục tiêu đào tạo
  • Thiết lập ngân sách đào tạo
  • Tập trung đào tạo theo mô hình KASH
  • Các trường phái và phong cách học tập
  • Đào tạo, huấn luyện, tư vấn và cố vấn
  • Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đào tạo
  • Xây dựng đội ngũ chuyên viên đào tạo nội bộ
  • Tổ chức đào tạo và truyền thông nội bộ
  • Xây dựng chính sách và hành chính đào tạo
  • Đánh giá kết quả đào tạo
  • Theo dõi và kiểm soát nhu cầu phát triển nhân viên
Bài 3. Quản lý phát triển nguồn nhân lực
  • Chuẩn bị các năng lực khan hiếm
  • Xây dựng kế hoạch phát triển nhân viên
  • Xây dựng kế hoạch quản lý kế thừa
Bài 4. Xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty
  • Xây dựng chiến lược ngắn trung hạn
  • Lập kế hoạch hành động
  • Các tiêu chí đánh giá kế hoạch
  • Các lỗi nên tránh và các lời khuyên trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực công ty
Bài 5. Các tình huống, đóng vai, huấn luyện phản hồi thực tế
Phương pháp đào tạo:
Phương pháp đào tạo hiện đại mang tính tương tác cao; học tập theo phương pháp hành động và trải nghiệm (action-based learning and experiential learning) với nhiều hoạt động như: xử lý tình huống, đóng vai, thực hành, làm bài tập, thuyết trình, DVD, trò chơi v.v.
Đối tượng tham dự:
Các Giám đốc,chuyên viên làm công tác liên quan đến Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực công ty.
Các Giám đốc nhân sự, các giám Đốc chức năng và Giám đốc doanh nghiệp muốn trang bị và nâng cao năng lực Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực công ty.

Friday, May 10, 2013

Sẽ cấm xe máy vào khu lõi trung tâm TP.HCM


(Sa bàn quy hoạch khu trung tâm TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân)

Toàn bộ khu lõi trung tâm TP.HCM sẽ được tái bố trí thành các phố đi bộ, phố thương mại, buôn bán.

Trong khu trung tâm sẽ có xe điện nhẹ, xe buýt nhanh, giao thông đường thủy theo các tuyến kênh... và có thêm 70ha cây xanh.
Đó là một trong những nội dung của đồ án quy hoạch 1/2.000 khu trung tâm TP.HCM được Sở Quy hoạch - kiến trúc TP công bố ngày 9-5.
Khu trung tâm TP theo đồ án quy hoạch lần này mở rộng diện tích hơn so với quy hoạch 1/2.000 năm 1998. Ngoài khu lõi trung tâm cũ (một phần Q.1 và Q.3), trung tâm TP hiện nay có thêm dải đất dọc bờ tây sông Sài Gòn thuộc Q.4 và Q.Bình Thạnh như khu Tân Cảng, các cảng dọc đường Nguyễn Tất Thành, dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé...
5 phân khu chức năng
Cụ thể, khu trung tâm TP được chia thành năm phân khu, như sau:
Khu lõi trung tâm thương mại tài chính: nằm toàn bộ trong Q.1, có chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch, hành chính và dịch vụ công cộng. Các tuyến phố lớn trong khu vực này như Lê Lợi, Nguyễn Huệ sẽ trở thành các trục đô thị và chuyển dần thành khu mua sắm (tổ chức phố đi bộ, chỉ cho xe công cộng lưu thông, cấm ôtô và xe máy).
Tuyến đường Lê Lợi sẽ được kéo dài ra phía sau Nhà hát TP đến khu Ba Son, lộ giới rộng 56m và sẽ trở thành trung tâm mua sắm sầm uất. Việc xây dựng quanh những công trình có giá trị lịch sử như trụ sở UBND TP, chợ Bến Thành, Nhà hát TP phải được kiểm soát nghiêm ngặt, nhưng khu vực gần nhà ga metro và công trường Mê Linh thì được xây dựng mật độ cao.
Khu trung tâm văn hóa - lịch sử, chủ yếu là khu vực quanh trục đường Lê Duẩn, phát triển chức năng văn hóa, kinh doanh, thương mại, du lịch, dân cư và giáo dục. Khu vực này gồm những công trình xây dựng thấp tầng như trường đại học, công trình văn hóa, hành chính, tôn giáo và bệnh viện... Đường Lê Duẩn kết nối với hội trường Thống Nhất và Thảo cầm viên sẽ là trục cây xanh đặc trưng của trung tâm TP...
Khu bờ tây sông Sài Gòn trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận sẽ được tận dụng ưu thế bờ sông để hình thành dải công viên văn hóa, giải trí và không gian công cộng dọc bờ sông.
Khu thấp tầng: bao gồm khu dân cư hiện hữu, có nhiều công trình biệt thự từ thời Pháp thuộc. Những công trình kiến trúc khu vực này được đánh giá là những tài sản quan trọng của khu trung tâm.
Khu cận lõi trung tâm: tiếp nối từ trung tâm thương mại tài chính là khu vực được phát triển tầng cao trong trung tâm. Các công trình văn phòng, thương mại cao tầng sẽ được bố trí gần nhà ga Bến Thành, dọc đường Hàm Nghi, kênh Bến Nghé, đường Nguyễn Thái Học nối dài. Đặc biệt, gần nhà ga Bến Thành sẽ cho phép xây dựng công trình cao hơn 200m.
Thêm nhiều phố đi bộ
Không gian đi bộ trong quy hoạch lần này được tăng cường. Định hướng cho toàn bộ khu lõi trung tâm TP trở thành phố đi bộ: đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, vòng xoay chợ Bến Thành, đường Đồng Khởi và một phần đường Huỳnh Thúc Kháng.
Ở khu thấp tầng có các tuyến đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân được định hướng thành phố đi bộ. Hệ thống đường đi bộ sẽ dọc theo trục Tôn Đức Thắng kết nối với Thủ Thiêm, có cầu đi bộ nối cột cờ Thủ Ngữ với Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đường Phó Đức Chính ở khu cận lõi có Bảo tàng Mỹ thuật và nhiều cửa hiệu cũng được định hướng thành phố đi bộ.
Hệ thống công trình ngầm của khu trung tâm sẽ được kết nối từ công viên 23-9, nhà ga Bến Thành, đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, ga Nhà hát TP, nối dài sang đường Tôn Đức Thắng, công trường Mê Linh, chủ yếu là nhà ga các tuyến đường sắt, trung tâm mua sắm, bãi đậu xe và đường đi bộ. Giao thông công cộng trong khu trung tâm sẽ có thêm nhiều tuyến xe buýt nhanh chạy từ Q.4 về Q.1 và từ ga Bến Thành sang Q.7. Các tuyến xe điện nhẹ dọc bờ sông Sài Gòn đưa khách tiếp cận dải công viên bờ sông và các trục đường đi bộ. Tương lai, các tuyến xe điện nhẹ này sẽ kết nối giao thông với bán đảo Thanh Đa (Q.Bình Thạnh).
Quy hoạch lần này bố trí cho khu trung tâm TP thêm hơn 70ha cây xanh từ các khu công viên dọc bờ sông Sài Gòn, khu cây xanh cách ly và cây xanh trên vỉa hè.
Liệu khi có đồ án quy hoạch trên, TP có lập hội đồng để xem xét tầng cao của từng dự án? Ông Hồ Quang Toàn, phó giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc TP, cho biết sở đang trình UBND TP phê duyệt thiết kế đô thị đến từng ô phố trong khu trung tâm. Sắp tới, các dự án đầu tư vào các ô phố sẽ phải tuân thủ thiết kế đô thị trên nên sẽ không còn chuyện xem xét, thương lượng để quyết định hệ số sử dụng đất của một số dự án như trước đây.
Tuy nhiên, thiết kế đô thị cũng cho phép các dự án được tăng hệ số sử dụng đất nếu như đáp ứng các tiêu chí về kết nối giao thông, chỉnh trang đô thị, tạo thêm công viên, mảng xanh cho khu vực...
Ranh giới khu trung tâm TP theo quy hoạch mới
Khu trung tâm TP.HCM diện tích 930ha gồm các phường: Nguyễn Thái Bình, Bến Thành, Bến Nghé, Phạm Ngũ Lão, một phần P.Cầu Ông Lãnh, một phần P.Đa Kao (Q.1), P.6 và một phần P.7 (Q.3), các P.9, 12, 13, 18 (Q.4), P.22 và một phần P.19 (Q.Bình Thạnh). Ranh giới khu trung tâm gồm: bắc giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh - rạch Thị Nghè; tây giáp đường Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Cách Mạng Tháng Tám; nam giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai - Cống Quỳnh - Nguyễn Thái Học - Cầu Ông Lãnh - Vĩnh Phước - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành; đông giáp sông Sài Gòn.
Dân số khu vực hơn 248.000 người; hệ số sử dụng đất là 3,80 (chưa tính đất công viên); chiều cao tối đa 230m; mật độ xây dựng từ 3-80.
Theo Sở Quy hoạch - kiến trúc TP, quy hoạch 1/2.000 đã được phê duyệt và sẽ có hiệu lực ngay. Trong đồ án đã có phân kỳ thời gian thực hiện. Hạng mục nào ưu tiên sẽ được tập trung làm trước. Đối với các tuyến phố đi bộ sẽ có những dự án riêng cho từng khu vực, đơn vị nghiên cứu sẽ có.



Theo Dương Ngọc Hà
Tuổi Trẻ

Thursday, May 9, 2013

Warren Buffett: "Hãy quên tiền lương đi"


Buffett đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm để có được thành công trong con đường sự nghiệp.

Warren Buffett: "Hãy quên tiền lương đi"
“Nhà tiên tri xứ Omaha” Warren Buffett vừa tham gia chương trình “Office Hours” của Levo League với vai trò là một người cố vấn dày dặn kinh nghiệm.  Levo League là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn nghề nghiệp và do đó buổi nói chuyện của Buffett xoay quanh những bí quyết để có một sự nghiệp thành công. 

Tờ Business Insider điểm lại một vài điểm mấu chốt trong cuộc phỏng vấn của Buffett:

1. Hãy tìm kiếm niềm đam mê của bạn

"Đừng bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm công việc mà bạn thực sự đam mê”, Buffett nói. “Hãy cố gắng tìm một công việc mà bạn sẽ chọn nếu như bạn đã độc lập về tài chính …. Hãy quên tiền lương đi, không có gì tuyệt vời hơn nếu như được làm công việc yêu thích với những người mà bạn thực sự yêu quý”. 

2. Thần tượng của bạn là ai

"Nói cho tôi biết ai là người mà bạn ngưỡng mộ, tôi sẽ biết được bạn trở thành người như thế nào trong tương lai. Người anh hùng của cuộc đời bạn đóng vai trò rất quan trọng”.

Buffett cho rằng ông rất may mắn khi có nhiều thần tượng để học tập và họ đã không làm ông thất vọng. 

3. Học cách giao tiếp hiệu quả

Buffett tiết lộ khi ông theo học MBA tại Đại học Columbia, ông rất sợ việc nói trước đám đông. Ông cũng đã đăng kí tham gia khóa học tại Dale Carnegie nhưng lại thay đổi vào phút cuối. Sau khi tốt nghiệp, Buffett lại nhìn thấy quảng cáo của khóa học này và quyết định sẽ tham gia. 

Buffett cho rằng khóa học này đã tạo nên những thay đổi lớn trong cuộc đời của ông. 

4. Phát triển các thói quen lành mạnh bằng cách học tập người khác 

Buffett chia sẻ: Hãy chọn người có thói quen đúng đắn, nhìn vào những phẩm chất mà bạn ngưỡng mộ ở người khác và tự hỏi tại sao bạn không thể có những phẩm chất ấy. Chính bản thân bạn là người quyết định bạn có những phẩm chất ấy hay không. Và, sự thực là, bạn có thể có mọi thứ. 

5. Học cách nói "không"

 “Bạn sẽ không thể kiểm soát được thời gian, trừ khi có thể nói “không”. Bạn không thể để cho người khác “lên lịch” cho cuộc sống của bạn.

6. Đừng làm việc với người không trả công xứng đáng cho bạn

Buffett cho biết ông rất ít khi thương lượng với mọi người về tiền lương. Nếu ông là một người phụ nữ và cảm thấy bản thân được trả lương thấp hơn so với ai đó có năng lực tương đương, ông sẽ rất lưu tâm đến điều này và không muốn tiếp tục công việc. 

“Nếu ai đó đối xử với bạn không công bằng trong việc trả lương, bạn có thể bị đối xử không công bằng trong hàng trăm vấn đề khác.

7. Học mọi thứ có thể về ngành của bạn

Buffett tiết lộ ông giành ra 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày để đọc sách bởi ông tin rằng phát triển vốn hiểu biết của bản thân sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh trong tương lai.

“Tôi biết rất nhiều về những việc mà mình đang làm khi 20 tuổi. Tôi đã đọc rất nhiều và luôn muốn học hỏi mọi thứ liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình”. 

8. Phụ nữ trẻ nên chọn những người cố vấn là nam giới

Buffett cho rằng đây là điều rất quan trọng bởi hiện nay phần lớn lãnh đạo nơi công sở vẫn là nam giới. 

Thu Hương
CafeF/Tri thức trẻ

Bắt nữ nhân viên bò trên đường phố vì kinh doanh kém

Bắt nữ nhân viên bò trên đường phố vì kinh doanh kém


Người dân không khỏi tò mò khi chứng kiến cảnh tượng 1 đoàn dài các nữ nhân viên trong bộ đồng phục xinh xắn vừa khóc lóc vừa bò lê trên đường phố Trung Quốc.
Ban đầu, tất cả mọi người đều không hiểu rốt cuộc các cô gái này đang làm gì. Tìm hiểu ra mới biết họ là những nữ nhân viên của một công ty mỹ phẩm. Bởi vì tình hình làm ăn quá bết bát nên người chủ công ty đã phạt họ bằng cách bắt các nữ nhân viên bò giữa phố trước sự chứng kiến của nhiều người đi đường.

Theo như một thông tin từ phía công ty, hình phạt này được coi như là cách rèn luyện lòng quyết tâm trong công việc. Thế nhưng, người dân Trung Quốc khi nhìn thấy cảnh tượng này đều tỏ ra bức xúc, rồi gay gắt lên tiếng chỉ trích hành động ngược đãi nữ nhân viên của công ty này.

Bắt nữ nhân viên bò trên đường phố vì kinh doanh kém 2
Thời gian gần đây, các công ty ở Trung quốc đua nhau áp dụng hình phạt mới với cấp dưới. Đó là chỉ cần kết quả kinh doanh của nhân viên nào kém, ngay lập tức bị bắt bò ngay trên đoạn đường có đông người qua lại. 

Tuy nhiên, hình phạt này bị cộng đồng Trung Quốc chỉ trích thậm tệ bởi họ cho rằng các công ty đang ngược đãi quá đáng đối với nhân viên của mình. Tuy biểu hiện của các nhân viên đều là tự nguyện nhưng có không ít các cô gái đã phải rơi nước mắt khi bị nhục mạ như vậy. Hiện, hình phạt này vẫn đang thu hút những ý kiến trái chiều từ phía người dân.

Theo Kênh 14/Tri thức trẻ

Điều hòa Việt Nam được" thần thánh hóa"trị được cả bách bệnh?

 Chẳng người tiêu dùng nào được tận mắt chứng kiến nhưng chiếc điều hòa có khả năng diệt khuẩn như thế nào, kiểm nghiệm thực tế tại Việt Nam cũng chưa có nhưng doanh nghiệp vẫn quảng cáo ầm ầm. Ảnh minh họa
Chẳng người tiêu dùng nào được tận mắt chứng kiến nhưng chiếc điều hòa có khả năng diệt khuẩn như thế nào, kiểm nghiệm thực tế tại Việt Nam cũng chưa có nhưng doanh nghiệp vẫn quảng cáo ầm ầm. Ảnh minh họa




a nóng đã bắt đầu, hàng chống nóng cũng vì thế được các hãng tung ra. Để cạnh tranh với nhau, ngoài "tung hô" công nghệ, tính năng của sản phẩm, các hãng còn "thần thánh" hóa sản phẩm của mình, có thể chữa bệnh, ngăn chặn bệnh tật khi dùng. 

Các nhà khoa học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, sản phẩm diệt khuẩn mà doanh nghiệp quảng cáo chỉ là "dẫn dụ" người tiêu dùng để kích thích bán hàng, còn trên thực tế lại không đúng như vậy.
Diệt đến 99,99% cúm A/H1N1?
Người dân sống ở thành thị dành phần lớn thời gian trong các không gian khép kín như tại nhà riêng, văn phòng làm việc hay nhà hàng, quán cà phê, khu vui chơi mua sắm... Các môi trường khép kín này luôn tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh và đã được chứng minh là nguy hiểm gấp 10 lần các tác nhân gây bệnh ngoài trời. Với sự bùng nổ của các bệnh lây lan qua đường hô hấp, các loại cúm A khiến người dân lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe ... Nỗi sợ đó đã khiến không ít người đổ xô đi tìm mua những thiết bị có chức năng diệt khuẩn.
Nắm bắt được nhu cầu đó, các hãng công nghệ đã không ngừng tăng cường đưa ra thị trường những sản phẩm đa chức năng, thậm chí như có "phép tiên". 
Trên thị trường hiện có rất nhiều hãng công nghệ, sản xuất, nhập khẩu, phân phối điều hòa "ăn theo" xu hướng diệt khẩn để dẫn dụ người mua hàng.
Điển hình như hãng điện tử Samsung, đã tung ra thị trường dòng máy điều hòa được sử dụng công nghệ tạo ion diệt khuẩn MPI (Micro Plasma Ion) với lời khẳng định diệt đến 99,99% virut cúm A/H1N1. Theo Samsung, công nghệ này đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Chungnam - Hàn Quốc và với kết quả thử nghiệm công nghệ MPI tiêu diệt được 99,99% virut cúm A/H1N1.
Ngoài khả năng tiêu diệt tới 99.99% virus cúm A/H1N1 trong không khí, dòng máy điều hoà nhiệt độ Virus Doctor của Samsung còn được quảng cáo là giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, nấm mốc, bọ ve, các chất gây dị ứng và bụi trong không khí. Bên cạnh đó còn tiêu hao lượng điện tiêu thụ thấp hơn đến 52.4% so với máy điều hòa nhiệt độ thông thường.
Những tính năng, công dụng "phi thường" của sản phẩm như vậy chỉ được nhà sản xuất nói và minh chứng ở nước ngoài, còn thực tế ở Việt Nam, gắn với người tiêu dùng Việt Nam thì họ "mù mờ", không kiểm chứng được điều đó.
Cùng với Samsung, LG cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi và hãng này cũng tung ra thị trường dòng sản phẩm Health Plus Inverter có hệ thống lọc khí diệt khuẩn Neo Plasma gồm 6 tấm lọc, trong đó có một tấm lọc diệt virus, được gọi là tấm lọc virus. Tấm lọc này được phủ lên bề mặt 1 loại enzyme có chiết xuất từ kim chi và đã được chứng minh khả năng tiêu diệt virus H1N1 tới 99,9%.
Ông Vũ Đức Trọng ở Trương Định ( Hoàng Mai - Hà Nội) cho biết, vì lo ngại các vi khuẩn cúm có thể xâm nhập và gây bệnh cho cô cháu gái 2 tuổi nên gia đình quyết định thay thế chiếc điều hòa cũ bằng chiếc điều hòa mới có chức năng diệt mọi loại vi khuẩn.
"Thấy quảng cáo là điều hòa có thể diệt hết mọi loại vi khuẩn nên vẫn mua mặc dù có đắt hơn các loại điều hòa thông thường", ông Trọng nói.
Cũng theo ông Trọng, quan trọng là nó có thể diệt mọi vi khuẩn trong không khí để bảo vệ người thân trong gia đình và đặc biệt là trẻ nhỏ. Thấy doanh nghiệp nói có thể diệt đến 99,99% vi khuẩn là tôi có thể yên tâm rồi.
Với những lời quảng cáo có cánh, người tiêu dùng đổ xô đi mua những chiếc máy điều hòa có chức năng diệt khuẩn và sẵn sàng chi vào chiếc điều hòa này cao hơn hàng thông thường từ một triệu tới ba triệu đồng. Tuy nhiên, những chiếc điều hòa đó có diệt vi khuẩn hay không thì chẳng người tiêu dùng nào biết.
Chỉ là quảng cáo!
Dạo qua một lượt các trung tâm, siêu thị điện máy ở Hà Nội có thể nhận thấy, hầu hết các cửa hàng, siêu thị điện máy ở đây đều đưa ra những “chiêu” quảng cáo về các tính năng ưu việt của sản phẩm. Tuy nhiên, khi hỏi về cơ chế vận hành để làm sao sản phẩm có thể diệt khuẩn thì không cửa hàng, trung tâm nào giải thích được.
Điều hòa Việt Nam được
Đến các nhà khoa học còn chưa tin điều hòa có khả năng trị bệnh, chặn vi khuẩn, diệt khuẩn, thậm chí tác dụng còn ngước lại thì người tiêu dùng nên cẩn trọng khi chọn lựa điều hòa có những tính năng như vậy. Ảnh minh họa
Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam về công nghệ Micro Plasma Ion và hệ thống lọc khí diệt khuẩn Neo Plasma gồm 6 tấm lọc có thực sự diệt khuẩn như lời các nhà sản xuất quảng cáo hay không? TS. Nguyễn Việt Dũng - Viện Khoa học và Nhiệt lạnh - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, câu hỏi này chỉ được trả lời sau khi đã tấm lọc được kiểm nghiệm tại một trong những phòng thí nghiệm về an toàn sinh học được Bộ Y tế Việt Nam công nhận.
"Nếu chỉ đơn thuần là quảng cáo thương mại thì không thể khẳng định được mức độ chính xác của thông tin. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các phòng an toàn sinh học, nếu hệ thống điều hòa không khí có thêm các lưới lọc và lọc được virut thì trở lực do lưới lọc tạo ra tăng lên cao so với thông thường, do đó quạt sẽ tăng thêm cột áp dẫn tới tiêu thụ điện tăng lên đáng kể. 
Ngoài ra đối với lưới lọc loại này theo quy trình sau một số giờ hoạt động sẽ phải rửa sạch và thậm chí thay thế. Khả năng khử trùng phụ thuộc đáng kể vào vấn đề này. Đối với sản phẩm loại này cần có hướng dẫn sử dụng cụ thể riêng biệt. Nếu không có thì chỉ nên coi như loại thông thường chứ không nên coi như loại đặc chủng để dùng trong các phòng có khả năng lây nhiễm bệnh”, TS Dũng nói.
Cũng theo TS. Dũng, người tiêu dùng không nên cả tin vào những lời quảng cáo của các nhà cung cấp sản phẩm. Chỉ nên tin vào những gì đã được kiểm chứng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hà Nho