Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Friday, December 30, 2011

Gen – Y nghỉ việc nhiều: Lỗi tại ai?

Hiện có một số định nghĩa khác nhau về các thế hệ như Gen-Y, Gen-X và Baby-Boomer. Tuy nhiên, trong môi trường công sở, cách phân biệt đơn giản nhất là chia nhân viên theo độ tuổi như sau: Gen-Y: tuổi đời dưới 30, phần lớn ở cấp bậc nhân viên, chuyên viên, trưởng nhóm; Gen-X: 30 - 49 tuổi, phần lớn ở cấp bậc quản lý cấp trung, phó giám đốc; và Baby-Boomer: 50 - 65 tuổi, phần lớn đang nắm giữ những vị trí chóp bu của doanh nghiệp.

Tình trạng nhân viên Gen-Y chuyển việc cao kèm theo đó là một khoản chi phí lớn để thay đổi nhân sự là bài toán khiến các công ty trên khắp thế giới đau đầu.

Theo nghiên cứu của trang Experience.com, 70% nhân viên Gen-Y nghỉ công việc đầu tiên của họ sau 2 năm gắn bó. Xu hướng này ngày càng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, với thời gian làm việc ngày càng rút ngắn.

Có nhiều nhân viên Gen-Y chỉ làm việc tại công ty từ 1 đến 6 tháng, có người một năm nhảy việc đến 3 - 4 công ty.

Theo các nghiên cứu được Hay Group thực hiện ở Việt Nam và Malaysia, nhân viên Gen-Y rất khác những người đồng nghiệp lớn tuổi hay cấp trên của họ về lý do họ vào làm cho công ty cũng như lý do khiến họ nghỉ việc.

Gen-Y luôn yêu cầu phải được hiểu rõ mục đích của công việc là gì và có ý nghĩa như thế nào đến đến nghề nghiệp. Họ khó chấp nhận một công việc nhàm chán và không có thử thách. Họ mong muốn tự chủ trong công việc, và khi công việc hoàn thành, họ trông đợi cấp trên nhanh chóng ghi nhận đóng góp của họ.

Nhân viên Gen-Y thường không hy sinh cả cuộc sống cho công việc, họ mong muốn một sự cân bằng giữa công việc, cuộc sống và luôn đề cao yếu tố niềm vui trong chính công việc họ đang làm.

Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý, ngoài tiền lương cạnh tranh, cơ hội học hỏi, phát triển chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến một nhân viên Gen-Y có động lực để làm việc. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến Gen-Y ra đi.

Xét về khía cạnh khen thưởng, quan điểm “hãy làm việc chăm chỉ rồi anh/chị sẽ được thưởng xứng đáng” từng đúng với Baby-Boomer nay không còn phù hợp với Gen-Y.

Thay vào đó, “hãy khen thưởng tôi ngay khi tôi làm tốt công việc và tôi sẽ làm tốt hơn nữa” mới là điều Gen-Y mong đợi. Tất cả những gì nhân viên Gen-Y cần là sự công nhận ngay tức thì những cống hiến của họ cho thành công chung của công việc.

Do đó, một lời khen hay lá thư ghi nhận đóng góp được gửi đến họ một cách công khai thậm chí sẽ có hiệu quả hơn các khoản tiền mặt hay phần thưởng vật chất.

Khi giao việc cho Gen-Y, các nhà quản lý cần chú ý đến yếu tố rõ ràng, cụ thể. “Cứ làm như tôi nói” có thể từng được Baby-Boomer chấp nhận, nhưng với Gen-Y thì không. Họ sẽ hỏi lại đến khi nào thật sự sáng tỏ họ “cần phải làm gì và vì sao phải làm công việc đó”.

Trong mối quan hệ với cấp trên, Gen-Y rất khác Baby-Boomer. Với họ, sự tôn trọng dành cho cấp trên không phải là thứ họ bắt buộc phải thể hiện do áp lực về thẩm quyền, cấp bậc trong công ty, mà nó là kết quả của một mối quan hệ hai chiều.

Khi người lãnh đạo thu phục được nhân tâm, khiến họ nể phục bằng khả năng và đức độ, thì sự tôn trọng là một kết quả tất yếu.

Giải pháp

Để giữ chân và khiến nhân viên Gen-Y làm việc tâm huyết, các công ty cần xây dựng một giải pháp tổng thể dựa trên 4 yếu tố: năng lực nhân viên, yêu cầu công việc, phong cách quản lý và môi trường làm việc.

Sau khi thực hiện thành công giải pháp 4 yếu tố này, nhiều công ty hàng đầu thế giới như P&G, Microsoft hay GlaxoSmithKline (GSK) còn xây dựng thêm được một bí quyết mới: xây dựng tính nhất quán giữa tuyên bố giá trị dành cho khách hàng (CVP) và tuyên bố giá trị dành cho nhân viên (EVP). Với Gen-Y, đây là một yếu tố quan trọng thể hiện mức độ cam kết của công ty dành cho họ.

Chẳng hạn như CVP của P&G là “Nâng cao cuộc sống mỗi ngày”, rất gần với EVP “Cuộc sống mến yêu, cuộc đời hoàn thiện”. Tương tự, với khách hàng, GSK tuyên bố “Nâng cao chất lượng cuộc sống”, còn với nhân viên, GSK khích lệ “Cùng nhau, chúng ta tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Microsoft cũng rất thành công trong việc mang đến giá trị “Mở ra mọi khả năng” cho khách hàng nhờ một đội ngũ nhân viên “Cùng chia sẻ đam mê về công nghệ và những gì công nghệ có thể phục vụ con người”.

So với Gen-X, và đặc biệt là Baby-Boomer, Gen-Y tồn tại nhiều khác biệt thuộc về khoảng cách giữa các thế hệ. Để nhân viên Gen-Y gắn bó và làm việc tâm huyết với công ty, điều các nhà quản lý cần làm không phải là buộc họ phải thay đổi mà hãy thấu hiểu chấp nhận những khác biệt này, để xây dựng những chính sách phù hợp nhằm tận dụng năng lực của lực lượng lao động trẻ, nhanh nhạy, ham học hỏi và không ngại khó khăn, thử thách này.


HOÀNG ĐĂNG

Vũ khí bí mật

Doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của tiếp thị. Tiếp thị là trọng tâm của tăng trưởng kinh doanh.

Tuy nhiên, trước sự phát triển ồ ạt của nhiều loại hình marketing khác nhau, DN thường bối rối trong việc lựa chọn các kênh tiếp thị thích hợp. Tiếp thị bằng e-mail hiệu quả với DN nhỏ, trong khi quảng cáo trên truyền hình phù hợp với DN lớn.

Thời gian gần đây, các công cụ tiếp thị trực tuyến và mạng truyền thông xã hội chiếm vị trí trung tâm.

Nếu thực hiện tốt thì bất kỳ kênh tiếp thị nào cũng phát huy hiệu quả, nhưng kinh nghiệm cho thấy các chiến dịch marketing thành công thường là các chiến dịch tốn nhiều chi phí.

Công cụ tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả nhất về mặt chi phí là công khai. Công khai là nghệ thuật thu hút sự chú ý của giới truyền thông, trực tiếp làm tăng khả năng nhận biết của thương hiệu với thị trường mục tiêu, từ đó làm tăng doanh số bán hàng.

Trong khi quảng cáo phải trả tiền thì công khai thông tin không chỉ hoàn toàn miễn phí, mà còn được chào đón. Là gương mặt doanh nhân năm nay, bạn muốn trả vài ngàn đô la để đăng quảng cáo trên các tờ báo lớn hay lên trang bìa với một bài phỏng vấn chỉn chu?

Bạn sẽ chi vài trăm triệu đô la để phát quảng cáo trên truyền hình hay làm khách mời trong một chương trình trò chuyện?

Cũng giống như quảng cáo trả tiền, công khai thông tin là một nghệ thuật. Tuy nhiên, có một chút khác biệt, bạn trả tiền để mua các trang quảng cáo nhưng để hiện diện trong câu chuyện trang bìa, bạn phải nỗ lực giành lấy. Bạn cần có kỹ năng trình bày cũng như thuyết phục các phóng viên.

Minh bạch thông tin phù hợp với các doanh nhân trẻ vốn chỉ có hiểu biết về kinh doanh là tài sản lớn nhất và trở ngại lớn nhất là không có tiền.

Quảng cáo đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian, trong khi để công khai thông tin, bạn chỉ cần dành một chút thời gian. Ngoài ra, công khai thông tin đem đến nhiều lợi ích mà quảng cáo không làm được:

Sự tín nhiệm: Có mặt trong câu chuyện trang bìa của một tạp chí uy tín, tham gia một buổi trò chuyện trên truyền hình mang đến sự tín nhiệm cho bản thân doanh nhân và thương hiệu của DN.

Sự ghi nhớ: Với sự ra đời của các phương tiện truyền thông trực tuyến và mạng xã hội, người tiêu dùng có thể tùy chỉnh bỏ qua các quảng cáo và tập trung vào nội dung. Người đọc sẽ nhớ nội dung bài viết về bạn trên báo nhiều hơn so với khi xem quảng cáo. Chiến dịch tiếp thị tập trung vào nội dung (công khai) thu hút người xem hơn, trong khi những chiến dịch tập trung vào quảng cáo có tỷ lệ bị bỏ qua khá cao.

Có thể sử dụng như tài liệu tiếp thị: Sau khi bài viết, thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, bạn có thể sử dụng vào chương trình tiếp thị. Dù in lại một phần tạp chí để giới thiệu trong bài thuyết trình hay đưa đường dẫn để xem buổi phỏng vấn trên truyền hình lên trang web, giới thiệu sự xuất hiện của bạn trên các phương tiện truyền thông sẽ gây ấn tượng với khách hàng, nhà đầu tư và đối tác.

Tiết kiệm chi phí: Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông theo cách như thế này hoàn toàn không tốn phí, có chăng là những chi phí phát sinh rất ít và tất cả những gì bạn phải bỏ ra là thời gian.


Theo Forbes

Marketing xã hội chưa bao giờ lỗi thời

Khi marketing đã trở thành một công cụ trợ giúp đắc lực cho việc bán hàng thì rất nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo đã liên tục ra đời để phục vụ cho mục tiêu của marketing nhưng hình như việc sử dụng quá nhiều một vài công cụ marketing đã làm người tiêu dùng luôn nghi ngờ mọi thứ đến với họ đều mang tính chất quảng cáo, do đó sẽ bị từ chối khỏi tâm trí khách hàng ngay tức khắc làm giảm hiệu quả của marketing rất nhiều.


Marketing xã hội trở thành một tuyệt chiêu của các nhiều công ty, họ đã tìm cách lồng thông điệp của mình thông qua một công việc có ích cho xã hội.
Trong khi đó những vấn đề lớn của xã hội như: bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, sức khỏe và bệnh tật….không cần ai giới thiệu mời chào mọi người cũng tự giác tìm hiểu. Chính yếu tố này đã làm cho marketing xã hội trở thành một tuyệt chiêu của các nhiều công ty, họ đã tìm cách lồng thông điệp của mình thông qua một công việc có ích cho xã hội. Sau đây là một vài yếu tố nên biết khi sử dụng công cụ này:

1. Nắm bắt xu hướng: Để thực hiện một chiến dịch marketing xã hội cần phải có một vấn đề xã hội được đề cập tới và đương nhiên những vấn đề xã hội nóng hổi được nhiều người quan tâm luôn là đề tài được lựa chọn, mỗimột thời điểm khác nhau thì vấn đề xã hội gây được chú ý lại khác nhau vì vậy nếu sử dụng những hình thức lỗi thời như cấm đoán(cấm đổ rác), ép buộc(đội nón bảo hiểm), dọa nạt(hình ảnh nguy hiểm từ những tệ nạn xã hội) đã ít có tác dụng.

Xu hướng nổi lên bây giờ là truyền thông thân thiện, hướng tới những điều tốt đẹp như bảo vệ quyền lợi trẻ em, chống bạo lực học đường, bảo vệ thành phố xanh sạch...Một ví dụ điển hình về việc nắm bắt xu hướng phải nói đến chương trình marketing xã hội của DKT International với sản phẩm bao cao su OK cùng khẩu hiệu "nhà vô địch". Họ đã thành công vì khi đó vấn đề phòng chống HIV và kế hoạch hóa gia đình đang nổi trội khắp nơi đều thấy biển hiệu bảng treo về đề tài này

2. Thông điệp: Marketing xã hội tác động đến hành vi ứng xử của xã hội nó không mang lại lợi nhuận cho marketer nhưng mang lại lợi ích cho xã hội và khách hàng mục tiêu vì vậy khi làm marketing xã hội thì chúng ta chỉ đứng ra là người đồng hành cùng chiến dịch đó và khách hàng sẽ tự động nhận biết, nếu mang thông điệp quảng cáo đi kèm sẽ làm giảm giá trị của chiến dịch đi rất nhiều. Các chuyên gia nhận định rằng chỉ nên dùng những thông điệp thực sự có ý nghĩa sâu sắc hoặc hài hước.

Chương trình khuyến học Đèn đom đóm của Dutch Lady hướng tới việc tất cả trẻ em đều được đến trường, trong chương trình họ không hề có một thông điệp quảng cáo nào về mình thế nhưng chương trình đã làm thương hiệu Dutch Lady luôn ở trong tâm trí người tiêu dùng.

3. Đối tác: Với chương trình marketing xã hội đối tác là vô cùng quan trọng tác động lớn đến tầm ảnh hưởng của chiến dịch vì một vấn đề xã hội luôn có 1 tổ chức hoặc nhiều tổ chức xã hội đứng ra phụ trách. Chắc chắn tên của bạn sẽ ảnh hưởng lớn hơn tới người tiêu dùng nếu bạn đồng hành cùng hội bảo vệ thiên nhiên, môi trường hay hội y tế công đồng...Lời khuyên cho bạn đó là cố gắng mời nhiều đối tác xã hội cùng tham gia chương trình điều này sẽ làm tăng hiệu quả quảng bá lên rất nhiều lần.


Nguồn MARKETING

Những điều cần biết khi làm việc ở độ tuổi 30

Nếu độ tuổi 20 là dành cho khám phá và trải nghiệm thì ngưỡng cửa 30 đánh dấu độ chín để thăng tiến, ổn định sự nghiệp, hoặc tìm kiếm thách thức mới. Bước vào giai đoạn này, bạn cần nắm vững những quy tắc và bài học kinh nghiệm nào?

Cân bằng sự nghiệp và gia đình

Ngưỡng cửa 30 đánh dấu độ chín để thăng tiến, ổn định sự nghiệp.
Khi mới đi làm, Margerat Miller chọn nghề giáo viên dạy tiếng Anh cho một trường trung học tại New England. Tuy nhiên, sau khi sinh đứa con đầu lòng ở độ tuổi ngấp nghé 30, Margaret quyết định chọn con đường khác cho sự nghiệp của mình. “Lúc đó, tôi nhận viết báo về mảng giáo dục và nuôi dạy trẻ. Như thế, tôi có thể làm việc tại nhà và dành thời gian nhiều hơn cho các con. Sau đó, khi các con đến tuổi đi học, tôi quay trở lại đừng lớp, nhưng vẫn dành thời gian rảnh rỗi vào cuối tuần hoặc những lúc không có tiết dạy để viết báo. Điều này giúp tôi cân bằng đam mê trong sự nghiệp và trách nhiệm với gia đình.”

Phát hiện tài năng mới của bản thân

Dan Nainan vốn là chuyên viên máy tính và công tác tại tập đoàn Intel. Công việc hằng ngày của anh là tháp tùng chủ tịch tập đoàn đến các sự kiện quan trọng, các buổi họp với đối tác và các buổi huấn luyện để trình bày những vấn đề về mặt kỹ thuật.

Do phải thường xuyên nói trước đám đông, nên Dan quyết định đi học một lớp về hài kịch để vượt qua nỗi lo sợ và hồi hộp khi phải đứng trước hàng trăm người. Một lần nọ, khi tất cả 2.500 khán giả tham dự buổi thuyết trình đều đồng loạt đứng lên khen ngợi khiếu hài hước của anh và một mực cho rằng anh là diễn viên hài chuyên nghiệp, Dan quyết định theo hẳn nghề diễn hài và bắt đầu lưu diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Từ lúc phát hiện ra tài năng mới của bản thân cho đến nay, Dan chưa bao giờ hối hận về quyết định táo bạo này.

Tìm kiếm đam mê thật sự

Sau khi bỏ ngang chương trình y khoa đang học dở tại một đại học danh tiếng, Lisa Niver Rajna rong ruổi trên các con tàu du lịch trong khoảng 7 năm. Sau đó, bất chấp người thân và bạn bè phản đối, Lisa quyết định gắn sự nghiệp với tàu du lịch và điều phối các chương trình dành cho trẻ em trên tàu. Với những kinh nghiệm tích lũy được, khi bước vào độ tuổi 40, Lisa trở thành giáo viên môn khoa học và là một blogger nổi tiếng chuyên viết về du lịch. “Khi tôi quyết định từ bỏ ngành y, tôi biết đây là một lựa chọn đúng, rồi mọi thứ bắt đầu vào đúng trật tự của nó. Du lịch và dạy học chính là những gì thích hợp với tôi và tôi sinh ra để làm những công việc này.”

Tìm kiếm thử thách mới

Với Paige Arnof-Fenn, vào độ tuổi 20, cô là chuyên viên phân tích tại một ngân hàng đầu tư thuộc hàng top của phố Wall, rồi cô học tiếp lên MBA và cuối cùng đảm nhận việc quản lý nhãn hiệu cho hãng Procter & Gamble. “Những năm đầu trong sự nghiệp của tôi gắn liền với quá trình học việc.

Tôi làm việc cho các công ty lớn để tranh thủ các khóa huấn luyện và đào tạo nhân lực của họ. Nhưng khi bước vào độ tuổi 30, tôi bắt đầu bước ra khỏi ‘khu vực an toàn’ để tìm kiếm thử thách và cơ hội mới”, Paige chia sẻ. Với nền tảng vững chắc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Paige phụ trách mảng marketing cho một số công ty mới khởi nghiệp và làm cố vấn cho các dự án của chính phủ. Hiện nay, vào tuổi tứ tuần, Paige đang là chủ tịch công ty Mavens&Moguls chuyên về tư vấn giải pháp marketing toàn cầu.


Nguồn DÂN TRÍ

Chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp “xanh”

Công ty của bạn đang phát triển theo hướng “xanh” hóa, ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm xanh và bền vững. Tuy nhiên, tiếp thị cho khách hàng về mô hình hoạt động và sản phẩm của bạn liệu có dễ dàng? Làm sao để khách hàng hiểu và chọn lựa sản phẩm? Các chuyên gia đưa ra 3 yếu tố giúp doanh nghiệp xanh tiếp thị thành công: Rõ ràng, thực tế và hiểu biết.

1. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Để giúp khách hàng hiểu rõ tính năng, mô hình sản xuất của doanh nghiệp “xanh” ra sao, cách hữu hiệu nhất là giải thích thật tường tận.
Nhiều dữ liệu cho thấy số lượng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm xanh ngày càng tăng. Tại Mỹ, theo Organic Trade Association, số lượng thực phẩm hữu cơ bán ra đã tăng 10% trong 10 năm qua. Chuỗi siêu thị WalMart hiện cũng là nhà thu mua bông hữu cơ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của khách hàng vẫn là công dụng và giá cả. Yếu tố “xanh” vẫn xếp sau.

Great Lakes Brewing – một công ty sản xuất bia ở Mỹ đã thực hiện nhiều nghiên cứu thị trường và thấy rằng, yếu tố “xanh” chưa bao giờ được khách hàng đánh giá là quan trọng nhất nhưng luôn nằm trong top những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Mức độ quan tâm đến tính bền vững, an toàn của sản phẩm cũng tùy thuộc vào từng ngành hàng. Các bà nội trợ đặc biệt quan tâm đến tính an toàn của các sản phẩm chăm sóc trẻ em và thực phẩm.

Khách hàng muốn các sản phẩm tốt nhưng phải có giá cả hợp lý. Một khi sản phẩm, dịch vụ của bạn đã đảm bảo đầy đủ các yếu tố như chất lượng, giá cả, bao bì đẹp, hợp lý, hệ thống phân phối tốt thì yếu tố “xanh” sẽ làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

2. Đáp ứng nhu cầu khách hàng

Ban điều hành của Bardessono, một khách sạn và spa sang trọng tại California đã có bài học kinh nghiệm đắng cay trong việc tiếp thị. Khách sạn này là một trong hai khách sạn được nhận giải thưởng từ chương trình “Đi đầu trong thiết kế năng lượng và môi trường” tại Mỹ . Tuy nhiên, dù giải thưởng này thuyết phục được cánh nhà báo nhưng không thuyết phục được khách hàng. Lý do là vì khách hàng- vốn quen với các khách sạn sang trọng - luôn nghĩ về khái niệm khách sạn “xanh” và sinh thái đồng nghĩa với “không thoải mái” và “hẻo lánh”.

Ông Jim Treadway, tổng giám đốc của khách sạn cho biết: "Chúng tôi không nắm bắt được nhu cầu thực tế của khách hàng. Giá trị cốt lõi mà khách hàng cần trải nghiệm hơn hết là sự sang trọng ."

Trong năm 2010 Bardessono thay đổi thông điệp tiếp thị nhấn mạnh sự sang trọng đầu tiên và tiếp đến mới là yếu tố “xanh”. Sống xanh là một xu thế được ưa chuộng nhưng điều đó không có nghĩa là khách hàng luôn đặt yếu tố này lên hàng đầu. Bạn phải tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng tiềm năng trước khi đưa ra thông điệp.

3. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Dù cốt lõi của khái niệm "xanh" liên quan đến việc bảo vệ môi trường nhưng khi ứng dụng cụ thể vào từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề thì hòan toàn khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lựa chọn một hình thức khác biệt để bảo vệ môi trường, người thì dùng năng lượng mặt trời, người thì hạn chế sử dụng bao bì ni lông, có người lại tập trung cải thiện môi trường làm việc. Rất nhiều công ty cũng quảng cáo sản phẩm của mình là “sạch” hoặc “hoàn toàn tự nhiên” nhưng lại không giải thích rõ với khách hàng cụ thể những khái niệm này biểu hiện cụ thể qua sản phẩm như thế nào.

Jenny Grayson, một công ty tư vấn giúp các công ty chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp xanh khẳng định: Các công ty phải xác định ý nghĩa của việc “xanh” hóa với chính mình chứ không phải là một chiêu thức để câu khách.

Để giúp khách hàng hiểu rõ tính năng, mô hình sản xuất của doanh nghiệp “xanh” ra sao, cách hữu hiệu nhất là giải thích thật tường tận. Khách hàng không thể hiểu được tất cả các phương thức đổi mới công nghệ nhằm bảo vệ môi trường.

4. Sáng tạo thông điệp tiếp thị

Doanh nghiệp cần định vị nhiều yếu tố kèm theo thông điệp giúp ý tưởng “xanh” hóa tiếp cập được người tiêu dùng. Park Howell, giám đốc công ty Park&Co – chuyên về tiếp thị bền vững khẳng định, một trong những cách hiệu quả nhất để thuyết phục khách hàng là đưa ra hiệu quả tiết kiệm năng lượng khi sử dụng sản phẩm.

Nhiều doanh nghiệp khi tiếp thị đã bỏ quên 2 yếu tố quan trọng nhất là giá cả và chất lượng và không phải khách hàng nào cũng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm “xanh” phải tập trung vào 3 điểm sau đây: Lợi nhuận, con người và môi trường. Những yếu tố này phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng: Sản phẩm này có phù hợp với túi tiền không? Có tốt cho gia đình tôi không?Có tốt cho môi trường không?

Howell khuyên, các chiến dịch xanh nên tránh các dùng các từ xanh, sinh thái hay hình ảnh chiếc lá xanh. Điều này khiến thương hiệu lặp lại và mất đi tính khác biệt. Hãy sáng tạo cách thể hiện và truyền tải thông điệp.

5. Thực hành những giá trị đã đề ra

Trong thời đại số, minh bạch thông tin là điều tối cần thiết vì bạn không thể che giấu được ai. Vì vậy, khi đưa ra tiêu chí, chính doanh nghiệp phải thực hành nó hàng ngày. Không thể cam kết sản xuất xanh, sau đó sử dụng hóa chất trong sản phẩm hay phớt lờ việc xử lý chất thải. Một khi niềm tin của khách hàng bị lung lay, họ sẽ nhanh chóng lựa chọn một thương hiệu khác.

Green Apple Cleaners một công ty sản xuất chất tẩy rửa không chứa chất độc ở Mỹ đã cam kết không sử dụng quảng cáo trên giấy ở bất kì hình thức nào. Ngay cả các hoạt động khuyến mãi cũng được số hóa, gửi cho khách hàng qua tin nhắn và email. Ngân hàng GreenChoice Bank thì chọn cách phát hành thẻ tín dụng bằng nhựa tái chế và lắp đặt trạm tiếp nhiên liệu cho xe điện trong cơ quan.

6. Trung thực và minh bạch

Quảng cáo thường hay nói quá một chút nhưng đặc biệt với các sản phẩm xanh, người tiêu dùng sẽ đặc biệt nhạy cảm và phản ứng nếu quảng cáo không đúng sự thật.

Công ty thực phẩm ConAgra đã phải đối mặt với một vụ kiện vì quảng cáo các loại dầu ăn là "tự nhiên", trong khi thành phần có chứa các chất đã biến đổi gen. Sigg – một công ty tái chế chai nhựa của Thụy Sĩ công bố sản phẩm của học không chứa BPA nhưng thực ra nó chứa rất nhiều chất hóa học khác.

Khi tin tức này đến tai giới truyền thông, khách hàng ngay lập tức quay lưng. Theo báo cáo năm 2010 của TerraChoice Group – một công ty marketing ở Ontario, 95% sản phẩm tiêu dùng “xanh” tại Mỹ có ít nhất một trong bảy biểu hiện thiếu rõ ràng về thành phần.
Shel Horowitz -Giám đốc điều hành của Greenandprofitable.com khẳng định: "Tính minh bạch và trung thực là phương pháp tốt nhất. Chỉ cần bạn bị nghi ngờ, việc kinh doanh của bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn."

7. Tái đầu tư vào cộng đồng

Một trong những thuộc tính quan trọng nhất của sự bền vững là sự tái đầu tư tài chính và năng lượng vào cộng đồng xung quanh. Việc làm này hết sức đơn giản nhưng bị nhiều công ty bỏ qua.

Tái đầu tư vào cộng đồng có rất nhiều hình thức. Ngân hàng GreenChoice cung cấp các khoản vay linh hoạt cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Ben & Jerry, một trong những công ty màu xanh lá cây đầu tiên, tiếp tụctặng tiền đáng kể cho phi lợi nhuận hơn một thập kỷ sau đó Was Mua của Unilever.

Great Lakes Brewing đã sử dụng tất cả các loại rau và thảo mộc, trứng, sữa, kem, bơ và thịt ở địa phương cho bữa ăn của nhân viên. “Bảo vệ môi trường còn là sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có”. Saul Kliorys –Giám đốc bộ phận môi trường của nhà máy này khẳng định .


Nguồn ENTREPRENEUR

10 kiểu chiều chuộng khách hàng khó tính

Trong kinh doanh, đôi khi bạn phải gặp các kiểu khách hàng như hay mặc cả, hay thắc mắc, chuyên gia, hay lo lắng và bảo thủ... Với mỗi kiểu khách hàng đòi hỏi bạn phải có những cách xử trí khác nhau nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ.

1. Khách hàng hay mặc cả

Điều quan trọng là bạn phải xử trí như thế nào với các kiểu khách hàng này để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Đây là kiểu khách hàng này thường gặp phải trong những cửa hàng bán lẻ và các công ty dịch vụ. Họ thường không quan tâm đến vấn đề khác mà đi vào mặc cả luôn.

Năm năm trước, khi Alicia mở cửa hàng chuyên chải lông cho chó mang tên Alicia’s Grooming tại Longboat Key, bang Florida (Mỹ). Nhiều khách hàng đến cửa hàng của cô thường không quan tâm đến catalogue giới thiệu kèm theo bảng giá dịch vụ mà ngỏ lời mặc cả luôn.

“Họ nói về mức giá mà họ đã từng trả cho dịch vụ này trước đây. Vì cửa hàng của tôi mới mở và cần có khách hàng nên tôi đành nhượng bộ”, Aeziman kể. Một năm sau đó, cô đã cho gắn bảng giá dịch vụ lên tường. Dù mức giá vẫn tăng, nhưng những khách hàng tiềm năng tường vẫn bỏ qua điều này.

Giờ đây, khi có vị khách nào nói về nơi nào đó có giá rẻ hơn, Aeziman thường không nhượng bộ nữa. Cô cho biết, “khi những khách hàng mới thấy rằng tôi không đồng ý với mức giá đó, họ không mặc cả nữa và chấp nhận mức giá tôi đưa ra”.

2. Khách hàng kiểu chuyên gia

Hầu hết khách hàng đều tự cho rằng mình đủ chuyên môn để giữ gìn hay thậm chí sửa chữa một số chi tiết nhỏ trong thiết bị điện tử. Trớ trêu là chuyên môn ít ỏi đó hiếm khi giúp được nhiều, đặc biệt là đối với máy tính.

“Đây là kiểu khách hàng tự cho mình là chuyên viên máy tính, trong khi sự thật lại không như vậy”, Joe Silverman, CEO của New York Computer Help, một công ty tư vấn máy tính có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ) nói.

Khi tư vấn cho những khách hàng kiểu này, chuyên viên của công ty sẽ tốn rất nhiều thời gian. “Họ muốn bạn sửa máy tính, nhưng lại dành quá nhiều thời gian kể cho bạn rằng họ đã tự sửa máy như thế nào”, ông nói, “Cũng có nhiều khách hàng đã tự cố lắp ráp máy tính từ một đống tạp nham. Họ mang theo cả tá những phụ kiện và muốn bạn chỉ xem họ đã sai ở đâu”.

Để đối phó với những khách hàng kiểu này, kiên trì là đức tính cần thiết để giúp cho họ tin tưởng vào chuyên viên của công ty. “Chúng tôi luôn muốn cung cấp cho khách hàng dịch vụ hàng đầu và luôn có gắng làm khách hàng hài lòng. Vì vậy sẽ rất khó để từ chối yêu cầu của những khách hàng kiểu này. Cách tốt nhất là giúp họ xử lý thiết bị hỏng hóc, và cho họ thấy rằng chúng tôi biết rõ những gì mình đang làm”, ông Silverman chia sẻ.

3. Kiểu khách hàng lo lắng thái quá

Một số khách hàng coi sự có mặt của họ trong quá trình sửa chữa hay cung cấp dịch vụ, bất kể là quần áo, xe hơi hay máy tính, sẽ giúp cho quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Việc chủ sở hữu của vật dụng có mặt khi nó đang được sửa chữa hay cung cấp dịch vụ đôi khi gây phiền toái cho người cung cấp dịch vụ.

“Một khách hàng của tôi thường nài nỉ tôi cho bà ấy ở lại khi tôi chải lông cho chú chó cưng của bà, nhưng chỉ sau vài phút tôi đã không thể tiếp tục công việc bởi chú chó bị mất tập trung. Việc này khiến cho việc chải lông kéo dài thêm 30 phút”, chị Aeziman, chủ cửa hàng Alicia’s Grooming chuyên chải lông cho chó tại New York cho biết, “và tất nhiên bà khách đó không trả thêm cho quãng thời gian bị kéo dài thêm đó” . Giải pháp của Aeziman cho việc này là: treo biển cấm “khách hàng là người” có mặt trong khu vực chải lông.

4. Kiểu khách hàng hay thắc mắc

Hầu hết các công ty đều có đường dây nóng để giúp xử lý nhanh những thắc mắc, lo lắng của khách hàng. Tuy nhiên, một số khách hàng lại coi đây như một kênh liên lạc dành cho việc thảo luận hoặc đưa ra quan điểm riêng đối với cách thức hoạt động hay giải pháp thay thế sản phẩm của công ty. Hơn thế nữa, họ còn sử dụng đường dây nóng như một dịch vụ tư vấn miễn phí.

Teajai Stradley, chủ một công ty Internet Marketing Ideas That Work chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn Internet tại Wichita, Kansas (Mỹ) cho biết, có nhiều khách hàng gọi đến đường dây nóng rất nhiều lần và thường gây tắc ngẽn.

Stradley cho rằng hành động này phổ biến trong nhóm khách hàng có tính tỉ mỉ, chi ly và hay thắc mắc. Giải pháp của công ty cô là giải thích rõ ràng cho khách hàng về loại cuộc gọi nào là phù hợp ngoài giờ hành chính, và những vấn đề nào nên được đưa ra trong các cuộc gọi tư vấn. "Việc xây dựng lòng tin với khách hàng đồng thời vẫn duy trì quan hệ tốt với khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong kinh doanh".

5. Kiểu khách hàng bảo thủ

Các công ty luôn có gắng hết sức để cải thiện hệ thống và sử dụng những công nghệ mới nhất. Nhưng nếu khách hàng không hài lòng với những đổi mới này, quá trình phát triển có thể sẽ bị cản trở.

Bốn năm trước, công ty Arning Lawns chuyên cung cấp dịch vụ làm cỏ tại Friendswood, bang Texas (Mỹ) của Bill Arning bỏ hình thức dùng thư tay của mình. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lớn tuổi của công ty lại không thể bỏ được hình thức liên lạc này. “Nhiều khách hàng lớn tuổi chúng tôi không có email và họ cho rằng việc nhận hóa đơn qua thư giấy là chuẩn mực còn qua email chỉ là lựa chọn số hai”.

Do việc gửi thông báo và hóa đơn qua thư giấy tốn nhiều thời gian và tiền của, công ty của Arning đã đưa ra một giải pháp. Trên trang web của công ty, ông cho đăng mức phí dịch vụ và cho biết hóa đơn sẽ được gửi qua thư điện tử. Nhờ vậy những khách hàng mới sẽ biết được cách thức hoạt động này. Còn đối với những khách hàng cũ, nếu họ muốn nhận hóa đơn qua thư giấy, họ sẽ phải trả thêm 20% phí.

6. Khách hàng hay thay đổi

Một số khách hàng, ban đầu thường rất hào hứng, sốt sắng với sản phẩm, dịch vụ nào đó, nhưng sau đó lại thay đổi hoặc từ bỏ ý định. Shennandoah Diaz, chủ sở hữu công ty Brass Knuckles Media, công ty marketing và quan hệ công chúng tại Austin, bang Texas (Mỹ), thường xuyên gặp tình trạng này tại công ty của mình. “Ban đầu họ thường rất sốt sắng với các dịch vụ của chúng tôi, nhưng sau đó họ lại sợ hãi, muốn được đảm bảo nhiều lần và muốn đàm phám nhiều giờ liền”. Diaz cho biết việc bất ngờ thay đổi ý định là do họ không biết được cụ thể và mức độ của công việc họ sẽ phải làm trong các dự án marketing hay quan hệ công chúng của công ty cô. Giải pháp của Diaz là lôi kéo sự tập trung của khách hàng vào dự án, quy mô quản lý và thường xuyên liên lạc (hàng tuần) để giúp khách hàng cảm thấy tự tin và tự chủ đối với dự án hơn.

7. Kiểu khách hàng ưa giao thiệp


Đối với một số khách hàng, mua sắm hàng hóa dịch vụ là một hình thức giao tiếp xã hội. Và việc mua sắm trực tuyến có thể sẽ khiến cho quá trình giao tiếp này bị cản trở. Đối với kiểu khách hàng này, đặc biệt là những người mới sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, cần có phương pháp phục vụ đặc biệt. “Những khách hàng kiểu này vẫn muốn duy trì giao tiếp khi mua sắm”, Marcy Roth, chủ trang web mua sắm thời trang trực tuyến accessoryartists.com tại New York (Mỹ) cho biết. Roth còn cho biết đây thường là những khách hàng trung niên hoặc lớn tuổi và họ thường muốn trò chuyện qua điện thoại hoặc ít nhất là qua email. Và họ luôn đánh giá cao những cuộc trò chuyện như vậy. Roth kể rằng một khách hàng của cô đã viết thư tay để chia sẻ về mình và cảm ơn về thời gian mà cô đã dành cho bà. Việc dành thời gian cho đối tượng khách hàng này sẽ giúp nâng cao lòng tin từ cả hai phía. “Mục tiêu chính của tôi là tạo môi trường mua sắm cởi mở và chú trọng cá nhân”.

8. Kiểu khách hàng thiếu tự tin

Nhiều khách hàng thường tỏ ra thiếu tự tin hay thậm chí sợ hãi khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà các công ty cung cấp. Họ sợ rằng mình không thể sử dụng sản phẩm đúng cách và thường cần nhiều trợ giúp. Joe Silverman, CEO của công ty New York Computer Help chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn máy tính tại New York (Mỹ) cho biết công ty ông cũng thường xuyên gặp phải những khách hàng như vậy. “Đặc biệt là những khách hàng mới sử dụng máy tính, họ thậm chí còn gọi điện yêu cầu tư vấn trước khi thực hiện bất cứ hoạt động nào trên máy tính”, ông cho biết. Giải pháp của công ty Silverman là sử dụng quy tắc 5 phút, theo đó họ dùng 5 phút để chỉ dẫn cho khách hàng, quá thời gian trên hoặc những cuộc gọi tiếp theo, khách hàng sẽ phải trả thêm phí.

9. Những khách hàng quá tự tin

Kiểu khách hàng này thường cho rằng phương pháp của công ty không thể tốt bằng của họ. Shennandoah Diaz, chủ công ty marketing và quan hệ công chúng công tại Austin, bang Texas (Mỹ) cho biết, “nhiều khách hàng kiểu này thường khăng khăng với cách làm việc của họ dù cho cô đã đưa ra ví dụ về nhiều khách hàng khách đã thành công với phương pháp của chúng tôi. Họ tỏ ra thiếu tin tưởng vào ý kiến và chuyên môn của chúng tôi”. Giải pháp của Diaz đối với những khách hàng này cho họ biết công ty của cô có nguyên tắc riêng hoặc yêu cầu họ chuyển sang công ty khác. “Thường thì sau khi nghe như vậy, họ thường chấp nhận cách làm của chúng tôi”, Diaz cho biết.

10. Kiểu khách hàng cuồng nhiệt

Một số nhóm khách hàng là những người cuồng nhiệt và ủng hộ nhiệt liệt sản phẩm dịch vụ của công ty. Đây là nguồn động lực giúp tăng doanh số bán hàng cho công ty. Patty Briguglio, giám đốc công ty quan hệ công chúng MMI Public Relations tại Raleigh, Bắc Carolina (Mỹ) cho biết “những khách hàng như vậy giúp giảm chi phí quảng cáo, marketing”. Để giữ chân và làm hài lòng đối tượng khách hàng này, công ty của Briguglio thường đưa ra những hình thức khuyến mại như voucher tại một cửa hàng hay một tour du lịch. Một khi họ hài lòng, họ sẽ giúp bạn lôi kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác nữa.


Nguồn DÂN TRÍ

Vượt qua suy thoái kinh tế với ý tưởng đột phá

Bí quyết nào đã giúp một công ty may mặc từ chỗ nợ nần chồng chất kiếm được doanh thu đáng mơ ước trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng?


Bà Rose Corrick

Suy thoái kinh tế ập đến với công ty quần áo nữ Art of Cloth của Rose Corrick không một lời báo trước. Mùa hè năm 2008, số cửa hàng đăng ký bán những sản phẩm làm từ vải nhuộm tay Art of Cloth vẫn không ngừng tăng, góp phần làm doanh số bán hàng của công ty Rose Corrick đạt mức kỷ lục.

Để chuẩn bị cho bước tăng trưởng đột phá trong thời gian tiếp theo, Corrick thậm chí còn ký hợp đồng thuê khu nhà xưởng mới rộng hơn 400 m2 ở Chagrin Falls (Ohio, Mỹ) vào tháng 10/2008 để thay cho khu nhà xưởng cũ nằm ở tầng trệt nhà mình. Bà không hề biết rằng chọn thời điểm ấy để khuếch trương là quyết định sai lầm nhất.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi Corrick ký hợp đồng thuê 3 năm cho khu nhà xưởng mới, nền kinh Mỹ bắt đầu lao dốc, kéo theo vô số những hệ lụy khác liên quan đến dòng vốn. Hoang mang trước những tiên liệu về sự bất ổn kinh tế cộng với những khó khăn nội tại, 15 cửa hàng quần áo cao cấp đồng loạt hủy đơn đặt hàng với Art of Cloth chỉ trong vòng hai tháng, 10-11/2008. Vốn đã hoàn thành đơn đặt hàng nên công ty bị trắng tay 30.000 USD. Đáng lý ra thì các cửa hàng này không được phép hủy đơn hàng nhưng vì không muốn dính đến kiện cáo và nhất là không muốn làm các khách hàng thân thuộc của mình thất vọng nên công ty đành chấp nhận.


Các mẫu thiết kế ấn tượng của Art of Cloth

"Thế là bỗng dưng chúng tôi không còn tiền để thanh toán các hóa đơn” – Corrick (59 tuổi) - người đã thành lập Art of Cloth vào năm 2006 sau nhiều năm điều hành một doanh nghiệp thiết kế nội thất và nghiên cứu nghệ thuật dệt may - cho biết. “Là một công ty nhỏ thực sự rất khó khăn".

Chạm đáy

Những hóa đơn chưa được thanh toán bắt đầu dồn đống lại khi doanh thu của công ty ngày một eo hẹp. Chỉ riêng việc trả tiền thuê nhà xưởng mỗi tháng (2.062 USD) cũng đã là khó, chưa nói đến các chi phí cải tạo và các chi phí khác. Tính sơ sơ thì tiền sưởi ấm trong tháng mùa đông đầu tiên đã xén gọn của công ty hơn 900 USD.


Mẫu áo choàng mang phong cách độc đáo của Art of Cloth

"Lúc chuyển nhà xưởng chúng tôi đã không còn đủ tiền trong ngân hàng. Tình hình sau đó càng ngày càng tồi tệ hơn” – Corrick nhớ lại.

Đến đầu năm 2009, Corrick thậm chí không thể nghĩ đến cả chuyện tuyển người để thay cho nhân viên kế toán và người cán bộ quản lý văn phòng đã thôi việc. Không những thế, bà buộc phải cho một số thợ dệt may nghỉ việc. Từ 8 người, đội ngũ nhân viên của bà lúc đó chỉ còn có 3 người.

Khó khăn về tài chính khiến Corrick phải bỏ tiền túi cho một số hoạt động của công ty như tham dự hội chợ, triển lãm. Bà thậm chí không trả lương cho mình trong năm 2009 và chấp nhận vay 5.000 USD từ chính các nhân viên của mình. Ngoài ra, bà cũng đàm phán với một số trợ thủ, trong đó có cả nhân viên kế toán của bà, để dãn thời gian thanh toán.

Bà cho biết mục đích là giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Vì thế bà vẫn tiếp tục tham gia một số hội chợ, triển lãm ở các thành phố lớn của Mỹ để thu hút sự chú ý của khách hàng mặc dù chi phí tham gia mỗi sự kiện là từ 1.000-4.000 USD.

"Chúng tôi phải làm cho mọi người nghĩ rằng chúng tôi đang đi lên” – bà bật mí.

Nhưng kỳ thực, công ty bà đang đi xuống.

Phục hồi

Corrick quyết định đổi mới cách nhìn về lợi thế cạnh tranh. Đầu tiên, bà giữ chân một cố vấn thời trang ở New York – người giúp bà liên tục cập nhật những xu hướng thời trang mới.

Để tăng cường sự hiện diện của công ty mình tại các hội chợ, triển lãm thời trang, bà tiến hành chọn đại diện bán hàng trên toàn quốc và trả cho họ hoa hồng là 12% của doanh số bán. Hiện công ty bà đang có 6 đại diện bán hàng.


Quần đóng tã trẻ em mang phong cách Art of Cloth

Bà giảm tới 15-30% giá của một số các mặt hàng bị cho là đắt vì các đại diện bán hàng than phiền rằng kinh tế khó khăn khiến người tiêu dùng trở nên nhạy cảm hơn với giá. Song, trong cái rủi lại có cái may. Vì giảm giá nên bà buộc phải suy nghĩ và từ đó tìm ra nhiều cách cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Đơn cử như với việc nhuộm vải, bà có sáng kiến tăng lượng vải nhuộm cùng màu trong mỗi lần nhuộm để đẩy nhanh tiến độ.

Đến cuối năm 2009, những nỗ lực của Corrick có vẻ như được đền đáp dần. Mặc dù số cửa hàng kinh doanh sản phẩm Art of Cloth giảm đôi chút nhưng doanh số gần như giữ nguyên (đạt 362.550 USD năm 2009, giảm có 350 USD so với năm 2008.

Điều đáng nói là tình hình năm 2010 còn sáng sủa hơn rất nhiều.


Bên trong nhà xưởng của Art of Cloth ở Chagrin Falls, Ohio.

Trong những lần tham dự triển lãm thiết kế ở Dallas, Corrick đã kiếm được một đơn đặt hàng trị giá tới 30.000 USD của một chuỗi cửa hàng lớn. Đối tượng khách hàng mới này giờ đóng góp khoảng 15% tổng doanh thu của cả công ty. Doanh số bán ở các shop quần áo cũng tăng dần. Theo lời Corrick, kinh tế khủng hoảng đã buộc bà phải cải tổ hoạt động và “trở nên tiến bộ hơn rất nhiều trong việc thiết kế các bộ sưu tập” phù hợp với nhu cầu của các shop quần áo.

Trước kia, các sản phẩm nhuộm tay của Corrick lạ và hơi “độc”. Tuy nhiên, bà nhận ra rằng khách hàng muốn có cả bộ đủ các màu có thể kết hợp với nhau.

Năm 2010, doanh thu của Art of Cloth đạt khoảng 715.000 USD, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Năm nay, công ty dự kiến thu về 1,2 triệu USD.

Bài học

Corrick cho rằng việc tìm ý kiến chuyên gia để đổi mới bộ sưu tập thời trang của mình vài lần/năm cho phù hợp với nhu cầu của các shop là mấu chốt cho sự phục hồi của công ty. Bà cũng hiểu thêm tầm quan trọng của việc tạo dựng những mối quan hệ vững chắc trong kinh doanh. Ai mà biết được có lúc nào đó mình sẽ cần sự giúp đỡ của họ hay họ cần sự giúp đỡ của mình.



Theo Corrick, những mối quan hệ tin cậy lẫn nhau có thể giúp doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn, dù “đó là người nhân viên kế toán mình nợ lương hay nhà thầu xây dựng mình tặng quà cho vợ ông ấy”.

Saturday, December 24, 2011

Giáng sinh an lành & Hạnh phúc

Friday, December 23, 2011

Họp Mặt Doanh Nhân

Kính gửi : toàn thể anh / chị

Xin gửi anh / chị : lịch họp mặt CEO trong tháng 12 / 2011. Kính đề nghị anh / chị sắp xếp thời gian để tham gia họp mặt cuối năm.

Thứ 3, ngày 27 / 12 / 2011 :

Mục đích : tất niên cuối năm CEO 29.

Blog lớp : http://ceokhoa29.blogspot.com

Thời gian : 18:00

Địa điểm : Quán Ốc & Hến

Địa chỉ : 175, Nguyễn Đức Cảnh, P. Tân Phong, Quận 7.

Một số thông tin về quán : đây là quán ăn của một thành viên trong lớp CEO 29, với bài trí đẹp tọa lạc gần bờ sông khu vực Mỹ Cảnh. Các anh / chị sẽ có một bầu không khí trong lành & thoáng mát vừa thưởng thức món ăn ngon vừa có nhiều thời gian để trao đổi giao lưu.

Ngày thứ 7, 31/12/2011:

Mục đích : Giao lưu tất niên với Business Pro.

Thời gian : 10:00

Địa điểm : Koh Thai - Lầu 1 Kumho Link. 39 Lê Duẩn, Quận 1, Tp. HCM.

Tham khảo : www.businesspro.vn/tatnien

Nội dung chương trình:

Thời Gian

Nội Dung

10:00 - 10:30

Đón khách - Thủ tục đăng ký - Chụp hình lưu niệm

10:30 - 11:00

Netwoking - Kết nối các nhà quản lý

11:00 - 11:10

Giới thiệu chương trình

11:10 - 11:30

Phát biểu khai mạc

Lý Thị Mai, Giám Đốc - Công Ty Tâm Lý Học Ứng Dụng Tp. HCM

11:30 - 12:00

Tổng kết các hoạt động BusinessPro năm 2011

Ông Đoàn Hùng, Sáng Lập và Điều Hành - BusinessPro

12:00 - 12:30

Tiệc trưa (buffet) và thưởng thức rượu vang

(Nước uống: Red Wine and White Wine, Mineral water Coke, Diet coke and Sprite)

12:30 - 13:30

Thách thức kinh tế năm 2012 qua cách nhìn của nhà tư vấn đầu tư, nhà tâm lý, nhà văn hóa nghệ thuật và nhà thiết kế thời trang

Ông Trịnh Văn Nghe, Tổng Giám Đốc - Công Ty Einst Trịnh

Lý Thị Mai, Giám Đốc - Công Ty Tâm Lý Học Ứng Dụng Tp. HCM

Chi Phạm, Nguyên Giám Đốc Sản Xuất - Công Ty Cát Tiên Sa

Ông Lê Sĩ Hoàng, Giám Đốc Sáng Tạo - Công Ty Sĩ Hoàng

13:30 - 14:00

Chia sẻ của các nhà quản lý đã tham gia các sự kiện năm 2011

Trò chơi Nguồn Gốc Của Sự Giàu Có

14:00 - 14:15

Tiếp nhận ý kiến đóng góp - Kế hoạch hành động năm 2012

Ông Đoàn Hùng, Sáng Lập và Điều Hành - BusinessPro

14:15 - 14:45

Rút thăm trúng thưởng những phần quà ý nghĩa từ các nhà tài trợ

14:45 - 15:00

Chụp hình lưu niệm. Kết thúc chương trình

Trang phục: Sang trọng, lịch sự.

Phí tham dự: 500.000 đồng/người.

Số lượng: 100 người.

Đăng ký tham dự:

Vì số lượng có hạn, ưu tiên anh chị đăng ký sớm nhất và trước 17:00 ngày 27.12.2011

Ngòai ra, BP có kế họach vận đồng tài trợ cho chương trình. Doanh nghiệp nào muốn hưởng ứng vui lòng liên hệ với Nam.

Quyền lợi:

- Đặt logo (backdrop, thư mời, thư cám ơn) trong các sự kiện do BusinessPro tổ chức.

- MC nhắc tên trong các sự kiện do BusinessPro tổ chức.

- Logo xuất hiện trên các tài liệu (nếu có) phát cho khách tham dự trong các sự kiện do BusinessPro tổ chức.

- Thông tin về SP/DV của Doanh Nghiệp (thư giới thiệu, khuyến mại, …) được phát kèm theo tài liệu chương trình cho khách tham dự trong các sự kiện do BusinessPro tổ chức.

- Thông tin về sự kiện được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông - Đơn vị bảo trợ thông tin (nếu có). Dự kiến là Tạp chí Phong Cách Doanh Nhân.

- Tài trợ 05 phần quà cho chương trình bốc thăm trúng thưởng (nếu có) và được mời lên trao thưởng trong các sự kiện do BusinessPro tổ chức. Hình ảnh trao thưởng xuất hiện trên bài viết của sự kiện này và có dòng ghi chú: Quà tặng do Doanh Nghiệp tài trợ.

Vậy, kính thông báo đến tất cả anh / chi được rõ !

Mọi chi tiết đăng ký tham gia xin vui lòng xác nhận với Nam theo thông tin bên dưới !



Trần Ngọc Hoài Nam

Email : passionNeternity@yahoo.com

Mobile : 09 333 48 333

Monday, December 19, 2011

Khám phá café Phong Cách Ý tại Sài Gòn.

6 tỷ tách café Vergnano được phục vụ trên toàn thế giới mỗi ngày là minh chứng thuyết phục cho chất lượng của thương hiệu cafe Italia nổi tiếng này. Đến với Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Stonebucks Coffee đại sứ của thương hiệu Vergnano tại Việt Nam đã chinh phục được những khách hàng bởi phong cách Ý sành điệu.

Stonebuckscoffee.jpg

Café Vergnano với lịch sử hơn 100 năm đã trở thành một trong bốn thương hiệu cafe hàng đầu tại Italia – nơi cafe đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc. Được làm từ những hạt cafe Arabica chất lượng hàng đầu thế giới cùng kỹ thuật pha chế đặc biệt, hương vị cafe Vergnano đã chinh phục được khẩu vị của những người sành cafe không chỉ ở quê hương mà trên toàn thế giới.

coffee04.jpg

Những khách hàng Việt đã quen với kiểu cafe đậm đặc và nguyên chất, khi lần đầu nếm thử cafe kiểu Ý sẽ thấy chưa quen bởi sự pha trộn giữa cafe và kem tươi, vị cafe nhạt hơn hẳn so với café bắp kiểu Việt. Thế nhưng, chỉ vài lần thưởng thức, những tách cafe Cappuccino, Espresso, Latte... đã chinh phục người uống bởi mùi thơm quyến rũ và hương vị mới lạ của cafe Ý.

coffee02.jpg

Đối với những quán cafe được Vergnano chính thức cho phép sử dụng thương hiệu đều phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về những vấn đề như quy mô, quy trình, kỹ thuật của bartender... Đáp ứng được những yêu cầu đó, Stonebucks đã trở thành quán cafe đầu tiên ở Tp.HCM được phép của thương hiệu Vernano.

Stonebucks coffee_010.jpg

Với hai xanh lá – màu nâu của hạng café quen thuộc của Stonebucks kết hợp với màu trắng tinh khiết, Stonebucks có phong cách thiết kế hiện đại mang đậm chất Ý. Mặc dù không quá rộng nhưng Stonebucks vẫn chia thành những không gian khác nhau để phù hợp với nhu cầu của khách hàng muốn thưởng thức cafe một mình, hai người hay tổ chức party...

Stonebucks coffee_002.JPG

Đắm chìm trong không gian Ý và thưởng thức những thức uống đặc biệt mang hương vị Ý, những vị khách khi đến đây không khỏi ngạc nhiên bởi ngay tại thành phố Hồ Chí Minh lại có một quán cafe như thế. Không chỉ mong muốn mang cafe Vergnano giới thiệu với khách hàng, những người xây dựng Stonebucks còn muốn một phần nào đó giới thiệu văn hóa ẩm thực Italia đến với Việt Nam. Những chi tiết trang trí cho không gian và đặc biệt là những món ăn, đồ uống hấp dẫn đến từ nước Ý là điểm nhấn của Stonebucks Coffee.

Stonebucks coffee_025.jpg

Khách hàng của Stonebucks phần lớn là những vị khách du lịch muốn tìm lại hương vị quen thuộc của cafe Vergnano và những người trẻ tuổi say mê tìm hiểu và khám phá những nền văn hóa mới. Đến Stonebucks, gọi một đĩa mỳ Ý và tách cafe nóng, ngắm nhìn phố phường Sài Gòn qua những tấm kính trong suốt, thực khách sẽ có những giây phút thư giãn thoải mái. Sự phong phú của đồ uống tại Stonebucks khiến khách hàng bất ngờ: từ những ly cocktail cafe Beatrice, Messicano...đến những loại cafe lạnh như Frapuccini & Irish Cream, Frapuccini in Cinnamon...hay các loại cocktail như Mojito, Love cocktail, Marocchino cocktail...Mỗi thức uống là một hương vị và màu sắc khác nhau nhưng đều mang lại cho người uống sự hài lòng tuyệt đối bởi trình độ pha chế điêu luyện của bartender.

Nhanvien.jpg

Khách hàng đến với Stonebucks để thưởng thức những đồ uống hấp dẫn, những món ăn đặc biệt trong một không gian mang đậm phong cách Ý hiện đại. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện và nhiệt tình cũng là một điểm thu hút các khách hàng khi đến đây.

Đến Stonebucks để khám phá và cảm nhận một phong cách Ý!

Thông tin cho bạn:

ĐC: 1B Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận PN

ĐT: (08) 66 764 765, 66 764 766

Website: www.stonebucks.net

Vị trí:

Bandostonebucks.jpg