Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Thursday, February 28, 2013

Bắt bệnh các đại gia Việt


Các nhà kinh doanh Việt Nam hay bị bệnh của lòng tham và sự hoang tưởng, sĩ diện hão. Nhiều người còn đầu tư, làm ăn theo đám đông, bầy đàn...

Hơn 40 năm lăn lộn trên thương trường quốc tế, Tiến sỹ Alan Phan với cái nhìn thẳng thắn, đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện làm giàu, cũng như đạo đức trong kinh doanh hiện nay. 

Lòng tham và sự hoang tưởng
Năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam rơi vào thua lỗ nặng nề. Nhiều đại gia Việt làm ăn chụp giật, tài sản ảo cũng đã lộ rõ nguyên hình. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Tôi không ngạc nhiên về hiện tượng này, bởi không riêng gì các nhà kinh doanh Việt Nam mà phần lớn trên thế giới cũng hay bị bệnh của lòng tham và sự hoang tưởng.
Con người thường có hoang tưởng khi thành công trong một vài lĩnh vực là có thể thành công trong nhiều lĩnh vực khác, hay khi có chút tiền trong tay thì thường họ nghĩ mình phải làm ăn lớn, phải đầu tư nhiều thứ.
Ngoài ra, còn do tư duy làm ăn chụp giật, manh mún. Nhưng cũng không trách được vì trong một cơ chế như hiện nay, phần lớn dựa trên quan hệ thay vì mồ hôi nước mắt của sáng tạo của sự nỗ lực.
Có thể chỉ từ một vài quan hệ có thể đem đến cả triệu USD nên người ta dám lao vào lĩnh vực trái ngành, không phải thế mạnh của mình. Nhiều người còn đầu tư, làm ăn theo đám đông, bầy đàn.
Chẳng hạn, khi thấy vài người kiếm được tiền trong chứng khoán thì nhà nhà lên sàn chơi. Nhưng khi chứng khoán đi xuống, lại thấy nhiều người kiếm bộn từ địa ốc thì lại ào ào đổ vào bất động sản. Nhưng cũng vì nhanh nên cũng dễ bề tan rã.
Vậy ông nghĩ gì về những kiểu thể hiện đẳng cấp, sự xa hoa của đại gia Việt với những kiểu chơi ngông như sắm siêu xe, mua các CLB bóng đá, hay tổ chức đám cưới cho con hàng chục tỷ đồng?
Khi tôi còn trẻ mới có chút tiền nên cũng hay thích khoe, nó bắt đầu từ tiềm thức về một quá khứ thua kém. Ở xứ Mỹ và các nước châu Âu, thực tình ai muốn khoe cứ việc khoe và vẫn có những người giàu khoe của.
Nhưng vì xã hội quá nhiều người giàu có nên bỏ ra 1-2 triệu USD để tổ chức tiệc cưới hay sắm siêu xe thì người Mỹ cũng không quan tâm. Ngược lại, những tỷ phú Mỹ sống tằn tiện thì lại được ca ngợi.
Chẳng hạn, như ông Warren Buffett, người giàu có nổi tiếng của thế giới hiện có tới 39 tỷ USD nhưng vẫn đi chiếc xe mua 15 năm trước với giá 18.000 USD. Và nếu đem ông Warren Buffet đứng cạnh các đại gia Việt chơi siêu xe như báo chí hay đưa tin thì họ sẽ khóc ngay.
Nói chung câu chuyện thể hiện thì mỗi người mỗi kiểu, nhưng phần lớn thường gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Bởi đã là đại gia thực sự thì họ không còn nghĩ đến tiền nữa mà họ quan tâm đến những sở thích của mình chứ không phải kiểu chơi ngông.
Tôi cho rằng, những kiểu khoe giàu quá mức hay tiêu xài quá mức của các đại gia sẽ gây phản cảm. Họ cũng nên kín đáo hơn trong tiêu xài của mình.
Những đám cưới với
siêu xe đình đám. Ảnh: Internet.
Những đám cưới với siêu xe đình đám. Ảnh: Internet.
Tiền không mua được sự kính trọng
Ở nhiều nước có các đại gia truyền đời, các tập đoàn truyền qua nhiều thế hệ. Càng đời sau họ lại giàu và đạt được nhiều thành tựu hơn đời trước. Vậy theo ông, để hình thành những đại gia giàu bền vững cần phải như thế nào?
Những cuộc phỏng vấn các đại gia Việt trên báo chí cho thấy nhiều người có một mộng ước là làm tỷ phú đô la. Theo bảng ước tính của tạp chí Forbes, chỉ có tất cả 1.080 tỷ phú đô la trên thế giới.
Do đó, nếu được ghi danh vào bảng phong thần này, thì các đại gia Việt có thể tự nhủ là đã thỏa mãn tự ái và hoài bão của vợ con, gia đình mình. Nhiều doanh gia Việt đã hãnh diện nhận đủ thứ giải thưởng ở nước nhà, nhưng dường như chưa ông bà nào lên được bảng vàng của Forbes hay Fortune.
Thực ra, ở nước ngoài có nhiều cô cậu trẻ đã có thể sở hữu một tài sản kếch xù, đa phần là thừa hưởng từ gia đình nhưng cũng có những đứa trẻ đã tự mình trở thành triệu phú ngay từ khi rất nhỏ. Đặc biệt là họ để con cái tự do hơn về tư duy, về cách học hỏi.
Thành ra đứa trẻ nào cảm thấy thích thú trong việc kiếm tiền, nó có thể kinh doanh rất sớm và nó được hình thành trên nền tảng lớn, trên một đạo đức xã hội lâu bền.
Tôi vẫn thường nêu ra một bản nghiên cứu của Harvard năm 1998 cho thấy đạo đức và kỷ cương đóng góp về lâu dài một niềm tin tốt đẹp từ khách hàng, từ nhân viên, từ đối tác, từ nhà đầu tư, từ cộng đồng.
Thiếu đạo đức và kỷ cương quản trị, doanh nghiệp biến thành một công ty của cơ hội, của chụp giật, của đầu cơ… Mọi thành công sẽ tạm bợ.
Được biết ông đã có nhiều hoạt động liên quan đến giới trẻ ở Việt Nam. Những lần gặp gỡ giới trẻ, ông muốn truyền thụ cái gì cho họ, nhất là các bạn trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh?
Mỗi lần tiếp xúc với giới trẻ, tôi luôn muốn đem đến cho họ một tư duy mới, một tư duy cởi mở, chấp nhận những suy nghĩ khác người, chấp nhận những thay đổi trên bối cảnh kinh tế toàn cầu để họ có thể tiến bước, bắt kịp những người trẻ trên thế giới.
Với những bạn kém may mắn đang tranh đấu vất vả để tìm sự nghiệp hay cơ hội kinh doanh, hãy tin vào con người thực và định mệnh của mình. Phải kiên trì, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí.
Tôi cũng thường nói với các bạn trẻ rằng nhiều thứ có thể giải quyết được bằng tiền. Người ta dùng tiền có thể mua địa vị, quyền chức nhưng không thể mua được sự kính trọng. Họ có thể mua lâu đài, tòa nhà sang trọng, nhưng không có nghĩa có tiền sẽ cho được mái ấm của gia đình, của trí tuệ.

Theo Tú Anh
Tiền Phong

Saturday, February 23, 2013

5E – Bí quyết thành công kinh doanh dịch vụ


Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, hàng hóa dư thừa khiến cuộc chiến tranh giành thị phần trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Làm thế nào để thành công trong cuộc chiến khốc liệt này?

GS Hidehiko Sekizawa
Giáo sư kinh tế nổi tiếng người Nhật Hidehiko Sekizawa chia sẻ bí quyết trong bài viết dưới đây.
Giáo sư Hidehiko Sekizawa hiện giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế Tokyo, đồng thời làm việc cho tập đoàn quảng cáo lâu đời bậc nhất Nhật Bản Hakuhodo Inc. trong vai trò chuyên gia phân tích kiêm cố vấn cao cấp.
Theo Giáo sư Sekizawa, trong thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI, mọi cơ hội kinh doanh sẽ xoay quanh bí quyết 5E: Economy (thị trường); Ecology (sinh thái); E-life (công nghệ thông tin); Elder (khách hàng cao tuổi); và Entertainment (giải trí).
Economy – thị trường
DN chỉ có thể thành công khi đánh trúng tâm lý khách hàng và mang đến cho họ chính xác điều họ muốn
"Thị trường" hay chính là thế hệ những người tiêu dùng mới thông thái, những người có xu hướng coi mua sắm như một thú vui, và hơn thế là một niềm đam mê lớn trong đời.
Có thể kể ra đây ví dụ về hãng thời trang Uniqlo với câu chuyện khảo sát thị trường của họ. Hiện Uniqlo cùng với Zara và H&M là những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới. Vào đầu mỗi mùa thời trang, Uniqlo cử quan sát viên tới nhiều địa điểm khác nhau, từ các sàn diễn thời trang lớn tới những góc phố nơi giới trẻ tụ hội để ghi nhận những xu hướng thời trang mới cho năm tiếp theo. Sau đó, những ý tưởng triển vọng tiếp tục được các nhà thiết kế của hãng phát triển với sự trợ giúp từ các phần mềm chuyên dụng. Những mẫu thiết kế tốt được chuyển đến dây chuyền sản xuất, và thế là Uniqlo đã sẵn sàng với một bộ sưu tập mới cho mùa thời trang kế tiếp.
Bài học rút ra từ trường hợp của Uniqlo là trong bối cảnh thị trường dư thừa như hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi đánh trúng tâm lý khách hàng và mang đến cho họ chính xác điều họ muốn.
Ecology – sinh thái
Khi doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các vấn đề liên quan đến môi trường càng cần phải được cân nhắc cẩn trọng.
Ví dụ, trong ngày công nghiệp ô tô, một xu hướng mới được ghi nhận là ngày càng nhiều khách hàng quan tâm đến các sản phẩm ô tô sử dụng năng lượng điện. Sản phẩm kèm theo dòng ô tô này dĩ nhiên là pin sạc lithium. Nhu cầu gia tăng sẽ kích thích các công ty đầu tư nghiên cứu vào lĩnh vực pin sạc, và người ta hoàn toàn có thể nghĩ đến một tương lai không xa với những đường phố gắn đầy ổ sạc điện.
Mặc dù trên đây là câu chuyện có phần xa xôi của ngành công nghiệp ô tô, nhưng bài học cần rút ra là hai cụm từ "môi trường" và "phát triển bền vững" đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình. Trong lĩnh vực kinh doanh của bạn, hãy để ý tìm kiếm những cơ hội hoặc cảnh giác những nguy cơ đi cùng với sự xuất hiện của các dòng sản phẩm liên quan sinh thái.
E-life – công nghệ thông tin
Chữ E thứ ba ám chỉ đời sống ảo sôi động đang diễn ra từng ngày từng giờ trên mạng internet. Mạng toàn cầu đã và đang chứng tỏ nó sẽ là tương lai của thế giới tiêu dùng.
Một khía cạnh đáng chú ý khác của công nghệ thông tin trong kinh doanh là trào lưu mua sắm qua mạng. Tại Nhật Bản, doanh số bán hàng ảo được dự đoán sẽ nhanh chóng vượt qua doanh số bán hàng của tất cả các cửa hàng bách hóa lớn cộng lại. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận tại Đài Loan. Tuy nhiên, xu hướng này đòi hỏi đi kèm với nó phải có một hệ thống phân phối và chuyển phát tương đối hoàn thiện.
Elder – người cao tuổi
"Người cao tuổi" hay các cơ hội kinh doanh từ đối tượng khách hàng này.
Nhóm khách hàng người cao tuổi vẫn thường không được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên tại những quốc gia có dân số già như Nhật Bản, nhóm khách hàng này đóng góp một thị phần lớn. Điều đó không có nghĩa là những quốc gia có dân số trẻ hơn chưa cần phải quan tâm đến nhóm khách hàng này.
Những sản phẩm như thực phẩm chức năng, kem làm chậm quá trình lão hóa, thậm chí đồ uống bổ dưỡng và sữa chua đều có tiềm năng khai thác lớn và đều được đối tượng khách hàng cao tuổi tiêu thụ mạnh. Hơn thế, một bộ phận ngày càng lớn người già khỏe mạnh đang tìm đến các dịch vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, mang lại những cơ hội kinh doanh không thể coi thường cho ngành dịch vụ này.
Entertainment – giải trí
Thực chất của chữ E thứ năm này là nhu cầu được thư giãn và cất tiếng cười của người dân. Bởi thế, những ngành kinh doanh như đồ uống, thực phẩm, nội thất, v.v… cần phải chú ý đến yếu tố thư giãn khi sản xuất và quảng bá sản phẩm của mình.

Nguồn: TBKD

Tuesday, February 19, 2013

Tỷ phú Sheldon Adelson thích tiền, mong được tiền thích


Tiền bạc có mang lại hạnh phúc cho ông không? Người giàu thứ 7 ở Mỹ và 14 thế giới với tài sản ròng 20,5 tỷ đô la Mỹ hiện nay (theo Forbes) - tỷ phú Sheldon Adelson - Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Las Vegas Sands tất nhiên không nhớ rằng ông đã trả lời tôi câu hỏi này hơn 2 năm trước, nhưng câu trả lời không khác lần đầu: Tôi yêu tiền và hy vọng tiền cũng thích tôi.

Ông kể, bất cứ ai gặp tôi ngày nay đều thốt lên: Sao ông giàu thế! Nhưng tôi lại là người sinh ra trong cơ cực. Cha mẹ tôi là người Do Thái. Chúng tôi lớn lên tại khu ngoại ô nghèo Boston.
Bố tôi lái taxi, mẹ quản lý một tiệm hàng dệt may nhỏ. Cả gia đình gồm 6 người phải ngủ trong một buồng chỉ vài mét vuông. Tôi đã chứng kiến cách bố mẹ tôi cật lực làm việc để nuôi con, vì vậy tôi luôn đánh giá cao những người lao động.
Adelson bắt đầu kiếm sống từ nhỏ. Khi mới 10 tuổi, ông nói đã làm đủ nghề như bán bánh kẹo, bán báo, nhưng chưa bao giờ cậu bé Adelson nghĩ mình sẽ phải chịu khổ mãi.
Ông từng theo học đại học rồi bỏ giữa chừng. Ông không có bằng cấp, nhưng lại có quá nhiều kinh nghiệm thương trường từ chính cuộc sống. Adelson bước vào nghiệp kinh doanh từ nhiều nghề, bất động sản, tư vấn tài chính, rồi đến kinh doanh sòng bạc.
Ông vươn lên vị trí người giàu thứ ba thế giới vào năm 2006, 2007 và 2008 với gia sản 26 tỷ đô la Mỹ và biệt danh "Vua sòng bạc". Vào thời điểm hoàng kim này, mỗi giờ ông thu về lợi nhuận gần một triệu đô la Mỹ nhờ hệ thống casino sang trọng trải từ Las Vegas (Mỹ) đến Macau (Châu Á). Tốc độ làm giàu này chưa tỉ phú nào đạt được.
Xung quanh sự nghiệp Adelson có nhiều quan điểm trái chiều, người thì phản đối cách "kinh doanh tội lỗi" của ông, người thì khen ngợi vì ông tạo ra nhiều công ăn việc làm và làm từ thiện rất nhiều. Song cả hai phe đều phải thừa nhận ông là nhà kinh doanh đại tài và có tầm nhìn chiến lược.
Ông là người biến Las Vegas từ một thành phố xơ xác giữa sa mạc trở thành trung tâm cho ngành du lịch hội nghị, sự kiện. Ông đã biến vùng đầm lầy của Macau tại Dải Cotai trở thành một thành phố nghỉ dưỡng phức hợp lớn nhất thế giới và hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Ông đã biến vịnh Marina của Singapore từ khi chưa có đất trở thành một trong những biểu tượng mới của châu Á với con thuyền lơ lửng trên 3 tòa tháp khổng lồ 57 tầng.
Triết lý kinh doanh của ông là gì? Tôi hỏi. "Đó là tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới và luôn làm mọi việc một cách khác biệt, làm những điều chưa ai làm. Chẳng hạn chưa từng có ai trên thế giới này nghĩ đến việc xây dựng những khu phức hợp nghỉ dưỡng trước tôi. Tôi đã làm việc trong ngành kinh doanh trong suốt 67 năm qua. Đó là cả một chặng đường dài. Tôi biết tôi là một ông già, nhưng điều này giúp tôi. Tôi không cần đến nghiên cứu thị trường. Thường tôi chỉ đến một nơi, cảm nhận và đánh giá từ chính bản năng kinh doanh và quyết định và tôi cũng cho rằng Việt Nam thực sự là một điểm đầu tư rất đáng để mạo hiểm", Adelson trả lời.
Ở tuổi 79, Adelson là một ông già rất giỏi thuyết phục, lý lẽ gãy gọn, sắc bén. Khi chúng tôi hỏi tại sao ông không tận hưởng sự an nhàn? Ông tỏ vẻ ngạc nhiên pha chút hài hước: Thật vậy sao? Tôi là doanh nhân.
Tôi yêu thích và đam mê công việc cũng như thành công. Nó mang lại cho tôi cảm giác mình đang trải nghiệm cuộc sống. Mỗi lần tôi hoàn tất một dự án nào đó, tôi lại muốn lao ngay vào một dự án khác lớn hơn, một cái gì đó chưa từng được thực hiện trước đây.
Nó là động lực cuộc sống, là châm ngôn hoạt động của tôi. Tôi không làm tất cả những điều này vì tiền. Tôi đã có đủ tiền. Tất nhiên, để nói cho đúng, tiền chính là thước đo cho sự thành công.
Nếu tôi thành công và sự thành công đó mang lại nhiều tiền bạc, thêm nhiều những cổ đông khác sẽ được chia sẻ sự thành công đó. Nhưng tôi không làm việc mọi chỉ vì đam mê kiếm tiền.
Một doanh nhân giỏi luôn ước ao vươn lên và hoàn tất các giấc mơ của mình và đó là lý do tôi vẫn tiếp tục làm việc. Tôi không thích bỏ cuộc một cách dễ dàng.
Tỷ phú Adelson nói rằng Tập đoàn đang có kế hoạch xây dựng những khu nghỉ dưỡng phức hợp ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam (tại Hà Nội và TPHCM). Họ cũng vừa được cấp phép xây dựng một khu phức hợp có sòng bạc đầu tiên ở châu Âu, tại thành phố Madrid.
Ông chỉ tay sang một vùng rộng lớn còn bỏ hoang đối diện khu Vientian hoành tráng: Chúng tôi vừa có giấy phép xây dựng một khách sạn mới. Trong vòng khoảng 1,5 năm nữa, khách sạn mới với khoảng 3.000 phòng sẽ mọc lên phía bên kia và sẽ có thêm một khách sạn khoảng 3.300 phòng ngay tại khu này, quy mô đầu tư của khách sạn mới khoảng 2,5 tỷ đô la Mỹ và có thể hơn.
Lạc quan và đam mê cuộc sống là điều Adelson khó giấu, khi được hỏi tiếp tục đầu tư rất nhiều trong thời buổi ai cũng thận trọng có phải là lựa chọn khôn ngoan hay không? Ông nói rằng người kinh doanh cần mua thấp bán cao chứ không phải ngược lại. Tình hình khó khăn chính là thời điểm tốt để phát triển bởi chi phí sẽ thấp hơn, lao động và nguyên vật liệu sẵn có.
"Khi chúng tôi xây dựng xong những khu khách sạn mới, mất khoảng 2-3 năm, thì nền kinh tế đã phục hồi rồi. Chúng ta không thể nhìn vào diễn biến trong khoảng một, hai hay sáu tháng để xác định xu hướng dài hạn. Không gì có thể cứ lên thẳng mãi và không gì là xuống mãi. Mọi cái đều có đỉnh và đáy.
Vậy, chúng ta hãy bắt đầu vào lúc đáy và xây dựng, kiến tạo để có thể gặt hái vào lúc đỉnh. Một doanh nhân phải luôn bận rộn với các ý tưởng về phát triển".
Bạn hỏi bí quyết làm giàu của tôi ư? ông tiếp, muốn giỏi giang trên thương trường, bất cứ ai cũng phải hiểu và làm chủ được nghệ thuật tiếp thị. Một yếu tố khác nữa là tôi sẵn sàng mạo hiểm, đánh cược với số phận.
Cơ hội trong cuộc sống cũng giống như một người đợi xe bus, chẳng may lỡ chuyến này thì chỉ vài phút sau lại có chuyến khác. Nhưng khi bị ngã, bạn cần phải tự đứng dậy và tự làm lại từ bàn tay trắng.
Chúng tôi kết thúc cuộc trò chuyện bằng việc quay lại quan điểm về tiền. "Tôi không thể nói rằng chúng tôi không hạnh phúc nếu không có tiền. Nhưng lý do để kiếm tiền là vì tôi tin rằng để hạnh phúc phải làm những người khác hạnh phúc. Tình yêu luôn là món quà giá trị nhất. Vì thế chúng tôi làm từ thiện rất nhiều, ít nhất là một tỉ đô la một năm", ông trầm giọng.
"Triết lý dùng tiền của tôi là giúp những người không thể tự giúp mình. Làm tỷ phú không chỉ có sức ép mà còn là trách nhiệm. Chúng tôi may mắn có nhiều tiền và sử dụng đồng tiền đó đúng mục đích là trách nhiệm để đóng góp cho xã hội".

Nguồn: VEF

Độc đáo quảng cáo báo xưa


Vào giữa thế kỷ 20, ở ngã tư Cai Lậy (Tiền Giang) có quán hủ tiếu Ngã Sanh ngon nổi tiếng, với slogan cũng nổi tiếng không kém: “Trên đời có người ăn để sống, có kẻ sống để ăn, còn tôi xin các người ăn để tôi sống”. Cách tiếp thị dí dỏm, độc đáo đó đến giờ vẫn còn trong trí nhớ của nhiều người lớn tuổi.

Quảng cáo đèn Phoebus trên tờ Phong Hóa - Ảnh: H.P
Đất đai
Gia Định Báo được xem là tờ báo quốc ngữ đầu tiên của làng báo Việt Nam (số đầu tiên ra ngày 15.4.1865), phần quảng cáo dùng từ ngữ mộc mạc, dễ hiểu, ví dụ: “Có một khoảnh đất thổ cư ở Sài Gòn tại đường Espagne góc đường Mac-Mahon, giá bán mỗi một thước tây là một quan năm. Như ai muốn mua, thì cứ hỏi ông thông phán Bollon ở Sài Gòn...” ; hoặc “Pharmacie Normale ở góc đường Catinat và đường Olivier. Ông chủ thứ nhứt tiệm thuốc nầy làm lời rao cho mấy thân chủ năng tới bỏ thuốc đặng hay ông ấy có các thứ thuốc nhứt hạng để mà trị hết thảy các bệnh...” (số ra ngày 28.1.1881).
Năm 1901, khi tờ Nông Cổ Mín Đàm ra đời thì liều lượng quảng cáo nhiều hơn và có những mẩu quảng cáo còn minh họa bằng tranh vẽ. Đây có thể xem là tờ báo chuyên về kinh tế đầu tiên ở nước ta.
Tờ Nông Cổ Mín Đàm số đầu tiên (1.8.1901) khởi đăng quảng cáo nhà in và nhà bán sách của ông Claude ở số 119 và 129 đường Catinat Sài Gòn, gồm các loại truyện thơ Lục Vân TiênKim Vân Kiềutuồng hát Sơn HậuKim Thạch Kỳ Duyên... “Ai muốn mua thì đến tại nhà bán sách mà mua, còn những quan cò ở xa hạt mà muốn mua thì xin phải gởi thơ và mandat poste, nói trong thơ đề chỗ ở và tên họ rõ ràng thì ông Claude sẽ gởi cho lập tức chẳng sai”.
Có những lời rao rất dài dòng, chi tiết như: “Có người muốn bán một sở ruộng rất tốt tại hạt Sóc Trăng, ruộng ấy khẩn được 13 năm đã thành thuộc rồi, huê lợi mỗi năm hơn vài ngàn giạ lúa ruộng, bốn phía đều có rạch giữa có khai kinh đã lâu, mỗi kỳ dồn đặng 4-5 muôn lá tàu, phía rạch cái đất làm rẫy tốt lắm, đã có hơn 30 tá điền ở, chủ nào cũng khá... sẵn sàng bán giá nhẹ, ai muốn mua xin đến bổn quan mà thương nghị”. Những lời rao như vậy có khi đăng liên tục 5-7 số báo liền.
Sản phẩm và dịch vụ

Gia Định Báo - Ảnh: N.P
Tờ Phong Hóa số đầu tiên (16.6.1932) 16 trang nhưng chỉ có một mẩu quảng cáo nhỏ ở trang 9 giới thiệu tiệm Đức Lợi “đồ đồng đẹp nhất Bắc kỳ...”. Tờ đầu tiên này không thấy in địa chỉ tòa soạn, chỉ có trang cuối in giá báo 0$10.
Đến tờ số 2 thì in tòa soạn và trị sự số 1 đường Carnot Hà Nội, và dành hẳn 3 trang (2, 19 và 20) để đăng tổng cộng 13 mẩu quảng cáo khá đa dạng, như: trường học tư, lớp học hè, thuốc trị bệnh, thuốc thơm Ăng Lê..., hoặc “Nhà đẻ Nguyễn Thị Doan... mở đã lâu năm, bà đỡ có bằng tốt nghiệp trường thuốc Đông Dương, đã làm việc hơn 10 năm ở các nhà thương nhớn Bắc kỳ”. Mẩu quảng cáo này được đăng nhiều kỳ, nhưng đến tờ số 9 thì sửa lại là “nhà hộ sinh”, không còn “nhà đẻ”.
Đặc biệt, số báo ra ngày 14.7.1932 đăng quảng cáo một loại đèn “đa năng” rất lạ: “Đèn Phoebus. Vừa là đèn thắp sáng tới 300 bougies, vừa là đèn để đun nấu. Lại có thể chế thành đèn sưởi được. Thắp bằng dầu hỏa (Petrole), nếu thiếu dầu hỏa dùng toàn dầu săng (Essence) càng hay. Đến cả dùng dầu hỏa và dầu săng pha với nhau cũng được”.3
Đến năm 1936, lần đầu tiên xuất hiện quảng cáo đèn manchon: “Đèn manchon kiểu mới rất tối tân. Giòng giõi chế tại Đức quốc, đốt bằng dầu lửa và dầu săng. Rất tinh xão, rất lịch sự, rất bền bỉ. Ngọn lửa sáng sanh, chịu đặng ngoài mưa gió. Sài đèn Petromax rất được tiện tặn, ít hao dầu (một lít dầu hôi đốt đặng 26 giờ). Cách đốt rất dễ dàng, không sợ chúc chắc điều gì, ai cũng có thể đốt được... Đèn Petromax có bảo kiết luôn luôn”.
Bay bổng với văn vần
Ngày xưa có nhiều mẩu quảng cáo bằng văn vần, được minh họa bằng tranh vẽ, rất vui và dễ nhớ. Như tờ Phong Hóa ngày 13/1/1933: “Giạo này nhai chữ khó khăn/Xem ra mới biết thực rằng răng đau/Lấy tăm trọc thấy lỗ sâu/Vì bằng càng để càng lâu càng rầy!/Xếp sách bút vội đi ngay/Trần Quang Minh ấy nhà này chuyên môn/Giông nhổ vá khéo tiếng đồn/Vào ngay nhờ chứ chẳng còn hồ nghi/Thuốc đâu thuốc mới lạ kỳ/Bôi một chốc nhạt tức thì hết đau/Ngẫm xem hiệu quả quá mau/Đến trường giới thiệu cho nhau tin dùng/Kìa 199 Hàng Bông/Trần Quang Minh hiệu chuyên trồng chữa răng/Xem giá tính rất phải chăng/Giao thiệp lịch sự há rằng đồn ngoa!”.

Nông Cổ Mín Đàm - Ảnh: N.P
Rượu cũng là sản phẩm được quảng cáo nhiều trên báo: “Bắc kỳ Nam tửu công ty/Đặt lò Văn Điển cũng vì lợi chung/Quản chi tốn của hao công/Thương trường mở lối mong cùng bước lên/Một lò thanh khí xây lên/Hương xưa nồng đậm, cúc sen mặn mà/Hơi men pha vị sơn hà/Tỉnh say trong nước non nhà có nhau/Bán buôn nào phải xa đâu/Anh em kẻ trước người sau đồng lần/Buổi đời kinh tế khó khăn/Lợi quyền chớ để chuyên phần cho ai/Yêu nhau giúp đỡ một hai/Có công chất đá nữa rồi lên non/Còn trời, còn nước, còn non/Còn ty Văn Điển ta còn say sưa”.
Cũng hiệu rượu trên, tờ Phong Hóa (15.6.1934) có mẩu quảng cáo được giới thiệu là do thi sĩ Tản Đà viết: “Ta về ta tắm ao ta/Ao ta tắm mát, rượu nhà uống ngon/Nghĩ thôi sông cạn đá mòn/Ai hay quốc túy lại còn có nay”. “Nam nhân, nam tửu. Người Annam nay uống rượu Annam/Thật tha hồ cất chén với tri âm/Bõ nhớ vụng thương thâm bao những lúc/Chất gạo có say không nhức óc/Hơi men cùng nhấp lại mềm môi/Trải tang thương non nước đầy vơi/Còn chút đó cuộc đời chưa đáng chán/Rót đầy chén uống chơi cho cạn/Họ nhà tiên, nào những bạn Lưu Linh/Yêu nhau một hớp cũng tình”.
Lạ nhất là chuyện mua thuốc trị bệnh có khuyến mãi: “Kính mời các ông, các bà, nhà quê, kẻ chợ. Tất cả lại mua thuốc tại hiệu Pharmacie Chassagne Hà Nội. Nhân dịp tết bản hiệu có nhiều quà rất quý để biếu các quý khách mua thuốc của bản hiệu từ một đồng trở lên. Từ đĩa hát, ví da, nước hoa, đồng hồ, túi tiền, đồ chơi cho trẻ con, bút máy...”.
Và “Nhân dịp đại kỷ niệm thập ngũ chu niên của bản dược phòng và khánh thành chung hết thảy các phân cục trong cõi Đông Dương, nhà thuốc Võ Đình Dần nhất định kể từ 11 Novembre đến hết 31 Décembre 1935 để riêng 10 vạn hộp thuốc Cửu Long hoàn giá mỗi hộp 1$10 là 11 vạn bạc biếu không cho hết thảy các quý khách có lòng chiếu cố dùng thuốc của bản hiệu… Hễ mua một đồng thuốc lại được biếu một hộp”.

Nguồn: TN

Có nên vay ngân hàng mua nhà?


Dù giá nhà giảm nhiều nhưng nếu số tiền phải trả hàng tháng lớn hơn 50% thu nhập và chưa đủ 70% giá trị căn nhà thì chưa nên vay.
Rẻ cũng không bán được
Tại các website mua bán nhà đất hay những trang rao vặt trên các báo gần đây thường xuất hiện câu “Kẹt nợ ngân hàng (NH), cần bán nhà gấp giá rẻ” hay “vỡ nợ, cần bán nhà gấp”… Một căn nhà 2 mặt hẻm đường Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM được rao bán giá 1,9 tỷ đồng, diện tích gần 60 m2. Theo lời bà My - chủ nhà, so với mặt bằng khu vực thì mức giá này đã giảm vài triệu đồng/m2. “Tôi chấp nhận bán rẻ vì đang thiếu nợ NH khoảng 500 triệu đồng từ nhiều tháng nay mà không có tiền trả”, bà My nói.
Tương tự, một căn nhà hẻm xe hơi ở quận Bình Thạnh, diện tích gần 100 m2 chủ nhà cũng đang rao bán 2,2 tỷ đồng vì “kẹt nợ NH”. Chưa đầy 1 tháng sau kể từ lúc rao, chủ nhà đã tự giảm giá xuống còn 1,9 tỷ đồng nhưng vẫn không bán được.
Anh Ngọc, môi giới nhà đất khu vực quận Bình Thạnh, cho hay giới “cò” nhà đất hiện nay “chẳng làm ăn được gì vì gần như không có người mua nhà” dù giá đã giảm khá nhiều so với trước. “Đi xem thì nhiều lắm, nhưng họ chưa quyết định mua vì ai cũng chờ giá nhà giảm thêm. Một số khách xem nhà thấy “kết” lắm rồi, nhưng họ bảo không đủ tiền, mà đi vay NH thì chưa dám…”, anh Ngọc kể.
Khi nào nên vay ngân hàng?
Vì sao người mua nhà ngại vay NH, trong khi dịch vụ này được rất nhiều nhà băng triển khai, mời gọi và thời gian cho vay mua nhà có NH lên đến 20 - 25 năm? Một kinh nghiệm xương máu của không ít người vay tiền NH mua nhà thời gian qua là NH đã tăng lãi suất (LS) vay lên đến 25%/năm sau thời gian đầu cố định LS, khiến người vay đổ nợ.
Cách làm này đã gây một tâm lý hoảng sợ trong phần lớn người có nhu cầu vay, đến nay vẫn chưa giảm. Vì thế, dù một số NH đang triển khai nhiều gói khuyến mãi cho vay mua nhà, sửa chữa nhà như LS trong 3 hoặc 6 tháng đầu dưới 10%/năm, hoặc cố định LS trong vòng 1 - 2 năm ở mức 12 - 12,5%/năm để người vay yên tâm, nhưng vẫn rất ít người vay do sợ mức LS sẽ tăng cao vào những năm sau.
Theo các chuyên gia tài chính, người mua cần cân nhắc khoản lợi từ việc có thể mua được căn nhà mình ưng ý với giá rẻ hơn trước với khoản lãi phải trả cho NH để có quyết định đúng, đặc biệt với người mua nhà để ở.
Chị Thanh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Vào năm 2008, tôi mua căn nhà rẻ hơn so với giá thị trường khoảng 300 triệu đồng để ở. Lúc đó, tôi có vay NH 300 triệu đồng với LS “chóng mặt” 19,5%/năm. Cũng may, sau đó LS trên thị trường giảm nên tính ra khoản lãi phải trả NH vẫn thấp hơn khoản giá nhà rẻ, chưa kể tiền thuê nhà mình phải tốn nếu không mua nhà…”.
Một cán bộ tín dụng NH tư vấn: “Khách hàng cần đánh giá mức thu nhập, mức chi tiêu cho bản thân và gia đình mỗi tháng như thế nào, trả NH bao nhiêu. Thường thì số tiền lãi và vốn trả NH không nên quá 50% thu nhập để không bị ảnh hưởng đến gia đình nếu LS vay có tăng lên.
Chỉ nên vay tiền mua nhà khi số tiền trong túi có được chiếm từ 70% giá trị căn nhà trở lên. Hiện nhiều NH đưa ra thời gian vay khá dài, nhưng khách hàng cần tính toán chọn thời gian vay hợp lý để không phải chịu khoản phạt khi trả trước hạn. Ngoài ra, cần lưu ý chọn cách tính lãi trên dư nợ giảm dần sẽ tốt hơn".
(Nguồn: Thanh Niên)

Tạp chí hơn 90 năm tuổi của Mỹ phá sản


Công ty RDA Holdings, nhà xuất bản của tờ tạp chí 91 năm tuổi Reader’s Digest, vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án Mỹ với hy vọng “cắt đuôi” khoản nợ 465 triệu USD. Động thái này của RDA nối dài thêm danh sách những tờ báo in và tạp chí lớn của Mỹ lâm khủng hoảng khi độc giả chuyển sang đọc báo điện tử ngày càng nhiều.

Được thành lập bởi DeWitt và Lila Wallace, Reader’s Digest trở thành công ty đại chúng vào năm 1990
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, được thành lập bởi DeWitt và Lila Wallace, Reader’s Digest trở thành công ty đại chúng vào năm 1990. Vào năm 2007, tờ tạp chí này được một nhóm nhà đầu tư do công ty Ripplewood Holdings dẫn đầu mua lại với giá 1,6 tỷ USD kèm theo khoản nợ khoảng 800 triệu USD. Tháng 8/2009, tạp chí này đã phá sản một lần vì doanh thu quảng cáo giảm và gánh nặng nợ nần liên quan tới vụ thâu tóm trước đó.
Theo đơn xin bảo hộ phá sản mà RDA vừa nộp lên tòa ở New York, công ty này hiện sở hữu giá trị tài sản khoảng 1 tỷ USD và mang một số nợ trị giá tương tự. Theo một thỏa thuận tái cơ cấu nợ do ngân hàng Wells Fargo bảo lãnh, số nợ 465 triệu USD nằm trong số trái phiếu có thứ hạng ưu tiên cao do RDA phát hành sẽ được chuyển đổi thành cổ phần.
Dự kiến, sau khi hoàn tất quá trình phá sản theo Chương 11 của luật phá sản Mỹ, RDA sẽ còn số nợ khoảng 100 triệu USD, giảm khoảng 80% so với trước khi phá sản. Ngoài ra, sau khi phá sản, RDA sẽ tập trung hoạt động tại thị trường Bắc Mỹ, thay vì phát hành trên toàn cầu như hiện nay.
“Chúng tôi đang trải qua một quá trình nhằm tinh giản hoạt động bằng cách cấp phép xuất bản cho các bên thứ ba, các nhà xuất bản khác, các nhà đầu tư khác. Đây là một phần lớn trong nỗ lực nhằm đưa công ty trở nên gọn nhẹ và giảm nợ”, ông Robert Guth, Giám đốc điều hành của Reader’s Digest, phát biểu.
Theo website của Reader’s Digest, ấn bản in chính của tạp chí này phục vụ hơn 25 triệu độc giả. Công ty này phát hành 75 tạp chí trên phạm vi toàn cầu, trong đó có 49 ấn bản của các tờ Reader’s DigestTaste of Homethe Family Handyman và Birds & Blooms. Ông Guth cho biết, trong tháng 12 năm ngoái, Reader’s Digest bán được nhiều bản điện tử hơn là bản in.
Vụ phá sản của RDA được xem là vụ mới nhất trong chuỗi những vụ phá sản của các doanh nghiệp mang tính biểu tượng, sau vụ phá sản của hãng bánh mỳ nổi tiếng Hostess Brands Inc. vào năm 2009 và nhà sản xuất máy ảnh Kodak vào năm 2012.
Hàng loạt tờ báo in ở Mỹ đang chật vật vì doanh thu quảng cáo giảm. Mới đây nhất, tờ báo hàng đầu của MỹWashington Post đã tính đến khả năng phải bán trụ sở để có tiền trang trải chi phí. Theo hãng tin AFP, doanh thu báo in tại Mỹ đã sụt giảm mạnh do nhiều người chuyển sang sử dụng những loại hình truyền thông trực tuyến.
Washington Post không phải là tờ báo đầu tiên phải tính bán tài sản để trang trải chi phí. Công ty chủ quản của các tờ báo lớn ở Mỹ như Philadelphia Inquirer và Daily News gần đây cũng mới bán đi trụ sở của mình. Nhiều tờ báo cũng đang phải tìm đủ mọi cách nhằm tiết kiệm chi tiêu và đối phó với tình trạng doanh thu sụt giảm mạnh.

Nguồn: VNECONOMY

Monday, February 18, 2013

Cười để vượt... khủng hoảng


Tiến sĩ Phan Quốc Việt – Chủ tịch Tâm Việt Group chia sẻ: “Nụ cười là báu vật trời ban. Nghịch lý thứ 1: Càng cho báu vật đi bạn càng sung sướng! Nụ cười không chỉ làm giàu người nhận mà trước hết làm giàu người cho. Cười tươi sung sướng chính là đích đến của cuộc đời. Nghịch lý thứ 2: Đích đến ấy đã nằm sẵn trong ta mà ta cứ lao tâm khổ tứ, nhọc công suốt đời, khổ sở rong ruổi lặn lội đi tìm lòng vòng ở tít tắp mù khơi để rồi nhiều khi phá sản, tệ hơn còn bị tù đày”.
Trong cuộc trò chuyện nhân dịp đầu năm mới, vị Chủ tịch Tâm Việt Group nhấn mạnh về sự lạc quan, "bí quyết" giúp mọi người có thể cùng cười bất chấp nền kinh tế khó khăn, khủng hoảng.
* Thưa ông, năm 2012 đã qua ông ấn tượng nhất điều gì?
- Năm 2012 đã qua với bao hậu quả khôn lường của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị và biến đổi khí hậu. Tết năm nay kém hẳn những năm trước. Không còn cảnh xe cộ xuôi ngược nhộn nhịp chở đào, quất… “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, người bán hàng buồn vì vắng hẳn người mua.
* Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam phải chứng kiến hàng nghìn công ty phá sản, nhiều đại gia BĐS trắng tay, thậm chí nhiều sếp ngân hàng, chứng khoán vướng vào vòng lao lý. Theo ông, đồng tiền có phải là tài sản và mục đích cuối cùng của đời người?

TS Phan Quốc Việt - Chủ tịch Tâm Việt Group.
- Mục đích cuối cùng của cuộc sống là sống sung sướng. Dù bạn tậu nhà, mua ôtô hay lên chức lên quyền thì vẫn chung cái mục tiêu là làm thế nào sướng nhất.
Hãy bắt đầu từ điểm cuối cùng: Sống sung sướng. Không đơn thuần chỉ nhìn vào bữa ăn, cái mặc, nhà cửa, chức quyền… mà có thể nói được một người sướng hay khổ! Cách duy nhất để biết là một người có sung sướng hay khổ sở là nhìn vào mặt, nhìn thần khí, sắc thái của người đó. Và cái mà ai ai cũng công nhận là những người sung sướng là những người có bộ mặt luôn tươi cười. Thật buồn cười chúng ta lao tâm khổ tứ, tất bật chỉ vì một cái mà đã có sẵn trong ta – nụ cười.
* Như ông nói, con người ta làm tất cả cũng chỉ vì nụ cười, nhưng dường như không phải ai cũng hiểu tác dụng của cười?
- Nụ cười như một bản năng vốn có của con người, từ những ngày còn rất bé, ta thấy trẻ biết cười mà chưa cần ai phải dạy. Ta thường nói với nhau rằng đó là “bà mụ dạy cười”. Nghiên cứu khoa học cho thấy khi ta vui cười ta sẽ không cảm thấy đau và cả một thế giới kỳ diệu xảy ra khi ta cười. Khi ta cười, phổi của ta nở ra, sự hấp thụ oxy lớn hơn, hệ miễn dịch của cơ thể tăng cường hoạt động, sức đề kháng mạnh hơn.
Khi cười, cơ thể ta sản xuất thêm nhiều tế bào T, đó là những tế bào kháng virus và ung thư. Khi ta cười, chất Endorphin giảm đau tự nhiên của cơ thể được phóng xuất trong não, làm giảm stress. Tiếng cười không những làm giảm đau tinh thần, nó còn làm giảm nỗi đau đớn thể xác. Khi cười, tự nhiên chúng ta thấy tràn đầy lạc quan và hy vọng.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đặt tiêu chuẩn và cung cấp chương trình kiểm soát bệnh tật đã định nghĩa sức khỏe là "Tình trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội, chứ không phải đơn giản là tình trạng không có bệnh hay ốm yếu".
Khi cười, chúng ta nói với chính mình – và cả thế giới rằng “Tôi không nhận sự đau khổ”. Tiếng cười giúp chúng ta vượt qua mọi nỗi đau khổ và thất vọng. Cười là liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe, giúp gia đình ta hạnh phúc hơn công việc buôn bán trôi chảy hơn.
Tích cực là tích tụ, tiêu cực là tiêu tán. Cười vang là giàu sang. Khi ta cười, người khác thấy được ở ta có sức sống, có niềm hân hoan và hạnh phúc, ai cũng sẽ muốn đến gần ta. Nó cũng đem lại động lực làm việc cho mỗi cá nhân. Nụ cười giúp ta vượt qua khủng hoảng, xóa tan lo lắng thường ngày. Có câu nói rằng: “Cuộc đời không nghiêm túc như chúng ta nghĩ, hãy vui đùa một cách nghiêm túc”. Người có óc hài hước thực sự là một người thông minh và là người biết hưởng thụ cuộc sống.
* Nụ cười là cái gần nhất của đời người mà người ta cố làm tất cả để mang lại điều đó. Vì sao lại có nghịch lý như vậy thưa ông?
- Nhưng trớ trêu thay, ngày nay ta đã quên mất tiếng cười bản năng ấy của mình mà thường bị môi trường tác động để gương mặt của ta méo mó cau có nhiều hơn. Trong thế giới hiện tại ta luôn có nhiều áp lực và căng thẳng, nhưng lý do để giúp ta cười thì rất ít.
Khoa học chứng minh để đạt được những lợi ích cụ thể, ta phải cười từ 15 đến 20 phút mỗi ngày, cái cười phải thật lớn và thật lòng. Điều này không dễ thực hiện. Trong đời thật, nụ cười thường xuất hiện chỉ vài phút, vài giây, không đủ đem lại những lợi ích cụ thể cho sức khỏe của ta. Để trở về với bản năng cười của mình, ta cần liên tục tạo ra cho mình một không khí vui tươi hài hước. Đó là điều rất quan trọng làm nên một ngày hiệu quả, cũng là thành tố bắt buộc đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay.
Yoga cười giúp bản thân ta luôn tạo được cho mình một môi trường như vậy, đó là một liều thuốc giúp ta vui cười thoải mái mà không cần lý do. Đến với Yoga Cười ta được cười suốt một thời gian dài vì ta được tập như một bài tập thể dục chứ không phải là một liệu pháp về tinh thần.
* Năm mới đã đến, ông có thể chia sẻ những kỹ năng giúp con người ta có thể cười nhiều hơn trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng khó khăn?
- “Một miếng khi đói hơn cả gói khi no”, chưa bao giờ tiếng cười lại có ý nghĩa quan trọng như bây giờ! Trong nguy có cơ, trong khó khăn ta thấy hết sức mạnh của bản thân mình. Như một vườn hoa đua sắc màu, hạnh phúc chính là biên độ của cảm xúc, vui, buồn đều là những bông hoa của cuộc sống. Luật hấp dẫn, hay luật nhân quả: gieo gì gặt nấy. Ta gửi yêu vui ta nhận yêu vui. Ta hãy trải nghiệm tất cả bằng tiếng cười, tình yêu và quyết tâm của mình.
Đúng là “có thực mới vực được đạo”, nhưng nhớ rằng tài sản con người còn bao gồm cả tài sản vô hình, tài sản tinh thần. Mục đích của mọi mục đích đều là tìm kiếm cảm xúc vui sướng. Hữu hình là hữu hạn. Vô hình là vô cùng vô tận, vô lượng vô biên. Cái hữu hình cho là mất. Nụ cười thì ngược lại hoàn toàn, càng chia sẻ lại càng nhân nhanh, càng nhân bản.
* Xin cảm ơn ông!

Nguồn: GDVN

Các bước đơn giản tạo nên một chiến dịch Marketing hiệu quả


Là người tiếp thị sản phẩm dịch vụ, một phần công việc của bạn là biến những điều dường như không thể hiểu được trở nên dễ hiểu, loại bỏ lý thuyết suông và chuyển tải giá trị doanh nghiệp của bạn bằng những từ ngữ dễ tiếp thu và nhân văn nhất.


Câu ngạn ngữ yêu thích của giáo sư môn báo chí tại trường đại học của tôi là: “Cứ cho rằng độc giả không biết gì, nhưng đừng cho rằng độc giả ngu ngốc”. Nói cách khác, hãy hóa giải cấu trúc phức tạp để nó trở nên dễ hiểu hơn nhưng cũng đừng “dìm hàng” quá. Thời còn đi học, tôi nhận thấy phương cách khôn ngoan này có thể áp dụng không chỉ trong lĩnh vực báo chí mà còn trong cả lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị nữa.

Các sản phẩm và dịch vụ (nhất là các sản phẩm số) có thể phức tạp. Là người tiếp thị những sản phẩm dịch vụ này, một phần công việc của bạn là biến những điều dường như không thể hiểu được trở nên dễ hiểu, loại bỏ lý thuyết suông và chuyển tải giá trị doanh nghiệp của bạn bằng những từ ngữ dễ tiếp thu và nhân văn nhất.

Các doanh nghiệp phát triển các đại sứ là người mua đối với các sản phẩm hay dịch vụ của họ sẽ làm theo câu thần chú “đơn giản mọi việc”. Mỗi người mua đại diện cho một kiểu khách hàng bạn tin sẽ quan tâm tới những gì công ty bạn bán ra. Ý tưởng ở đây là đáp ứng những điều khách hàng mong muốn và cần một cách trực tiếp- nói tới những điểm yếu cụ thể của họ từ quan điểm cụ thể của họ. Nói rộng hơn, sẽ thuận tiện hơn khi hình dung các khách hàng tương lai bạn đang mong đợi là những người đòi hỏi sự rõ ràng và đơn giản. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thị một cách hiệu quả.

Dưới đây là những cách giúp bạn làm mọi việc một cách đơn giản mà không ngu ngốc.

Nói bằng ngôn ngữ của khách hàng. Cựu thủ tướng Tây Đức (cũ) Willy Brandt đã từng nói rằng: "Nếu tôi đang bán hàng cho bạn, tôi nói ngôn ngữ của bạn. Nếu tôi đang mua hàng từ bạn, thì bạn phải nói tiếng Đức”.

Khách hàng mô tả sản phẩm của bạn như thế nào? Họ dùng từ ngữ gì? Hãy sử dụng đúng những ngôn từ đó. Bạn có thể gọi chương trình đào tạo trực tuyến là “phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp”, nhưng nếu các khách hàng tương lai của bạn đang tìm kiếm từ khóa “đào tạo” hay "hội nghị chuyên đề thực tế” thì họ sẽ không thể thấy bạn được.

Nếu bạn không thể trực tiếp khảo sát những người bạn đang cố gắng tiếp cận, bạn có thể hiểu sâu về ngôn ngữ của họ trực tuyến: Đọc các ấn phẩm hoặc blog họ làm, nghe các đoạn trò chuyện trên Facebook, Twitter hay LinkedIn; và sử dụng các công cụ tìm kiếm từ khóa (như Google AdWords hay Keyword Discovery) để xem chính xác những thuật ngữ mọi người đang sử dụng khi tìm kiếm.

Giải quyết vấn đề. Xem xét thế giới từ quan điểm của khách hàng tương lai: Những thứ bạn bán ra sẽ cải thiện cuộc sống của họ như thế nào? Giảm bớt gánh nặng cho họ? Làm dịu nỗi đau cho họ?

Hãy nhớ rằng giá trị của bạn không nằm tại những gì bạn làm mà là những gì bạn làm cho người khác. Vì vậy, đừng chỉ nói về các tính năng của sản phẩm mà hãy nói về những điều những tính năng trên có thể mang lại cho khách hàng. Điều đó nghe có vẻ đơn giản. Nhưng đối với các doanh nhân sống và thở với các công ty thì thật khó để nhìn nhận thế giới dưới quan điểm cốt lõi của khách hàng.

Simon Sinek, tác giả của cuốn sách Start With Why, cho rằng mọi người không mua những gì bạn làm, họ mua lý do bạn làm ra nó. Vì vậy hãy cân nhắc về cách quan điểm đó có thể thay đổi những lời thuyết minh về sản phẩm của bạn. Ví dụ, với MarketingProfs, chúng tôi bán khóa đào tạo và kiến thức marketing. Nhưng lý do chúng tôi bán nó lại là giúp các nhà tiếp thị tăng trưởng một cách hiệu quả để làm công việc của họ tốt hơn và thăng tiến trong sự nghiệp.

Biến khách hàng trở thành nhân vật trong câu chuyện của bạn. Cách tiếp thị hay nhất là lồng yếu tố con người vào đó. Khách hàng của bạn là con người, điều đó có nghĩa họ sẽ gắn kết tốt hơn với câu chuyện của bạn nếu nó có đề cập đến họ. Nói cách khác: Càng đồng điệu với khách hàng thì bạn càng có nhiều khả năng chiếm được trái tim họ (và cả công ty của họ nữa!). Ngay cả khi bạn bán thứ có vẻ nhàm chán (như lò nướng bánh chẳng hạn) hoặc thứ vô hình (như công nghệ back-end), hãy chú trọng tới cách nó chạm tới cuộc sống của mọi người.

Đoán trước nhu cầu. Việc mua bán hàng hóa giá cao có thể phải mất đến 18 tới 24 tháng. Theo ước tính, trong trường hợp đó, người mua đã 50-85 % hướng tới quyết định liên hệ với một đại diện bán hàng. Điều đó có nghĩa bạn sẽ muốn đoán trước các câu hỏi của khách và tìm cách trả lời thông qua nội dung mà bạn tạo ra (các bài đăng trên blog, các câu hỏi thường gặp, sách điện tử…).

Hãy tạo ra các nội dung marketing trung thực, có sự đồng cảm với nhu cầu và mong muốn của khách hàng và có tính hữu dụng. Nội dung marketing của bạn ở những tuyến đầu, giữ vai trò mà người đại diện bán hàng đã đảm nhiệm trong kỷ nguyên tiền kỹ thuật số.

Vì vậy hãy thực hiện những qui tắc này vì làm như vậy có thể giúp bạn tiếp thị hiệu quả hơn, gợi nên trong tâm trí một qui tắc cơ bản khác của nghề làm báo, nghề marketing và có lẽ của chính cuộc sống: "Sẽ không ai phàn nàn vì bạn khiến thứ nào đó trở nên quá dễ hiểu cả”. 
(Dịch từ Entrepreneur)

Bí quyết “5 chữ P” của Mark Zuckerberg


Khi Mark Zuckerberg, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook, trở thành người giàu thứ 29 trên thế giới và tỷ phú tự tay gây dựng cơ đồ trẻ thứ nhì trong năm 2012, nhiều người cảm thấy vừa ấn tượng lại vừa hồ nghi.

Nhìn bề ngoài, Zuckerberg không có những biểu hiện của một doanh nhân điển hình, nhưng có một điều chắc chắn là không ai có thể ngẫu nhiên xây dựng được một trang web với 1 tỷ người sử dụng.


Trang CNBC cho biết, trong cuốn sách mang tựa đề “Think Like Zuck: The Five Business Secrets of Facebook's Improbably Brilliant CEO Mark Zuckerberg” (Tạm dịch: “Nghĩ như Zuck: 5 bí mật kinh doanh của vị CEO Facebook lỗi lạc Mark Zuckerberg), tác giả Ekaterina Walter đã nói về những bí quyết đi tới thành công của tỷ phú trẻ tuổi này, gói gọn trong 5 từ bắt đầu bằng chữ “P”, bao gồm Passion (niềm đam mê), Purpose (mục đích), People (con người), Product (sản phẩm), và Partnerships (đối tác).

Niềm đam mê

Điểm chung của tất cả những vị CEO thành công nổi tiếng trên thế giới như Mark Zuckerberg của Facebook, Richard Branson của Virgin, Tony Hsieh của Zappo, Blake Mycoskie của TOMS, hay James Dyson của Dyson là họ đều có niềm đam mê lớn. Đối với Zuckerberg, niềm đam mê đó là kết nối mọi người.

“Nhiều nguyên tắc nền tảng của Facebook là nếu mọi người được tiếp cận nhiều hơn với thông tin và được kết nối nhiều hơn, thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn, mọi người sẽ hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn. Đó là nguyên tắc chỉ đường của tôi”, Zuckerberg từng nói.

James Dyson, CEO của tập đoàn sản xuất máy hút bụi Anh quốc Dyson, là một kỹ sư và nhà thiết kế công nghiệp. Niềm đam mê của ông là thay đổi những thiết kế đã có để làm chúng trở nên tốt hơn. Hiện ông sở hữu giá trị tài sản 2,3 tỷ USD.

Đam mê đem đến cho con người sự kiên nhẫn để đạt tới thành công, cho dù họ có gặp trở ngại gì. James Dyson đã phải tạo ra 5.172 mô hình khác nhau trước khi thiết kế được một chiếc máy hút bụi không túi hoàn hảo.

Bài học rút ra ở đây là, hãy hợp tác và tìm ra những con người có niềm đam mê. Họ chính là những người sẽ chinh phục các đỉnh núi, xoay chuyển tình thế, và đem đến những giải pháp sáng tạo nhất.

Mục đích

Facebook không chỉ là một sản phẩm đơn thuần, đó là cách kết nối xã hội đã thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người. Mục đích của Zuckerberg là tạo ra một thế giới cởi mở, minh bạch hơn và tạo ra kết nối giữa mọi người. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tầm không chỉ bán sản phẩm, họ đem tới những cách thức mới cho các vấn đề, và đó là mục đích mà công ty của họ hướng tới.

Khi Blake Mycoskie thành lập công ty TOMS, sứ mệnh của ông không phải là để sản xuất giày mà là để giúp đỡ trẻ em ở các nước đang phát triển. Với mục đích như vậy, TOMS đến nay đã tài trợ hàng triệu đôi giày cho trẻ em ở hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Tất cả những việc mà Facebook làm, từ những nhân viên mà công ty này tuyển dụng, cho tới dịch vụ khách hàng mà công ty cung cấp, môi trường làm việc của công ty, cách thức tung ra các sản phẩm mới… đều dựa trên mục đích rõ ràng được truyền tải tới mọi cấp trong công ty.

Tác giả Ekaterina Walter cho rằng, để đạt tới thành công, mỗi công ty cần hiểu rõ được mục đích tồn tại của mình và đi theo mục đích đó mỗi ngày.

Con người

Một nhà lãnh đạo có thể có tầm nhìn, nhưng văn hóa của một công ty được xây dựng dựa trên đội ngũ nhân viên của công ty đó. Khi tuyển dụng nhân sự, Facebook không chỉ chọn những người giỏi nhất cho công việc, mà còn chọn những người phù hợp với văn hóa của công ty. “Hacker Way” (“phong cách hacker) là thứ thống trị ở Facebook. Đó là phương pháp sáng tạo nhanh chóng và liên tục mà tất cả mọi nhân viên cùng theo đuổi.

Cấu trúc quản lý dạng phẳng của Facebook đồng nghĩa với việc nhân viên được trao quyền lực để tạo ra những thay đổi và xây dựng ý tưởng của họ. Nhân viên Justin Rosenstein từng miêu tả Facebook là “một công ty với 60 kỹ sư mà làm được những việc mà những nhóm 600 người không thể làm được… Đó là sự tổng hòa gọn gàng của chiến lược từ trên xuống và phát triển sản phẩm từ dưới lên ở Facebook”.

Bài học ở đây: Tìm đúng người, những người có niềm đam mê đối với mục tiêu mà công ty đề ra, những người sẵn sàng làm mọi thứ trong khả năng của họ để giúp công ty thành công. Sau đó, để cho họ tự do đưa ra quyết định và trao quyền cho họ dấn thân vào những rủi ro.

Sản phẩm

Một thiết kế sản phẩm đơn giản và đẹp mắt là đã đủ để hãng Apple có chìa khóa cho sự thống lĩnh thị trường. Tương tự, Facebook đã luôn phấn đấu để xây dựng “sản phẩm tốt nhất và đơn giản nhất để mọi người chia sẻ thông tin dễ dàng nhất”, Zuckerberg từng nói. Facebook liên tục tinh gọn quy trình chia sẻ thông tin đó, và điều này thúc đẩy những sáng kiến lớn nhất của họ trong những năm qua.

Zuckerberg đặt trọng tâm vào sản phẩm trước rồi mới lo tới vấn đề doanh thu. Anh thậm chí đã từ chối lời chào mua Facebook 1 tỷ USD từ Yahoo vào năm 2006 vì anh quyết tâm đem sản phẩm của mình tới mọi người trên thế giới.

Bài học: Những công ty thành công nhất thế giới chú trọng sản phẩm trước đã, rồi mới đến doanh thu.

Đối tác

Một trong những thế mạnh then chốt của Zuckerberg với vai trò lãnh đạo là anh biết những hạn chế của anh. Việc chiêu mộ Sheryl Sandberg, Giám đốc hoạt động của Facebook, theo Zuckerber “là trung tâm của tăng trưởng và thành công của chúng tôi qua các năm”. Thiết lập được mối quan hệ đối tác đúng đắn, có thể là với các nhà đầu tư, ê kíp quản lý, hoặc nhà cung cấp, đều có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ công ty nào.

Việc có các đối tác đúng đắn ở bên giúp Zuckerberg tự do phát huy thế mạnh của mình, bao gồm trí tưởng tượng, sự sáng suốt, và tầm nhìn. Mọi công việc lãnh đạo công ty để đạt tới thành công về tài chính đều giao cho Sandberg. Đó là một quan hệ đối tác hiệu quả.

Bài học ở đây là, không ai giỏi tất cả mọi thứ. Hãy tìm những đối tác tin tưởng vào sứ mệnh của bạn và bổ sung cho các kỹ năng của bạn.

Với vai trò một nhà lãnh đạo công ty, Zuckerberg đã đưa tầm nhìn của anh vào mọi khía cạnh của Facebook, từ văn hóa làm việc, cách sáng tạo không ngừng nghỉ, các mối quan hệ đối tác và các vụ thâu tóm. Anh có thể không phải là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp truyền thống, nhưng niềm tin không thể lay chuyển của anh vào sứ mệnh của Facebook và tầm nhìn dài hạn của anh đã đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mạng xã hội này.

Liệu trường học có thể giúp bạn trở thành một doanh nhân giỏi hơn?


Trong quá trình làm phóng viên kinh doanh, tôi (Antonio Neves ) đã phỏng vấn rất nhiều doanh nhân. Tất cả họ đều có một điểm chung đó là niềm đam mê với công việc. Và một điểm tất cả họ không có chung đó là nền tảng học vấn.


Một số doanh nhân có bằng tú tài. Nhiều người khác có bằng cử nhân. Những người khác thì có bằng MBA. Về mặt học vấn mà nói thì giới doanh nhân chắc chắn không phải là một thế giới phù hợp với tất cả mọi đối tượng.

Vì vậy, tôi đã đặt cho các doanh nhân một câu hỏi mà chính họ cũng tự hỏi mình tại nhiều thời điểm: Liệu học về kinh doanh có khiến bạn trở thành một doanh nhân giỏi hơn không?

Có thể dạy kinh doanh không?

Kinh doanh là một ngành “hot”. Trên khắp nước Mỹ có rất nhiều chương trình đào tạo đại học và trên đại học về kinh doanh. Nhưng điều này lại đặt ra một câu hỏi: liệu kỹ năng này có thể học trong trường hay trong quá trình làm việc?

Theo bà Caroline Daniels, giáo sư trường Babson College- trường được xếp hàng top về chương trình đào tạo kinh doanh tại Mỹ thì: "Kinh doanh có thể học được. Nhưng niềm đam mê đối với một ý tưởng và cơ hội phải xuất phát từ chính doanh nhân”.

Những người ủng hộ việc đào tạo doanh nhân cho rằng nó cung cấp cho sinh viên các công cụ để nhận biết các cơ hội và phát triển thành các hình mẫu doanh nhân thành công. Nhưng với nhiều người, việc đào tạo doanh nhân nên mở rộng ra bên ngoài lớp học.

Chris Guillebeau, tác giả của bài viết ăn khách "The $100 Startup" trên tờ thời báo New York cho rằng: " Bạn có thể học càng nhiều càng tốt từ nhiều nguồn khác nhau. Kinh nghiệm có thể là người thầy tốt nhất nhưng chắc chắn bạn có thể học theo các cách truyền thống hoặc phi truyền thống”.

Đối với nhiều người, một tấm bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng MBA sẽ mở ra cánh cửa bước vào thế giới doanh nhân. Thực tế, nhiều người tốt nghiệp có bằng MBA mở công ty riêng chứ không tìm những công việc truyền thống khác. Theo ghi nhận đã có 16% sinh viên tốt nghiệp lớp kinh doanh của trường đại học Stanford năm 2011 đã quyết định mở công ty riêng.

Và đương nhiên, có nhiều CEO các công ty mới mở cảm thấy bằng cấp cũng góp phần đem lại cổ tức cho họ. Michael Karnjanaprakorn, CEO của công ty Skillshare cho biết "Bằng tốt nghiệp đại học của tôi do VCU Brandcenter cấp thực sự đã hình thành nên cách nghĩ của tôi về sự sáng tạo, đổi mới và phá vỡ hiện trạng. Điều đó đã giúp tôi trở thành một doanh nhân tốt hơn vì nó cho phép tôi nhìn nhận thế giới theo một cách khác đi và công ty tôi đã ra đời từ đó”.

Bằng cấp có đáng giá như thế không?

Với tỷ lệ thất nghiệp cao và nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay thì các công ty như Thiel Fellowship và UnCollege đang thách thức hiện trạng và sự kỳ vọng vào không chỉ lĩnh vực đào tạo kinh doanh mà cả nền giáo dục đại học nói chung.

Karnjanaprakorn "Trường đại học không phải 100% là thảm họa như hầu hết mọi người nghĩ. Tôi nghĩ tính thời điểm đối với các doanh nhân là khác nhau. Một số người mở công ty lúc 18 tuổi và những người khác như tôi thì mở công ty lúc 28 tuổi”.

Nhưng với các khoản nợ cho vay dành cho sinh viên ngoài tầm kiểm soát thì chi phí giáo dục truyền thống là điều đáng để cân nhắc, nhất là đối với các doanh nhân giàu tham vọng phải chạy chương trình khởi động khi khởi động một công việc làm ăn mới.

Guillebeau, từng học về nghiên cứu quốc tế và xã hội học tại trường đại học cho rằng: "Quá nhiều người trẻ dành hàng chục ngàn đô la để học làm những ngành không hề tồn tại”.

Theo một số người, trường đại học chỉ cung cấp được một phòng thí nghiệm để thử nghiệm.

Danial Malik, sinh viên đại học vừa tốt nghiệp năm 2012 cho biết: "Babson College đã tạo cho tôi một môi trường an toàn, được kiểm soát để tăng trưởng và phát triển thành một cá nhân và khám phá thế giới và vị trí của tôi trong môi trường đó. Thực hiện việc này hơi phức tạp một chút nếu bạn không học ở trường đại học”.

Nhận định: Bạn có nên học kinh doanh không?

Nếu bạn còn đang phân vân xem liệu mình nên dành ra một khoảng thời gian tạm dừng để tới trường học về kinh doanh hay không thì câu trả lời ngắn gọn sẽ là: còn tùy. Sau cùng thì giáo dục đại học vẫn là sự đầu tư tài chính lớn. Tất cả những người tôi từng phỏng vấn đều gợi ý nên xem xét kỹ chương trình giảng dạy ở trường đại học mà bạn dự định chọn trước khi dốc sạch tài khoản ngân hàng vào đó.

Guillebeau chia sẻ: "Trong nhiều thập kỷ, hầu hết các khoa kinh doanh tại các trường đại học ở Mỹ đều đã đào tạo sinh viên thành các nhà quản lý tầm cỡ lọt vào top 500 công ty tiêu biểu do tạp chí Fortune bầu chọn. Đây là nghề nghiệp khác biệt so với việc trở thành một doanh nhân”.

Một việc mà các doanh nhân làm tốt đó là hành động, nhưng lúc nào thì cần dành thời gian và tiền bạc để theo học lấy bằng?

Daniels chia sẻ: "Bước đầu tiên có thể khiến bạn nản chí. Nhưng phương pháp luận và việc tạo ra các cơ hội và các mô hình kinh doanh trong trường đại học qui tụ nhiều cá nhân có cùng suy nghĩ và năng lượng như bạn có thể tạo ra sự khác biệt”.

Vậy bạn nên vào lớp học hay tự mình trải nghiệm và rút ra bài học? Không chỉ có một cách đúng. Có vẻ như sẽ có nhiều lợi thế nếu kết hợp cả hai hình thức này.

Karnjanaprakorn nhận định: "Có những thứ nhất định có thể dạy được như kiến thức khung các khái niệm nhưng chỉ có một cách để học về kinh doanh – đó là tự mình làm việc đó”.

(Dịch từ Entrepreneur)

2013: Đầu tư vào đâu?


Năm 2012 đã khép lại với nhiều nhận định khác nhau về toàn cảnh nền kinh tế VN. Xét trên bình diện kinh doanh và đầu tư thì nhiều nhận định xem đây là năm khó khăn nhất kể từ sau giai đoạn Đổi mới, nhiều DN đang lún sâu trong nợ nần và chưa thấy lối ra, các nhà đầu tư thì thua lỗ, tâm lý bi quan. Còn cơ hội của năm 2013 sẽ như thế nào?


Với khía cạnh vĩ mô thì việc giảm CPI rất mạnh, tỷ giá ổn định cũng đã tạo nền tảng về sự ổn định kinh tế vĩ mô, mở cơ hội mới trong năm 2013. Tuy nhiên, mức sinh lời của các kênh đầu tư năm 2012 vẫn sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư trong năm 2013, trong đó có thể kênh chứng khoán sẽ thu hút nhà đầu tư nhiều hơn còn kênh BĐS vẫn chưa qua giai đoạn “ngủ đông”.

Bất động sản

Thị trường BĐS năm 2012 đã không phục hồi như kỳ vọng của các nhà đầu tư mà ngược lại tiếp tục lún sâu trong cơn giảm giá - thoát hàng chưa có điểm dừng. Hiện tại, tồn kho BĐS đang ở mức cao và thanh khoản kém là những trở ngại cho sự phục hồi đối với thị trường này. Phân khúc căn hộ và đất nền bị ảnh hưởng mạnh khi thị trường BĐS đóng băng do giá cao và đối tượng tham gia trước đây chủ yếu là các nhà đầu tư. Kể từ cuối năm 2011 đến nay, đất nền và căn hộ giảm giá liên tục, phân khúc cao cấp bị giảm giá mạnh nhất, giá căn hộ cao cấp có nơi giảm đến 50% nhưng tiêu thụ vẫn ì ạch.

Hiện nay các nhà đầu tư đang chú ý đến phân khúc trung bình, căn hộ diện tích nhỏ và nhà ở bình dân, và xem đây là động lực cho thị trường BĐS năm 2013. Tuy nhiên nếu dự án không có chất lượng tốt, vị trí có nhiều tiện ích thì dù là căn hộ bình dân thì khả năng tiêu thụ cũng còn bỏ ngỏ.

Nhận định chung trong năm 2013 là thị trường vẫn tiếp tục khó khăn đến quý 2/2013 do ngân hàng vẫn tiếp tục xử lý nợ xấu BĐS và các chủ đầu tư tiếp tục tung hàng các dự án dang dở làm áp lực cung mạnh hơn cầu. Bước vào quý 3/2013, nhiều khả năng kinh tế vĩ mô đi vào giai đoạn tăng trưởng, lãi suất tiết kiệm giảm kết hợp với giá căn hộ khó giảm nữa, do đó sẽ xuất hiện lực mua cho cả ba phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân. Những căn hộ có vị trí tốt, giá hợp lý sẽ được tiêu thụ mạnh tạo tâm lý cho các nhà đầu tư.

Cuối năm 2013 có thể xuất hiện sóng đầu tư khá mạnh giúp giá căn hộ bắt đầu phục hồi, một số vị trí tốt với giá hợp lý có thể đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhìn chung BĐS vẫn khó có cơ hội tăng giá mạnh trong năm 2013. Thị trường sẽ vẫn lạnh với các phân khúc đất nền, căn hộ vùng ven cách xa khu trung tâm TP HCM hơn 15 km, dịch vụ và hạ tầng còn yếu.

Thị trường chứng khoán

Về cơ bản thị trường chứng khoán (TTCK) VN năm 2012 đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi thành lập. Niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm do kinh tế vi mô bất ổn khiến thanh khoản thị trường xuống ở mức rất thấp. Ngoài ra, tình hình kinh doanh của các công ty niêm yết bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong và ngoài nước khiến lợi nhuận của nhiều công ty sụt giảm mạnh. Điều này cũng là nguyên nhân góp phần làm TTCK VN không còn hấp dẫn nhà đầu tư tham gia.

Tuy nhiên do giá cổ phiếu đầu năm quá thấp, nên tổng kết toàn năm 2012 kênh này đã sinh lời 16,8%, cao hơn 40% so với kênh thứ nhì là tiền gửi ngân hàng. Điều này có thể giúp thu hút thêm nhà đầu tư mới tham gia.

Dự báo trong năm 2013, kinh tế sẽ dần lấy lại đà hồi phục qua đó sẽ kích thích TTCK khởi sắc. Đặc biệt, khi nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào khả năng cải tổ nền kinh tế cũng như môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện thì sẽ có một lượng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK.

Trong quý 1/2013 có thể xuất hiện đợt giảm giá đưa VN - Index xuống dưới 400 điểm do nhà đầu tư đã đẩy giá khá mạnh vào cuối năm 2012. Nhà đầu tư giá trị có thể mua vào trong đợt giảm giá này với các mã cổ phiếu của các DN có nền tảng hoạt động ổn định, an toàn, thuộc lĩnh vực kinh doanh không bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố đầu cơ như ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa cơ bản và tiêu dùng.

Dự kiến trong quý 2 sẽ có các đợt sóng tăng – giảm theo xu thế tăng và thị trường có thể vượt qua mức 450 điểm vào quý 3/2013, đem lại mức thu lời tốt cho các nhà đầu tư đã mua vào trong đợt giảm giá quý 1/2013.

Vàng

Mức sinh lời gần 17% của kênh đầu tư chứng khoán so với mức thua lỗ bình quân 15% của BĐS có lẽ là sự nghịch biến hiếm hoi.

Dự báo giá vàng thế giới trong năm 2013 sẽ có những đợt tăng – giảm do sự phục hồi của kinh tế Mỹ và USD. Trong năm 2013, với mức chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước với thế giới sẽ tạo vị thế bất lợi cho nhà đầu tư trong nước. Do vậy nhà đầu tư nên thận trọng với kênh này.

Tiền gửi tiết kiệm

Đây là kênh đầu tư có tỉ suất sinh lời khá tốt. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro thì lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả cho nhà đầu tư cá nhân.

Đối với kênh tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng. Hiện nay lãi suất huy động phổ biến của các NHTM trong khoảng dưới 9%/năm (đối với kỳ hạn dưới 12 tháng) và khoảng 10%/năm (đối với kỳ hạn trên 12 tháng) được xem là vẫn chấp nhận được. Dự kiến lãi suất sẽ trong xu thế giảm vào giai đoạn quý 2 – 3/2013. Do vậy, với các nhà đầu tư an toàn nên chọn kỳ hạn dài 1 năm để có mức lợi nhuận cao.

Tương tự đối với kênh gửi tiền tiết kiệm bằng USD. Hiện lãi suất huy động phổ biến của các NHTM trong khoảng 2%/năm ở mọi kỳ hạn. Dự báo tỉ giá vẫn tiếp tục ổn định trong nửa đầu của năm 2013 nhờ dự trữ ngoại hối khá tốt, nhập khẩu tăng chậm, lượng kiều hối và vốn FDI vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, NHNN có thể tăng tỉ giá vào cuối quý 1/2013 để khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư mới. Do vậy các DN vay bằng USD nên thận trọng.