Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Friday, December 28, 2012

Truyền thông xã hội: Chỉ "đánh" khi biết rõ mục tiêu

Thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thông qua các trang mạng xã hội là không dễ dàng. Vì thế, hãy tham gia kênh truyền thông mới này chỉ khi đã có mục tiêu kinh doanh rõ rệt.

Truyền thông xã hội là một kênh tiếp thị tương đối mới, có thể giúp tăng trưởng kinh doanh. Theo một cuộc khảo sát gần đây của Bain & Company trên 3.000 người tiêu dùng, khách hàng tương tác với các thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông xã hội có xu hướng chi tiêu nhiều hơn 20 - 40% so với các khách hàng khác. Ngoài ra, khách hàng tương tác với thương hiệu trên các mạng xã hội có xu hướng trung thành hơn với thương hiệu.
Trên thực tế, sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để bán hàng trực tiếp có thể được chia thành hai khu vực:
1. Truyền thông để thu hút, duy trì, bán hàng và bán chéo.
2. Lắng nghe để xác định các cơ hội kinh doanh mới.
Truyền thông
Nhiều người sai lầm khi cho rằng "truyền thông" là một kỹ thuật tiếp thị cũ. Sự thật là người tiêu dùng khao khát các thông tin có giá trị. Nếu truyền thông hiệu quả, bạn có thể nhận được sự tin tưởng và sự chú ý của khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới:
Xác định đối tượng, mục tiêu
Nếu muốn biến fan trên Facebook, Google+, LinkedIn, Twitter và các mạng khác thành khách hàng của mình, hàng hóa của bạn phải hấp dẫn những khách hàng hiện tại và tương lai. Nếu đưa ra thông điệp đúng với một đối tượng đúng tại thời điểm và địa điểm hợp lý, bạn đã cho họ một lý do để mua hàng.
Điểm khởi đầu này sẽ giúp bạn tạo ra các mục tiêu truyền thông xã hội cụ thể. Ví dụ, nếu muốn thu hút nhiều phụ nữ đến với thương hiệu, thì bạn phải hướng các nỗ lực truyền thông xã hội cho họ.
Với mục tiêu này, bạn sẽ khoanh vùng được nội dung, hình thức thể hiện và các kênh tương tác trên truyền thông xã hội. Đặt ra các mục tiêu cụ thể nhưng cũng cần phải giữ tính linh hoạt để cho phép có các thay đổi tích cực trong quá trình thực hiện.
Thiết lập sự hiện diện
Lựa chọn mạng xã hội và thiết lập sự hiện diện của bạn trên các mạng này là rất quan trọng. Ví dụ, cần phải hiểu Facebook sẽ thích hợp cho các nhà tiếp thị B2C và LinkedIn là điểm đến cho các nhà tiếp thị B2B.
Truyền thông xã hội rất rộng nên ngay từ đầu phải xác định truyền thông "chất lượng" chứ không phải "số lượng". Rõ ràng, tập trung tài chính và nỗ lực cho vài mạng xã hội nhưng hiệu quả, còn hơn rải sự hiện diện ở khắp mọi nơi. Nhiều DN vướng phải sai lầm khi cố gắng xuất hiện ở quá nhiều diễn đàn vì "đi lạc" trong thế giới mạng mênh mông.
Tự động hóa hiệu quả
Việc còn lại của doanh nghiệp (DN) là tập trung và giám sát việc thực hiện chương trình truyền thông, chú ý tới những gì tác động tới bán hàng thực tế. Ví dụ, bạn có thể làm thử nghiệm các hình thức sau trên các sản phẩm cụ thể, sau đó xác định tác động đến doanh thu:
- Tweet một liên kết đến một bài viết trên blog cho thấy làm thế nào sản phẩm X giải quyết được vấn đề Y.
- Thêm một mã số phiếu giảm giá độc quyền trên tường Facebook của bạn
- Chia sẻ trên LinkedIn lời đề nghị đặc biệt cho dịch vụ Z.
Lắng nghe
Lắng nghe không chỉ là giải pháp để có được những bài học, kinh nghiệm quý, mà còn là cách tương tác với khách hàng hiệu quả nhất trong mạng xã hội. Bạn có thể trả lời các câu hỏi, đề xuất giải pháp hoặc thậm chí chỉ cần chia sẻ liên kết đến một bài đăng blog cung cấp thêm thông tin về một chủ đề cụ thể mà khách hàng tiềm năng quan tâm.
Các lĩnh vực chính cần tập trung lắng nghe:
- Giám sát nhãn hiệu. Tìm kiếm những bình luận liên quan đến thương hiệu của bạn (tích cực và tiêu cực) nhằm mục đích tăng cường sự tương tác.
- Những yếu tố ảnh hưởng. Trước đây, DN trả tiền cho các blogger nổi tiếng để có những bài viết tích cực cho sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, DN hướng đến những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến một nhóm cộng đồng trên mạng xã hội. Ta thấy rõ điều đó khi các nhãn hàng như HTC hay Samsung "tác động" tới những diễn đàn như tinhte.vn, hay vnphoto.vn.
- Dịch vụ khách hàng. Khách hàng thường coi các trang mạng xã hội của nhãn hàng như là một trung tâm cung cấp thông tin trước khi họ mua sản phẩm, và sau khi họ hoàn tất việc mua sắm, đây sẽ là nơi hỗ trợ họ nếu họ cần. DN phải hiểu được tầm quan trọng của việc giải quyết những phàn nàn của khách hàng, trước khi những chúng biến thành khiếu nại và lan truyền nhanh như virus. Nhưng cũng có rất nhiều cơ hội kinh doanh nảy sinh trong dịch vụ khách hàng khi có thể nhận được các góp ý, thông tin thị trường...
- Cơ hội thực. Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, DN có khả năng đưa ra quyết định kinh doanh nhanh gấp bảy lần nếu họ đáp ứng các truy vấn trong ít hơn một giờ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, chỉ có 37% các công ty quản lý có khả năng trả lời những câu hỏi của khách hàng trong vòng chưa đầy một giờ.
Đơn giản là trong thế giới internet, nếu không đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng, có thể dễ dàng mất đi mọi cơ hội kinh doanh.

Từ ốc đảo đến Freemium

Sau đây là một số dự báo về truyền thông xã hội (MXH) và kinh doanh MXH năm 2013, trích từ nghiên cứu mới nhất của IDC và các buổi thảo luận nội bộ giữa các nhà phân tích của IDC khu vực và quốc gia.

* Sự miễn cưỡng của giám đốc công nghệ thông tin (CNTT) (CIO) - đối với MXH sẽ tạo ra các "ốc đảo" CNTT: Khi nhiều CIO tiếp tục suy nghĩ theo quán tính của họ về các ứng dụng trên MXH, thì sẽ càng có nhiều đơn vị kinh doanh bắt đầu áp dụng các giải pháp riêng mà không can dự đến bộ phận CNTT.
Cuối cùng, điều này sẽ tạo ra các ốc đảo về triển khai CNTT trong tổ chức. Trong năm 2013, nếu CIO không tham gia vào, thì sự lựa chọn của các đơn vị kinh doanh độc lập có thể trở nên gắn chặt vào quy trình kinh doanh đến mức những nỗ lực củng cố trong tương lai có thể thất bại.
1. Hệ điều hành (OS) và tích hợp thiết bị sẽ thúc đẩy MXH nhưng... Microsoft cũng như Apple đang tập trung vào việc đưa MXH vào phiên bản OS mới nhất của cả thiết bị di động và máy tính để bàn.
Điều này không chỉ làm cho các phương tiện truyền thông xã hội trở thành sự liền mạch cho người sử dụng, mà còn cho phép tích hợp liền mạch của các phương tiện truyền thông xã hội vào các ứng dụng đang được sử dụng.
IDC dự đoán nhiều CIO sẽ xem Windows 8 như một sự lựa chọn cho nền tảng của máy tính bảng do DN cấp phát và sẽ giúp truyền thông MXH xâm nhập vào dòng chảy kinh doanh nhiều hơn. Tuy nhiên, nỗ lực "công ty hóa" nhân viên của họ có thể thất bại trong nhiều trường hợp.
Máy tính bảng Windows 8 sẽ chỉ trở thành thiết bị làm việc được chấp nhận rộng rãi nếu chiếm được tình cảm của người tiêu dùng. Nếu không, nhiều công ty sẽ thấy nhân viên bỏ rơi các thiết bị được công ty phát để dùng thiết bị của riêng mình vào năm 2014 trở về sau.
2. Freemium sẽ làm suy yếu premium. Với sự phát minh ra nhiều cổng truy cập nhưng trong truyền thông MXH, ngày càng có nhiều công ty khai thác các nền tảng MXH cho các mục đích hợp tác.
Như vậy, sẽ có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, cho là các dịch vụ miễn phí đã "đủ tốt" và chỉ xem xét các giải pháp trả tiền (premium) cho nhóm nhân viên nòng cốt. Do đó, các dịch vụ miễn phí sẽ chiếm được phần lớn thị trường vào năm 2013 và cuối cùng là làm suy yếu các thị trường giải pháp truyền thông và hợp tác thống nhất.
3. Tác động của bán hàng sẽ thay thế "likes" và "follower". Khi các nhân viên tiếp thị ngày càng có kinh nghiệm sử dụng Facebook và các nền tảng trực tuyến khác cho các chiến dịch tiếp thị, họ sẽ dần đòi hỏi nhiều hơn về lợi nhuận của các chiến dịch mà họ thực hiện vào năm 2013.
IDC dự đoán, giá trị của "likes", fans (người hâm mộ) và followers (người bị ảnh hưởng) sẽ được đặt câu hỏi nghiêm túc vào năm 2013 và để cho các nhà tiếp thị tập trung vào lợi nhuận dựa trên kết quả cho các chiến dịch trong tương lai.
4. MXH trực quan sẽ là làn sóng tiếp theo. Khi sự hấp dẫn và hiệu quả tương đối của các chiến dịch hình ảnh so với các chiến dịch dựa trên tin nhắn ngày càng trở nên rõ ràng đối với các nhà tiếp thị, MXH sẽ đi theo và tăng sự tập trung của họ trên MXH hình thành vào năm 2013.
5. Nền tảng MXH (networking) sẽ là cửa hàng trong tương lai. Khi các công ty trên khắp khu vực đang di chuyển theo hướng môi trường đa kênh để bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng, thì MXH sẽ di chuyển vượt ra ngoài phạm vi chỉ là một nền tảng cho các hoạt động PR/tiếp thị để trở thành một nền tảng kinh doanh MXH thật sự. IDC dự đoán MXH lớn sẽ trải qua các giải pháp mua sắm B2C ít nhất là vào năm 2013.
6. Mô hình Groupon sẽ phai mờ dần nhưng mua theo nhóm sẽ chiếm ưu thế. Công ty Groupon của Mỹ sẽ tiếp tục gặp khó khăn và phải đối mặt với sự cạnh tranh từ vô số dịch vụ nội địa tương tự trong khu vực.
IDC dự đoán mô hình kinh doanh mua theo nhóm này sẽ biến mất vào năm 2013 do nhu cầu sẽ dịch chuyển qua các hình thức mua theo nhóm khác, chẳng hạn như mua theo nhóm thông qua cộng đồng MXH, bán hàng mặc cả trực tuyến theo sự kiện và cuối cùng là SoLoMo (Social Local Mobile - xã hội địa phương di động).
7. Quảng cáo đính kèm trong ứng dụng sẽ xuất hiện như là "làn sóng tiếp theo" của quảng cáo di động. Mặc dù quảng cáo di động vẫn còn trong giai đoạn đầu tại khu vực, nhưng được dự báo sẽ trở thành một thị trường 3 tỷ USD vào năm 2013.
Dù vậy, vẫn còn rất nhiều mối quan tâm chưa được trả lời xung quanh quảng cáo di động, bao gồm cả tính hiệu quả của quảng cáo trên một màn hình điện thoại kích thước nhỏ và phản ứng của người tiêu dùng đối với quảng cáo di động.
Mặc dù từ đầu tỷ lệ "click" là rất hứa hẹn, nhưng IDC dự đoán sẽ sớm có di động như là nền tảng cho quảng cáo hiển thị hình ảnh để thúc đẩy sự tập trung của các nhà quảng cáo vào ứng dụng di động vào cuối năm 2013.

Đo lường chính xác hơn hiệu quả tiếp thị trực tuyến

Ngoài các phương tiện thống kê hoạt động website như thanh công cụ PageRank (xếp hạng trang) và số lượng khách truy cập mỗi ngày, có những thước đo quan trọng khác rất đáng để bạn vận dụng nhằm giúp cải thiện chất lượng website và thứ hạng của website trên công cụ dò tìm trực tuyến.

Để có được cái nhìn thực tế nhất về kết quả hoạt động của website do doanh nghiệp mình thực hiện, bạn nên dành thời gian cho việc đo lường những số liệu quan trọng thông qua các biện pháp được giới thiệu sau đây.
Theo dõi tỷ lệ hoán đổi và mức độ hoàn thành mục tiêu.
Nếu bạn đã đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc cho việc xây dựng một website và đang có ý định mở rộng sự hiện diện của nó trong thế giới trực tuyến thì tất nhiên bạn cũng đang muốn dần thu được hiệu quả tương ứng. Dù mục tiêu chính là gia tăng doanh số bán trực tuyến hay đơn giản là giới thiệu cho người thăm website một vấn đề nào đó, bạn vẫn cần vận dụng phương pháp theo dõi tỷ lệ hoán đổi, tức là tỷ lệ người truy cập website chuyển sang thực hiện những hành động theo mong muốn của bạn, chẳng hạn mua hàng hoặc đăng ký nhận tin định kỳ.
Có lẽ công cụ tốt nhất hiện nay, lại hoàn toàn miễn phí là Google Analytics, cho phép bạn theo dõi mọi thứ, từ doanh số trên website đến tình hình download thông tin. Một số lựa chọn khác từ dịch vụ phân tích có trả phí còn cho phép bạn theo dõi hoạt động bán hàng trực tuyến, ứng dụng di động và cả game xã hội.
Nắm vững dữ liệu về đường dẫn truyền trở lại website (backlink)
Theo những cập nhật mới nhất trong thuật toán dò tìm Penguin của Google thì chất lượng đường truyền dẫn đến website của bạn sẽảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tối đa hóa công cụ dò tìm trực tuyến (SEO). Nếu không nắm bắt được định dạng đường truyền bạn đang sử dụng là gì, hẳn nhiên bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị những thiết bị dò tìm lãng quên. Dù có nhận được một số thông tin từ chương trình Webmaster Tool miễn phí từ Google hay Bing, song bạn không thể hình dung được bức tranh tổng thể nếu không sử dụng công cụ SEO trả phí. Để gia tăng sự hiểu biết về “thành phần” cấu tạo thành hồ sơ đường backlink, bạn nên sử dụng các dịch vụ như Majestic SEP hoặc Open Site Explorer. Một khi đã kết nối được vào hồ sơ, bạn nên quan tâm đến những điều sau:
- Liệu website của bạn có bị các website xấu (đồi trụy, đánh bạc hoặc các trang đáng nghi khác sở hữu đường truyền đi đến website của bạn) can thiệp không?
- Backlink của bạn có sử dụng quá nhiều từ khóa không? Nếu bạn đã tiến hành các đợt quảng bá trực tuyến xây dựng dựa trên đường truyền backlink, trong hồ sơ của bạn có thể bao gồm một tỷ lệ rất cao các ký tự từ khóa. Trường hợp này sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng SEO trên các công cụ tìm kiếm, kết quả là bạn có khả năng sẽ bị cấm xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Đường link của bạn đến từ những website có được xây dựng thuần túy cho mục tiêu SEO? Vì thuật toán của các cỗ máy dò tìm trực tuyến đã trở nên tinh vi hơn nên máy dò có thể dễ dàng xác định và phân tích bản chất của các website, biết được đâu là những trang chứa đựng nội dung lừa đảo hoặc những trang không hề có sự hiện diện và tương tác của người sử dụng và người quản lý. Nếu trang web của bạn bộc lộ những dấu hiệu đó thì bạn có thể bị nhận hình phạt từ công cụ tìm kiếm.
Do đó, khi phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu backlink nào có chất lượng thấp dẫn đến website của bạn, hãy lập tức xóa bỏ chúng. Bạn có thể phát hiện ảnh hưởng của backlink xấu qua sự giảm sút lượng người truy cập hoặc sự xuống hạng của website trong bảng kết quả dò tìm trực tuyến. Bạn nên kiểm tra hồ sơ backlink ít nhất mỗi tháng một lần để tránh những điều không hay xảy ra.
Thường xuyên ghi nhận mức độ gắn kết với người truy cập
Điều này liên quan đến lượng thời gian mà khách truy cập sử dụng trên website của bạn và giá trị mà họ nhìn nhận về các nội dung bạn đã đăng tải. Có thể đo lường yếu tố này theo nhiều cách khác nhau, ví dụ:
- Qua thời lượng trung bình lưu lại của khách trên các phần của trang web. Tất nhiên, con số này càng cao càng tốt.
- Qua tỷ lệ “dội trang” (tức là số khách truy cập rút ra khỏi website của bạn ngay khi đọc trang đầu tiên). Tỷ lệ này phải thấp hơn 50%.
- Qua số lượng trang trung bình trên mỗi đợt truy cập (càng cao càng tốt).
- Qua số lượng chia sẻ trên các trang xã hội. Số lượng lớn chứng tỏ những người truy cập cảm thấy nội dung mà bạn đã đăng tải có giá trị để chia sẻ với bạn bè.
Sự gắn kết của người truy cập rất quan trọng vì các khách hàng tiềm năng luôn xuất hiện trong số những vị khách thường xuyên ghé thăm website của bạn. Ngoài ra, mật độ lưu thông của người truy cập sẽảnh hưởng đến thứ bậc của bạn trên bảng xếp hạng, giúp website của bạn được SEO ghi nhận tích cực hơn.

Thua công nghệ - thắng chiến lược

Khi so sánh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, ta có thể thấy được một sự thật rõ ràng: phần lớn doanh nghiệp Việt đều tụt hậu hơn về công nghệ so với doanh nghiệp nước ngoài. 

Vậy chẳng lẽ doanh nghiệp Việt mãi mãi bị các doanh nghiệp ngoại với công nghệ cao hơn lấn át trên thương trường? Thật may mắn, công nghệ chỉ là một phần của cuộc chơi!
Câu chuyện của Kodak
Năm 1996, Interbrand xếp hạng Kodak đứng ở vị trí thứ tư trong top những thương hiệu có giá trị nhất thế giới, sau Disney, Coca Cola, và Mc Donald’s.

Ngày nay, Kodak đã phá sản. Tại sao một thương hiệu hùng mạnh đến vậy lại tụt dốc nhanh chóng đến vậy?

Đã có nhiều người giải thích hiện tượng này. Nổi tiếng nhất là ý kiến của tỷ phú Donald Trump: “Kodak bị tụt hậu về mặt công nghệ. Công ty đã không theo kịp làn sóng máy ảnh kỹ thuật số”.

Tờ báo kinh tế danh tiếng The New York Times còn giật tít: “Sự cải tiến không dễ dàng, nhất là khi ở giữa dòng" (Innovation Isn’t Easy, Especially Midstream) cho thấy Kodak đã chậm chân hơn về mặt công nghệ so với các đối thủ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn hơn.

Sự thực là Kodak chính là công ty dẫn đầu về mặt công nghệ ảnh kỹ thuật số. Năm 1976, chính Kodak đã phát minh ra công nghệ máy ảnh kỹ thuật số. Thậm chí, Kodak đã nghiên cứu và công bố vào năm 1986 rằng máy ảnh kỹ thuật số của Kodak có độ phân giải là 1,4 triệu pixels.

Chưa hết, năm 1994, Kodak đã giới thiệu dòng máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên có giá dưới 1000 đô la. Số tiền Kodak đổ vào nghiên cứu ngành công nghệ mới mẻ này cũng không hề ít. Từ năm 1985 cho đến năm 1994, số tiền Kodak bỏ ra cho máy ảnh kỹ thuật số Kodak là 5 tỷ USD. Trong số đó, Kodak đã bỏ ra 550 triệu USD để mua những phát minh về máy ảnh kỹ thuật số của SamSung, 400 triệu USD để mua những sáng chế về máy ảnh kỹ thuật số của LG Electronics.
Như vậy, nói Kodak bị tụt hậu về mặt công nghệ là hoàn toàn chưa chính xác! Kodak không nhận ra xu hướng của máy ảnh kỹ thuật số? Cũng không phải! Trên thực tế, xét cả về quy mô tài chính, giá trị thương hiệu, sản phẩm tiên phong, Kodak đều nắm giữ những nền tảng quan trọng nhất để trở thành "minh chủ" trong lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số.

Tại sao Kodak lại để chính ngành công nghiệp máy ảnh kỹ thuật số bỏ rơi và rốt cuộc là thương hiệu Kodak bị phá sản?
Và Kodak là một dẫn chứng cho triết lý một công ty có công nghệ vượt trội, thương hiệu mạnh và nguồn lực tài chính hùng hậu vẫn có thể bị đánh bại.
Chiến lược hay công nghệ?
Trên thực tế, một thương hiệu quá mạnh trong quá khứ chưa chắc đã có được lợi thế trong cuộc chiến nơi thương trường thay đổi từng ngày. Đó là điểm tựa mà những công ty Việt Nam nhỏ bé và mới mẻ có thể tận dụng trở thành lợi thế một cách khôn ngoan.

Hãy xem thử Kodak. Năm 1888, George Eastman đã phát minh ra loại máy chụp ảnh sử dụng phim. Trong suốt thể kỷ XX, Eastman Kodak đã thống trị thị trường máy ảnh phim. Tại Mỹ, năm 1976, Kodak từng bị xem là doanh nghiệp độc quyền khi chiếm lĩnh tới 90% thị phần.

Ngày nay, máy ảnh phim đi vào dĩ vãng. Trong thị trường máy ảnh kỹ thuật số, Kodak chiếm lĩnh chỉ 7%. Nhiều người cho rằng sản phẩm của Kodak không đủ chất lượng cho lĩnh vực máy ảnh kỹ thuật số. Đó là lý do Kodak bị các đối thủ khác bỏ xa trên thị trường.
Tuy nhiên, xét về quy mô nghiên cứu lẫn lịch sử lâu đời và những khoản tiển khổng lồ đổ ra để nghiên cứu máy ảnh kỹ thuật số, chất lượng máy ảnh kỹ thuật số, Kodak đáng nhận được con số lớn hơn nhiều so với 7% thị trường. 

Sản phẩm chỉ là một phần của câu chuyện. Thực tế, chính cái tên thương hiệu Kodak đã cản trở Kodak trong quá trình chinh phục ngành công nghiệp máy ảnh kỹ thuật số.

Thương hiệu lớn, vấn đề lớn

Marketing guru Jack Trout trong một cuốn sách về quản trị marketing xuất sắc nhan đề “Thương hiệu lớn, vấn đề lớn" (Big brand, big trouble) đã viết: “Một trong những vấn đề của những thương hiệu lớn là nó bám lấy quá khứ và mong muốn với tiềm lực mạnh hơn, nó sẽ tạo ra những sản phẩm tốt hơn để chinh phục thị trường”. 

Trên thực tế, khi đi vào một lĩnh vực mới mang tính chuyển đổi cách mạng, tên thương hiệu mạnh chính là một tảng đá kéo trì thương hiệu đó trên lĩnh vực mới.
Tại sao vậy? Tâm trí của con người thường gắn một thương hiệu với một sản phẩm/ý niệm nào đó. Thương hiệu nào càng tạo ra được sự liên kết mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng với sản phẩm/ý niệm mà nó đại diện, thương hiệu đó đã có được vị trí mạnh mẽ.
Hãy nói ra những cái tên thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới: Coca Cola, Apple, Mc Donald’s, Disney. Chúng ta sẽ lập tức liên tưởng đến nước cola, sản phẩm công nghệ cao, bánh burger kẹp thịt ăn nhanh, phim hoạt hình dành cho trẻ em.

Kodak dĩ nhiên cũng nằm trong số này. Nói đến Kodak, trong tâm trí người tiêu dùng lập tức nghĩ đến máy ảnh phim.

Đây là lúc “thương hiệu lớn” sẽ xuất hiện “vấn đề lớn”. Một thương hiệu khi đã định vị mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng sẽ rất khó có thể chuyển dịch.
Mc Donald’s sẽ không thể là “đồ ăn chậm”, Disney sẽ không thể là “phim dành cho người lớn”, Coca Cola sẽ không thể là “bia, nước tinh khiết hay sữa”. Nói cách khác, định vị trong tâm trí khách hàng hàng càng mạnh thì nó càng giống như một cái hố được đào sâu. Cái hố càng sâu, càng khó di chuyển.

Với trường hợp của Kodak thì Kodak đã là “máy ảnh phim”. Trong tâm trí khách hàng, Kodak không thể là “máy ảnh kỹ thuật số” cho dù thực tế Kodak đã phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số, đã là người tiên phong giới thiệu máy ảnh kỹ thuật số ra thị trường.
Bài học nào cho thương hiệu Việt?
Nếu chúng ta có thua kém những “ông lớn” nước ngoài về mặt công nghệ, về mặt vốn, trên thực tế, đó sẽ là vấn đề nhưng không hẳn đã phải là vấn đề chính yếu. Nếu biết khai thác điểm yếu của các thương hiệu lớn, thương hiệu Việt hoàn toàn có thể tìm ra được hướng đi cho mình. Điều quan trọng bậc nhất chính là phải có được một chiến lược đúng đắn và tập trung vào chiến lược đó một cách kiên định.

Những ông lớn luôn muốn mở rộng thị trường và tìm đến những lãnh địa mới. Thương hiệu Việt có lợi thế là doanh nghiệp bản địa, đứng trên vùng nguyên liệu và nắm bắt chắc chắn tâm lý người tiêu dùng bản địa, đó sẽ là vũ khí sắc bén để có thể đối chọi lại với những thương hiệu hàng đầu.“Thương hiệu lớn” luôn kèm theo những “vấn đề lớn”. Thương hiệu bản địa hoàn toàn có thể đứng vững nếu biết cách tập trung vào khu biệt hóa sản phẩm của mình.
Mạng xã hội Việt Zing sẽ khó có thể đối chọi được với Facebook khi Facebook Việt hóa. Zing nên tận dụng lợi thế kho nhạc số cực lớn của mình và sử dụng nó như một công cụ để những người tham gia MXH Zing có thể giới thiệu tài năng âm nhạc của mình đến với cộng đồng. Đó là lãnh địa mà Facebook không cạnh tranh.
Google khi Việt hóa đã đánh bại tất cả các trang tìm kiếm phiên bản Việt. Tại sao Google lại chịu thất thủ ở Trung Quốc trước Alibaba? Chẳng nhẽ công nghệ của Google kém hơn Alibaba? Không hẳn. Nguyên do bởi Alibaba vượt trội hơn ở khả năng tìm kiếm theo bộ chữ tiếng Trung.
Nestle là công ty sản xuất rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng, trong số đó NesCafe là một thương hiệu café hòa tan mạnh ở tầm vóc toàn cầu. Vậy doanh nghiệp Việt cần làm gì để chiến thắng ở sân nhà?

Bản địa hóa café hòa tan cho phù hợp với thương hiệu Việt, nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa cách thưởng thức café của người Việt so với khẩu vị café quốc tế, chỉ ra rõ cho người tiêu dùng thấy được Nestle không phải là một công ty chuyên về café, và tranh thủ tâm lý dân tộc, giành lấy sự yêu quý của người Việt dành cho thương hiệu Việt. G7 của Trung Nguyên đã làm việc này một cách xuất sắc.
Sự thiếu hụt về công nghệ của doanh nghiệp Việt nếu so sới những thương hiệu toàn cầu nước ngoài là một sự thật trong giai đoạn chuyển giao hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ không phải là yếu tố quyết định. Chiến lược thông minh mới chính là chìa khóa chiến thắng.

Tuesday, December 4, 2012

Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm cho đổi mới công nghệ tại Việt Nam

Đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế là vấn đề không nên xem nhẹ trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Thực tế có rất nhiều nhân tố tác động đến vấn đề đổi mới công nghệ, trong đó năng lực tài chính là một trong những cản ngại không nhỏ.Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay. Một thực tế diễn ra làm cho mọi ý tưởng đổi mới có nguy cơ  vào tình trạng “án binh bất động ”. Tuy nhiên nếu biết tìm tòi và nắm bắt cơ hội, trên nền tìm kiếm đượcnguồn tài chính thích hợp có thể hỗ trợ cho các hoạt động chấp nhận rủi ro như ngồn vốn đầu tư mạo hiểm thì mục tiêu đổi mới và phát triển  công nghệ đặt ra có thể sẽ rất thành công.
1. Vai trò của đổi mới công nghệ đối với sự tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một bộ phận quan trọng của đời sống kinh tế xã hội và là một trong những chỉ tiêu then chốt để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Có nhiều yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và tùy vào từng giai đoạn lịch sử các yếu tố đó được ưu tiên xem xét ở các mức độ khác nhau. Nếu như trước đây tăng trưởng chủ yếu dựa vào tỷ lệ tiết kiệm, tích lũy tư bản và vốn vật chất, thì ngày nay tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực, công nghệ, thể chế chính trị và truyền thống văn hóa trong đó tiến bộ của khoa học công nghệ chính là động lực của tăng trưởng kinh tế, của tăng năng suất lao động và cải thiện lâu dài mức sống .
Có nhiều mô hình khác nhau đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển công nghệ với tăng trưởng kinh tế. Theo hàm số sản xuất Cobb-Douglas, một hàm sản xuất đơn giản thường xuyên được xét đến để mô tả các khả năng hợp lý của nền kinh tế, thì sản lượng Y = A K a L (1-a) , với A là yếu tố thay đổi công nghệ, K là dòng chảy của các dịch vụ vốn từ lượng vốn, L là số ngày làm việc của lao động, a là tỷ trọng đóng góp của vốn và (1-a) là phần đóng góp từ lao động. Trong mô hình A là tham số quan trọng và cũng là một số đo tốt về nhân tố năng suất tổng hợp sản xuất (TFP). Có nhiều yếu tố làm TFP tăng trưởng như: chất lượng của lao động và vốn, tiến bộ công nghệ, mức độ cạnh tranh, lợi ích kinh tế nhờ quy mô, việc tái phân bổ nguồn lực, chính sách kinh tế, trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò rất quan trọng.
2. Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và nhu cầu về vốn mạo hiểm
Theo kết quả khảo sát tại 1.200 doanh nghiệp Việt Nam của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Cộng hòa liên bang Đức (GTZ), năm 2008 chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hằng năm của doanh nghiệp được dành cho đổi mới công nghệ. Tại TP Hồ Chí Minh ban quản lý các KCN-KCX (Heppza) đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ TP.HCM tiến hành khảo sát  công nghệ của các doanh nghiệp tại các KCN-KCX tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy số doanh nghiệp có trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu chiếm đa số. Trong số 429 doanh nghiệp được kháo sát thì có chỉ có 3 DN trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát đạt trình độ tiên tiến chiếm tỷ lệ 1%. Tương tự như vậy tại các KCN-KCN các doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến chỉ chiếm số lượng rất khiếm tốn, khoảng 2% ở các KCN Vĩnh Lộc và Tân Tạo, 1% ở KCN Tân Bình. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có đến 10% các doanh nghiệp tại các KCN-KCX nói trên mua lại thiết bị với giá trị kỹ thuật chỉ còn dưới 50%. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ khá khó khăn  hoặc chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức cho việc đổi mới công nghệ.
Có thể nói, ở Việt Nam vấn đề thiếu vốn để phát triển khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế trở thành một vòng lẩn quẩn: vốn ít dẫn đến mức đầu tư cho khoa học công nghệ thấp, từ đó dẫn đến năng suất thấp và tốc độ tăng trưởng thấp. Đến lượt tốc độ tăng trưởng thấp tất yếu dẫn đến mức độ tích lũy vốn cho nền kinh tế thấp. Mặc dù, thời gian qua những thay đổi của chính sách nhà nước đã tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ ở nước ta còn rất hạn chế ngoài nguồn vốn từ NSNN còn có cácnguồn vốn của các tổ chức tài chính như Ngân hàng, Quỹ hỗ trợ phát triển… Tuy nhiên rào cản từ các biện pháp đảm bảo tiền vay của TCTD đã hạn chế các doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới. Hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển cũng tương tự, nhưng với mức lãi vay ưu đãi hơn và chỉ hạn chế cho các đối tượng có nhu cầu trong một số  lĩnh vực được quy định về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Các nguồn vốn khác chủ yếu đến từ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như ADB, WB… và các hiệp định song phương. Để sử dụng các khoản vay ưu đãi hoặc không hoàn lại này, Việt Nam phải phụ thuộc vào các điều kiện thoả thuận với các nước hoặc các tổ chức quốc tế. Trên thực tế vốn vay từ các tổ chức này chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu đổi mới công nghệ tại Việt Nam. Bên cạnh đó dòng vốn FDI gia tăng nhanh chóng là yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ tại Việt nam. Tuy nhiên nguồn vốn này chỉ đáp ứng cho các yêu cầu của các chủ đầu tư nước ngoài hơn là nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Thực tế hiện nay cũng có nhiều giải pháp đề xuất nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực được khuyến khích hỗ trợ nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ, thậm chí đã có một số đề nghị chính phủ nên có biện pháp kích cầu cho hoạt động đổi mới công nghệ thông qua lãi suất. Tuy nhiên, xét cho cùng tất cả các giải pháp chúng ta đã làm chỉ mới giải quyết được phần ngọn chứ không giải quyết tận gốc các vấn đề. Phần lớn các doanh nghiệp được nhận hỗ trợ trực tiếp và ưu đãi thường rơi vào một số doanh nghiệp và một số lĩnh vực, do đó sẽ  tạo ra một sân chơi không bình đẳng, hoạt động không thực sự coi trọng hiệu quả, không chú ý tái đầu tư và có thể cũng sẽ là cơ hội cho tham nhũng gia tăng…Như vậy đổi mới công nghệ là vấn đề không thể xem nhẹ và cũng không thể chậm hơn nhưng đầu tư đổi mới công nghệ đòi hỏi phải gia tăng những nguồn vốn đầu tư mới.
Và có thể nói vốn mạo hiểm với những đặc điểm riêng biệt của nó là một đáp án tốt, là chìa khóa để giải quyết việc phát triển đổi mới công nghệ ở Việt Nam. Bên cạnh đó vốn đầu tư mạo hiểm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức như các định chế tài chính, các trường đại học, các doanh nghiệp định hướng công nghệ, các tập đoàn công nghiệp và tạo thành một “mạng lưới phức tạp”. Sự phát triển về chiều sâu và chiều rộng của mạng lưới này góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới hệ thống giáo dục, phát triển thị trường tài chính, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ và do đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Hơn nữa sự vận hành có hiệu quả của tổ chức đầu tư mạo hiểm và các tổ chức trong mạng lưới sẽ hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng, góp phần giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và cho cả nền kinh tế trong quá trình đổi mới. Như vậy hiệu quả của vốn mạo hiểm trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ đối với sự tăng trưởng kinh tế là một minh chứng tiêu biểu cho quan điểm “sự đóng góp của tài chính vào tăng trưởng dài hạn là nâng cao năng suất, nhân tố tổng hợp của nền kinh tế chứ không phải lượng vốn”, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
3. Thị trường vốn mạo hiểm Việt Nam và những hạn chế
Xem xét khía cạnh thị trường vốn mạo hiểm, thì tuy hiện tại số quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam khá nhiều khoảng 56 quỹ, và phân loại theo hình thức đầu tư : Đầu tư chủ yếu vào cổ phần tư nhân:3 quỹ; đầu tư công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm: 3 quỹ( Mekong Capital, IDGVV- IDG Venture VietNam, VinaCapital); Đầu tư vào bất động sản: 7 quỹ. Đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tư cơ hội: 43 quỹ. Như vậy, tuy có khá nhiều quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam nhưng các quỹ mang tính chất đầu tư vốn mạo hiểm thì chiếm tỷ trọng rất thấp (3/56 quỹ).Cần phải thừa nhận rằng,hầu hết nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tại nước ta chưa thực sự hoạt động với đầy đủ chức năng vốn có của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên :
Về phía chính phủ:
§ Hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, hiệu quả hệ thống pháp lý hiện nay vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, cơ chế thực thi pháp luật còn kém. Sự thiếu hiệu quả, thiếu nhất quán, chưa ổn định, chưa điều chỉnh hết các vấn đề phát sinh trong nền kinh tế của hệ thống pháp luật hiện tại sẽ mang lại nhiều rủi ro hơn cho các nhà đầu tư.
§ Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, tình trạng độc quyền, tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư là những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí và giá bán của các dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng hiện nay.
§ Hơn nữa, để quỹ đầu tư mạo hiểm có thể phát huy hết vai trò cũng như lợi ích của mình thì những quan tâm, ưu đãi của nhà nước là hết sức quan trọng. Nhưng trên thực tế, sự hỗ trợ của nhà nước đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm hết sức nhỏ nhoi.
Về phía thị trường:
§ Sự hạn chế nguồn lao động có trình độ cao trong các lĩnh vực công nghệ và có kinh nghiệm quản lý cũng góp phần gia tăng mức độ rủi ro cho doanh vụ đầu tư. Bên cạnh đó Việt Nam còn thiếu một đội ngũ lao động có kinh nghiệm quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư mạo hiểm và có khả năng nắm bắt những thay đổi của nhu cầu công nghệ trên thị trường. Sự hạn chế về nguồn nhân lực trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm sẽ hạn chế khả năng gia tăng giá trị của doanh nghiệp được đầu tư.
§ Thị trường công nghệ Việt Nam còn trong giai đoạn sơ khai và thể chế cho hoạt động này chưa hoàn chỉnh đã hạn chế năng lực cung ứng và nhu cầu các sản phẩm từ quá trình đổi mới.Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ thì sự phát triển của các nguồn cung và nhu cầu trong quá trình đổi mới trên thị trường công nghệ sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm. Chính sự gia tăng mạnh mẽ các nhu cầu tài trợ này lại tạo động lực thúc đẩy đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới. Lúc này nhà đầu tư mạo hiểm sẽ có nhiều cơ hội hơn để đánh giá, lựa chọn các cơ hội kinh doanh có tỷ suất sinh lợi hấp dẫn phù hợp với chiến lược hoạt động của quỹ.
§ Hiện tại, tất cả các quỹ mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam đều là quỹ hải ngoại. Bên cạnh những mặt thuận lợi như kinh nghiệm, kỹ thuật, tiềm lực tài chính…quỹ hải ngoại tồn tại không ít nhược điểm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quỹ như rào cản vốn, rủi ro tỷ giá hay hạn chế về lĩnh vực, ngành nghề đầu tư.
§ Có những thời kỳ cơ hội đầu cơ tại Việt Nam khá hấp dẫn đã đẩy các quĩ đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu.
Về phía doanh nghiệp:
§ Tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh còn kém, góp phần hạn chế khả năng cung cấp các luồng thông tin có giá trị cho nhà đầu tư mạo hiểm, do đó càng làm tăng mức độ rủi ro cho quá trình đầu tư.
§ Giá trị văn hóa truyền thống cũng góp phần gia tăng mức độ rủi ro cho hoạt động đầu tư mạo hiểm. Không những nó làm hạn chế khả năng tiếp cận cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư mạo hiểm mà còn tác động rất lớn đến mức độ tham gia quản lý của nhà đầu tư trong các đối tác được tài trợ. Sự xung đột về truyền thống văn hóa giữa nhà đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp đã khiến cho nhà đầu tư không thể đóng vai trò là người chủ động vạch ra chiến lược kinh doanh mà trở thành nhà đầu tư thụ động như một định chế ngân hàng, do đó càng mang lại nhiều rủi ro cho quá trình đầu tư mạo hiểm.
4. Các giải pháp kiến nghị
Xuất phát từ những thực trạng và hạn chế đã phân tích trên chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam
a. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ.
Việc thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ có liên quan đến hai chủ thể ở vị trí trung tâm trong mạng lưới đổi mới là các tổ chức KHCN và các doanh nghiệp. Trong đó các doanh nghiệp là trung tâm của trung tâm hệ thống đổi mới quốc gia. Vì vậy các chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ phải luôn hướng vào nhu cầu của các doanh nghiệp, hướng vào nhu cầu của thị trường. Mặt khác các doanh nghiệp muốn thu hút được nguồn vốn từ các quĩ đầu tư mạo hiểm cần phải có những ý tưởng đổi mới mang tính đột phá, phù hợp với yêu cầu phát triển hướng tới các ý tưởng đổi mới, thân thiện với môi trường, cần loại bỏ những ý tưởng đầu tư vào công nghệ giá rẻ.
b. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển hình thức đầu tư vốn mạo hiểm|
- Chính Phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi quan hệ kinh tế đều vận động theo xu hướng thị trường. Hệ thống pháp luật như vậy phải hướng tới mục tiêu: (1) bảo đảm tính thực thi của hệ thống nhằm bảo vệ tài sản và lợi ích của nhà đầu tư, (2) phải đảm bảo tính rõ ràng, đồng bộ, nhất quán trong hệ thống nhằm hạn chế rủi ro do sự chng chéo giữa các qui định, (3) phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế nhằm tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước có thể nhanh chóng hòa nhập vào môi trường kinh doanh toàn cầu và nhà đầu tư nước ngoài có thể tin tưởng hơn môi trường đầu tư Việt Nam, (4) từng bước hợp nhất các luật điều chỉnh hoạt động kinh tế nhằm tạo ra môi trường đầu tư bình đẳng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế.
- Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực tài chính, quản lý, công nghệ, luật pháp… nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm. Tại các nước có nền công nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm phát triển, quá trình gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư mạo hiểm trong các đối tác được tài trợ không thể thiếu vai trò của các nhà tư vấn. Hơn nữa hoạt động tư vấn phát triển sẽ tạo ra mạng lưới thông tin hiệu quả giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và có thể dự báo hợp lý về xu hướng phát triển trong các lĩnh vực công nghệ mới.
- Thành lập hiệp hội các nhà đầu tư vốn mạo hiểm Việt Nam. Hiệp hội là nơi kết nối và tập trung các luồng thông tin có giá trị liên quan đến hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Hơn nữa, hiệp hội còn mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia hợp tác kinh doanh trong cùng một doanh vụ nhằm chia sẻ rủi ro, và đây cũng là một xu thế phổ biến trên thế giới hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam,Chính phủ cần khuyến khích các nhà đầu tư mạo hiểm hình thành hiệp hội, khuyến khích các cá nhân có kinh nghiệm về đầu tư mạo hiểm tham gia quản lý hiệp hội, nhà nước “đặt hàng” cho hiệp hội thông qua các hợp đồng .
- Chính Phủ tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán, tạo nên khả năng thanh khoản cho các nhà đầu tư mạo hiểm khi kết thúc doanh vụ.
- Chính Phủ thực hiện các chính sách khuyến khích sự minh bạch về tài chính nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư như: hoàn thiện hệ thống kế toán phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng mạng lưới thông tin hiệu quả có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức công, giữa các hiệp hội, các định chế tài chính, doanh nghiệp…
Các giải pháp trên chủ yếu tác động gián tiếp đến hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới, thông qua tạo việc lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển các cơ hội đầu tư. Tuy nhiên một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và còn tồn tại nhiều rào cản cho quá trình tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính thì cần thiết phải có sự can thiệp trực tiếp của chính phủ cho riêng hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu:
c. Xây dựng nền tảng pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm
Trước mắt chính phủ cần có những qui định cụ thể hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm như:  phạm vi đầu tư mạo hiểm, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cơ cấu tài sản đầu tư của các quỹ, quy chế thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong quá trình thực hiện các quy định trên, chính phủ cần tổ chức riêng một ban quản lý hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Khi hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm dần dần phát triển, nhà nước cần tiến tới ban hành riêng một đạo luật riêng cho hoạt động này. Theo thông lệ của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, thì hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm được chi phối bởi hai đạo luật riêng cho quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa và quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Điều này cũng hợp lý trong giai đoạn chuyển đổi của các nền kinh tế đang phát triển nhằm mục đích kiểm soát và thu hút nguồn vốn trong nước lẫn nước.
d. Thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc sở hữu của nhà nước
Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm thuộc sở hữu của nhà nước thường được thành lập trong giai đoạn sơ khai của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm. Các quỹ này có thể hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau như: các quỹ thuộc trung ương quản lý, các quỹ địa phương, các quỹ trực thuộc các trường đại học… Mục đích của các quỹ là nhằm hỗ trợ cho các dự án ươm tạo và đổi mới công nghệ trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề và ở nhiều địa phương khác nhau, do đó tạo nhiều cơ hội cho việc khả năng sáng tạo và đổi mới trong xã hội.
Tuy nhiên hoạt động của các quỹ theo hình thức này chú ý tới một số khiếm khuyết như: (1) gia tăng chi phí đại lý vì các nhà quản lý quỹ thường không theo đuổi mục đích của quỹ mà theo đuổi các mục đích cá nhân, (2) không kiểm soát được tình trạng tham nhũng (nếu có) xảy ra khi doanh nghiệp đối tác của quỹ bị thua lỗ,  (3) hạn chế về kinh nghiệm quản lý quỹ của phía Việt Nam dẫn đến sự kém hiệu quả của các hợp đồng tài trợ (4) chịu áp lực về việc lựa chọn các dự án theo chỉ định mà không theo các tín hiệu thị trường, (5) các quỹ tại các tập đoàn kinh tế  thường bị chảy máu chất xám (đội ngũ nhân viên quản lý quỹ)  sau một thời gian hoạt động vì cơ chế tiền lương không thỏa đáng, (6) nguồn tài chính của NSNN là có giới hạn không thể đáp ứng hết các nhu cầu của vốn đầu tư mạo hiểm trong hệ thống đổi mới của quốc gia. Do đó để hạn chế tình kém hiệu quả, Chính Phủ cần thuê các chuyên gia quản lý quỹ có nhiều kinh nghiệm và ràng buộc trách nhiệm như: cơ chế tiền lương và lợi nhuận của quỹ khi kết thúc doanh vụ. Một giải pháp tốt nhất là nhà nước nên góp vốn liên kết với các tổ chức tài chính có uy tín nhằm tiếp thu kinh nghiệm quản lý quỹ cho hoạt động đầu tư mạo hiểm của quốc gia. Nhà nước chỉ nên góp vốn cổ phần vào các quỹ này với mục đích tạo dựng niềm tin và khuyến khích đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới, không nên can thiệp sâu vào hoạt động cụ thể của các quỹ liên doanh.
e. Thiết kế chương trình tín dụng hỗ trợ hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm
Việc khuyến khích phát triển các kênh tín dụng hỗ trợ cho hoạt động đầu tư mạo hiểm nhằm gia tăng lượng cung vốn đầu tư mạo hiểm trên thị trường. Khi thật hiện chính sách này, các ngân hàng đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ KHCN… sẽ cho các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm (không phân biệt hình thức sở hữu) vay với các mức lãi suất ưu đãi và với cơ chế bảo đảm tiền vay linh hoạt.
g. Thực hiện chính sách thuế ưu đãi cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm
Hoạt động đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công ở mức thấp. Chính vì vậy chính phủ cần khuyến khích phát triển các hình thức đầu tư vốn mạo hiểm thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. Cụ thể là cần có chính sách miễn giảm thuế đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc doanh vụ, kể cả các lợi tức phát sinh trong quá trình hoạt động. Chính sách thuế cũng cần ưu đãi đối với phần thu nhập phát sinh của các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, nhằm thu hút các nguồn vốn từ các cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức vào hoạt động đầu tư mạo hiểm. Tất cả các chính sách ưu đãi thuế phải dựa vào luật đầu tư mạo hiểm hoặc dựa vào danh mục các ngành nghề nhà nước khuyến khích đầu tư mạo hiểm trong các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên đầu tư.
Tóm lại: Với đặc điểm chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao đồng thời với mức độ rủi ro lớn, vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân có tinh thần mạo hiểm và sáng tạo tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ. Sự tạo dựng và phát triển các mối quan hệ song hành giữa những nhà đầu tư mạo hiểm có vốn và kinh nghiệm quản lý với các tổ chức, cá nhân có tinh thần kinh doanh và năng lực công nghệ đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm. Và đến lượt mình sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm sẽ có những đóng góp tích cực vào chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AVCJ (2002) – The 2003 Guide to Venture Capital in Asia – Asian Venture Capital Journal.
2. B. Bowonder and Sunil Mani (2002) – Venture Capital and Innovation: The Indian Experience – Working paper, Conference on Financial systems, organised by UNU/INTECH and EU-DG Research at Brussels.
3. Bob Zider (1998) – How Venture Capital Works – Harvard Business Review, No. November-December 1998, pp. 131-139.
4. Bui Viet Thuyen (2001) – An Overview On Investment Funds In Vietnam -Economic development review, HCM University of economic, No.83, 07/2001.
5. www.tuoitre.com.vn
6. www. www.sggp.org.vn
7. www.dost.hochiminhcity.gov.vn
SOURCE: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 225 – THÁNG 7 NĂM 2009 - PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

Tuesday, October 2, 2012

8 cách “đánh bại” áp lực công việc


Áp lực công việc luôn khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng, đôi khi bế tắc và thậm chí nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, giải quyết những vấn đề này không quá khó như nhiều người vẫn tưởng.

Tránh xa các mạng xã hội. Có người từng gọi Facebook là một “cái bể sâu chứa đựng những tiêu cực và căng thẳng”. Có thể bạn vẫn muốn chia sẻ một số điều gì đó trên mạng xã hội, nhưng có rất nhiều cách khác để “xả” sự bức bối mà bạn đang chịu đựng, mà không cần đăng nhập vào Facebook. Vì có thể những gì bạn “tâm sự” trên Facebook có thể khiến bạn rơi vào những trạng thái căng thẳng tiếp theo.

Hướng tới những người tràn đầy năng lượng sống. Một số người có “biệt tài” dập tắt mọi lạc quan, năng lượng sống của bạn dù không hề chủ ý. Nhưng cũng lại có những người luôn tạo cho bạn cảm giác tràn đầy sức sống và niềm tin khi ở bên họ. Hãy cố gắng tìm ra những người đem lại cho bạn năng lượng để tiếp tục vươn lên. Nếu không thể gặp gỡ trực tiếp, bạn có thể tìm kiếm những người bạn vui vẻ trên mạng.

Tắt vô tuyến. Nếu bạn có thói quen làm việc trong môi trường ồn ã, hãy dùng âm nhạc hoặc những cuốn sách thay vì vừa làm việc vừa mở tivi.

Chăm sóc bản thân. Hãy giúp cơ thể chống lại stress bằng cách chăm sóc nó cẩn thận. Uống đủ nước, giảm bớt cà phê, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ và tập thể dục.

Nghỉ ốm một ngày. Hãy sử dụng ngày này để nghỉ ngơi và “sạc” lại năng lượng cho cơ thể. Xem một bộ phim hay hoặc một chương trình truyền hình yêu thích cũng rất cần thiết để tái tạo lại sức lao động cho bạn.

Thiết lập các giới hạn. Nếu bạn cảm thấy mình đã quá căng thẳng rồi, hãy giảm bớt tiến độ thực hiện các dự án mới và thiết lập khung thời gian rộng rãi hơn để bạn có thể hoàn thành kịp.

Tiết chế những than vãn của bè bạn. Có những người thường duy trì thói quen xả ra những căng thẳng với bạn bè. Điều này, dĩ nhiên, lại gây thêm mệt mỏi với bạn. Bạn có thể nói với họ rằng bạn rất tôn trọng nhu cầu chia sẻ của họ, nhưng bạn cũng không phải “cái ổ cứng” để “tương thích” với tất cả những thông tin đó.

Chủ động lựa chọn sự tích cực. Thái độ tiếp cận này sẽ giúp bạn tạo cho người khác những ích lợi và cũng có thể giúp bạn chống lại sự căng thẳng do công việc quá tải.

7 phẩm chất của một nhà lãnh đạo có uy


Dưới đây là bảy bí quyết giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo có được sự tôn trọng một cách tự nhiên chứ không phải do thỉnh cầu.

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao một số người được mọi người tôn trọng, trong khi những người khác phải ra lệnh hay tệ hơn là thỉnh cầu mới có được sự tôn trọng đó?

Giành được sự tôn trọng có mối tương liên trực tiếp với việc đối xử với những người khác một cách công bằng. Bày tỏ sự tôn trọng nghe giống như một kỹ năng cơ bản, và không khó để nghe thấy những lời phàn nàn về việc không được tôn trọng trong các phòng trà và khu vệ sinh tại các công ty.

Liệu các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo có đang lẩn tránh trách nhiệm biến mọi trẻ em thành những công dân nhỏ tuổi tốt có thể chơi tốt với các bạn khác? Có lẽ, các chuẩn mực văn hóa đã thay đổi. Các gia đình có sự đối xử bình đẳng hơn, cá trường học chú trọng hơn điểm số các bài kiểm tra và qui mô lớp học hơn là dạy các học trò nhỏ cách trở nên nổi bật trong vai trò lãnh đạo.

Nhưng dù bạn là giám đốc hay chỉ là một nhân viên bình thường, khả năng giành được sự tôn trọng sẽ tác động đến hạnh phúc về mặt cảm xúc và quỹ đạo nghề nghiệp sau này. Một số người có quyền hành tin rằng họ có quyền được tôn trọng do vị trí hoặc kinh nghiệm của họ, nhưng kiểu tôn trọng này sẽ giảm theo thời gian và có thể làm tổn hại tới văn hóa công ty.

Dưới đây là bảy bí quyết giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo có được sự tôn trọng một cách tự nhiên chứ không phải do thỉnh cầu.

1. Hãy kiên định.

Nếu bạn thấy mình không được mọi người tín nhiệm, thì có lẽ là vì bạn đang nói một đằng làm một nẻo. Người ta chú ý tới những gì bạn nói cho tới khi bạn đưa ra lý do không làm được bằng cách làm điều ngược lại. Bạn không phải phỏng đoán, hãy đừng trở thành một kẻ đạo đức giả.

2. Hãy đúng giờ.

Không gì lấy đi sự tôn trọng của người khác đối với bạn nhanh hơn là sự chậm trễ, sai giờ. Thời gian là thứ hàng hóa giá trị nhất đối với những người thành công. Lỡ hẹn hoặc đến muộn chứng tỏ sự coi thường cuộc sống và nhu cầu của những người khác. Hãy làm chủ lịch hẹn của mình.

3. Hãy sẵn sàng phản hồi.

Thách thức với việc quản lý việc liên lạc hiện nay chính là có quá nhiều cách để liên lạc. Người ta đang lúng túng không biết nên sử dụng phương tiện nào để tiếp cận với bạn giữa một rừng phương tiện như Twitter, Facebook, Messenger, văn bản, điện thoại, Skype, và Facetime. Và ngay cả khi có kết nối thông qua tất cả các kênh trên nhưng một số người vẫn không phản hồi kịp thời, khiến các đồng nghiệp phải chờ đợi và chạy theo họ. Hãy giới hạn các kênh thông tin của bạn lại và phản hồi trong vòng 24h nếu bạn muốn trở thành một người đáng tin cậy trong mắt mọi người.

4. Hãy luôn đúng trong đa số mọi việc nhưng hãy tỏ ra thoải mái nếu có lúc sai.

Cách đơn giản để luôn đúng là làm việc chăm chỉ và phát ngôn những điều đã được suy nghĩ thấu đáo. Tuy nhiên, có thể bạn phải suy đoán ngay cả khi thông tin quá hiếm đến nỗi không thể biết chắc chắn được. Hãy coi đó là rủi ro lớn, kiềm chế bớt kỳ vọng và nếu bạn sai, hãy mỉm cười và vui rằng mình đã học được điều gì đó.

5. Hãy tha thứ cho sai lầm của mình và người khác.

Nếu bạn không ca thán, có nghĩa là bạn đang không cố gắng. Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ khuyến khích việc thử nghiệm và tạo ra môi trường cho những thất bại an toàn. Khuyến khích mọi người chấp nhận những rủi ro giảm nhẹ và hãy làm gương cho việc làm thế nào để đón nhận thất bại và phục hồi trở lại.

6. Thể hiện sự tôn trọng đối với người khác khi họ sai và đúng.

Miệt thị những người mắc lỗi sẽ phản ánh sự tồi tệ của bản thân bạn chứ không phải là người mắc lỗi. Ngược lại, bất kỳ biểu hiện ghen tị đối với thành công của những người khác chắc chắn sẽ bị những người xung quanh để ý. Hãy sống như thể mình có một cơ thể trong suốt như kính và giả định như tất cả mọi người đều có thể đọc thấu tâm can bạn.

7. Hãy giúp đỡ (không quá mức) những người đang khiến bạn chậm lại.

Những lãnh đạo tốt sẽ giúp những người xung quanh họ thành công bằng việc vượt qua những điểm yếu. Nhưng sếp cũng rất nhanh chóng bị mất đi sự tôn trọng nếu cứ che đỡ những người luôn mắc lỗi vì thành công của nhóm. Biết khi nào nên hỗ trợ những người yếu kém và loại bỏ họ nếu họ cản trở một cách rõ ràng kết quả của cả nhóm.

Có quá nhiều người ngày nay nắm giữ các vị trí lãnh đạo mà không cân nhắc những ảnh hưởng của chính họ lên những người khác. Môi trường lãnh đạo chân không trong kinh doanh hiện nay cho phép họ tại vị chừng nào họ vẫn tạo ra được những kết quả chấp nhận được. Sau cùng, di sản lãnh đạo cá nhân của bạn sẽ không được nhớ đến vì cái bằng MBA của bạn, các số liệu bán hàng hay những thứ bạn thu được mà sẽ là những ảnh hưởng tích cực của cá nhân bạn đối với những người thuộc cấp tại thời điểm đó.

Nhà vô địch và chiến lược "100% và phục hồi"


DanO’Brien là nhà vô địch Thế vận hội 1996. Dù cho lĩnh vực hoạt động của anh là thể thao, không phải công việc kinh doanh, nhưng các nhà điều hành doanh nghiệp có thể tìm thấy sự tương đồng giữa hai lĩnh vực này qua những chiến lược cạnh tranh của DanO’Brien.
DanO’Brien - Nhà vô địch Thế vận hội 1996
Dan O’brien là một trong những vận động viên điền kinh thành công nhất thế giới. Vào năm 1996, anh giành huy chương vàng cho nước Mỹ trong nội dung điền kinh 10 môn tại Thế vận hội mùa Hè ở Atlanta, Georgia.
Trong cuộc phỏng vấn với Allen Webb của McKinsey, O’Brien mô tả cách thức tập luyện cần thiết để xây dựng các kỹ năng trong 10 nội dung khác nhau cũng như các chiến lược thi đấu đã đưa anh đến thành công.

*  Anh đã làm gì để trở thành một vận động viên đa kỹ năng? Điều đó thay đổi phương thức tập luyện và suy nghĩ của anh như thế nào?

- Điền kinh 10 môn phối hợp luôn luôn đáng sợ, khối lượng các bài tập mà bạn phải thực hiện và sau đó là những cuộc đấu căng thẳng. Điều đó làm nhiều người sợ hãi.
Nó sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian, sự lặp lại, và các bài tập kỹ năng. Tôi phải luôn đẩy bản thân đến các giới hạn mà bản thân chưa từng chạm đến trước đây.
Bạn chỉ thực sự hòa nhập vào bộ môn này khi bạn hoàn toàn làm quen với ý nghĩ rằng bạn sẵn sàng đến một nơi nào đó mà rất nhiều người không sẵn sàng đến.
Sự mài dũa phía sau hậu trường, ngày qua ngày, cho những tưởng thưởng nhỏ nhoi hay không gì cả, hay chỉ là một cảm giác chiến thắng thực sự. Bạn đang thực hiện nó vì chính mình, hơn là cho bất cứ người nào khác hay vì sự tưởng thưởng, tiền bạc.
* Anh có thể mô tả kỹ hơn quá trình trở thành một vận động viên điền kinh 10 môn chuyên nghiệp của mình không?
- Tôi đã yêu thích các cuộc thi đấu tại thế vận hội từ khi còn trẻ. Năm 1980, khi đội tuyển hockey của Mỹ giành được tấm huy chương vàng, tôi nhảy tưng tưng trên chiếc trường kỷ và nói “Tôi sẽ trở thành một vận động viên Olympic”. Và đó chính là lúc mà giấc mơ của tôi được sinh ra.
Sau đó, khi tôi đang ở trường trung học, tôi đã là một vận động viên điền kinh. Một huấn luyên viên tên Larry Hunt từ phía nam Oregon, nơi tôi lớn lên, đề nghị tôi thử sức với điền kinh 10 môn. Ông ấy rất có kinh nghiệm trong việc phát hiện Bruce Jenner và các vận động viên điền kinh 10 môn khác.
Tôi đã không thực sự hào hứng lắm với điền kinh 10 môn. Đó là 2 ngày dài đằng đẵng. Có rất nhiều thử thách khó khăn, nhưng tôi đã hoàn thành tốt.

Khi tôi vào trường đại học, huấn luyên viên đại học cho rằng tôi có thể là một nhà điền kinh 10 môn vĩ đại. Nhưng tôi vẫn không muốn đi theo con đường này, vì những khó khăn của nó.
Tôi đã muốn chạy vượt rào và nhảy xa và chỉ tham gia nội dung đơn. Cho đến khi gặp Jackie Joyner-Kersee tôi mới nhận ra rằng chỉ một người đặc biệt mới có thể làm được điều này. Tôi tự nghĩ, “Tôi biết, tôi muốn trở thành người như thế. Tôi muốn trở thành Bruce Jenner tiếp theo”.

Vào thời khắc đó, khi tôi quyết định, tôi chỉ mới 22 tuổi. Và tôi nhận ra rằng nếu như tôi tham gia điền kinh 10 môn, tôi không thể có tư tưởng “Ta sẽ thử nó”, mà tôi phải nhảy vào cuộc với toàn bộ sức lực và khả năng của mình.

* Anh đã đầu tư thời gian vào những lĩnh vực mà anh thực sự giỏi để làm nổi bật sự khác biệt của mình, hay tập luyện chăm chỉ hơn trong những lĩnh vực mà anh gặp khó khăn?
- Bạn thường dành phần lớn thời gian của bạn để cải thiện những điểm yếu của bản thân. Khi tôi bắt đầu, có rất nhiều thứ phải học.
Tôi không có một nền tảng tuyệt vời trong các nội dung quăng, ném. Với những sự chỉ dẫn hợp lý, tôi đã có thể thấm nhuần những gì được học và kết hợp với những gì mà huấn luyện viên chỉ dạy tôi.
Điền kinh 10 môn là một loài quái thú to lớn. Và thực tế là bạn phải luôn luôn sẵn sàng trong điều kiện tốt nhất. Bạn tập luyện cho nội dung khó nhất, mà theo tôi đó là 400 mét.
Tôi trở thành một chuyên gia chạy 400 mét. Tôi đã chạy trong nhiều cuộc chạy tiếp sức. Tôi cũng tham gia những sự kiện chạy mở khi tôi có thể.

Điều thú vị về các mùa giải điền kinh là bạn tập luyện cả tuần, và sau đó bạn thi đấu vào cuối tuần. Vì thế bạn tập luyện cả năm dài cho những sự kiện lớn - giải vô địch NCAA, Giải vô địch Mỹ, những giải tiền Olympics....
Tập luyện, kiểm tra, tập luyện, kiểm tra, tập luyện, kiểm tra, tập luyện, kiểm tra. Đó là quá trình tiếp diễn liên tục.

Việc luyện tập không bao giờ làm bạn xuống phong độ. Đôi khi việc tập luyện kéo dài, nhưng bạn biết bạn có một bài kiểm tra sắp tới đây thôi. Tôi nghĩ rằng đó là điều đã luôn làm cho tôi hào hứng.

* Anh nói rằng phải có một tâm thế chấp nhận đâm đầu vào để làm điều này. Liệu cũng có một bài tập đặc biệt dành cho tâm trí?


- Chắc chắn rồi. Thời gian gần như trôi tuột đi đối với một vận động viên điền kinh 10 môn. Bản phải tập luyện vào giữa trưa, chỉ về nhà khi đã hoàn thành bài tập, là người đầu tiên bắt đầu và cũng là người cuối cùng rời đi...
Khi tôi đạt mức luyện tập cao nhất, tôi thậm chí còn không biết liệu tôi có thể nói hôm nay là thứ mấy. Tất cả những gì tôi biết là tôi sẽ tập trong 3 ngày liền và hôm sau được nghỉ 1 ngày.
Và thế là nó hình thành một vòng tròn: 2 ngày làm việc và 1 ngày nghỉ, 4 ngày làm việc và 1 ngày nghỉ, 3 ngày làm việc và 1 ngày nghỉ. Đó là cách tôi sống cuộc sống của mình.

Tôi buộc phải yêu quy trình đó. Bạn buộc phải yêu “công việc” của bạn. Vì bạn càng muốn giành tấm huy chương vàng bao nhiêu thì bạn càng giành nhiều thời gian tập luyện bấy nhiêu. Và tốt hơn là bạn nên thích nó.
Bí quyết đối với tôi, là chấp nhận rằng thời gian không tồn tại. Bạn đang làm việc với một mục đích để đạt được sự thi đấu hoàn hảo - chứ không phải là vì một kết quả hay thành quả.

* Anh có luôn luôn thực hiện cả 10 nội dung trong một vòng quy trình tập luyện?


- Cách mà chúng tôi nhìn nhận về điền kinh 10 môn là bạn là một người tung hứng.
Khi mới bắt đầu, bạn có thể tung hứng 3 quả banh. Mỗi trái đại diện cho một nội dung. Sau một thời gian, bạn học các tung hứng 3 quả banh rất chắc chắn.
Vấn đề đặt ra là làm cách nào có thể tung hứng cả 10 quả banh cùng lúc? Phần lớn, bạn có thể tung hứng 6, 7, 8 nội dung. Nhưng để đạt được 9 hay 10 nội dung dung là rất khó khăn.
Một khi có thể thực hiện được điều đó bạn đã trở thành một nhà tung hứng bậc thầy - một bậc thầy về điền kinh 10 môn. Và vì thế chúng tôi tập luyện cho điền kinh 10 môn một cách tổng thể. Tôi thực hiện tất cả 10 nội dung trong một giai đoạn tập luyện.

* Anh có nhớ những khoảnh khắc khi mà anh phát hiện một thứ gì đó mới mẻ? Khoảnh khắc khi anh cảm thấy nó bắt đầu vào guồng?
- Ví dụ như ném lao. Cho đến cuối những năm tuổi 20 tôi mới nhận ra cách ném lao đúng. Và một khi tôi đã nhận ra điều đó, tôi ném lao rất, rất tốt.
Tôi nhớ lại giai đoạn mà tôi chỉ xem các vận động viên thi đấu một nội dung – những nhà ném lao – ném và ném và ném và ném. Tôi có thể bắt chước phong cách và kỹ thuật của nhiều người. Tôi bắt chước họ theo mọi cách: tư thế cơ thể và vị trí, cả những tiếng la lớn và những điều tương tự.
Tôi nhớ khi tôi 27 tuổi, tôi có một kỳ nghỉ cuối tuần với 2 ngày nghỉ, và tôi chỉ nghĩ về ném lao. Và trong lần tập luyện sau tôi bắt đầu ném tốt hơn.
Huấn luyện viên Sloan, Rick Sloan tại trường Đại học bang Washington đã rất ngạc nhiên: “Chúa ơi, chuyện gì đã xảy ra vậy?”. Tôi trả lời rằng “Tôi không biết. Chỉ là tôi đã nghĩ rất nhiều về nó”.
Và khi tôi nói “nghĩ về nó”, có nghĩa là ngay cả khi tôi đang đi dạo quanh thị trấn, làm việc lặt vặt, đi mua sắm hay nấu ăn. Tôi đã hoàn thiện rất nhiều trong suy nghĩ của mình trước khi tôi tiếp tục lần tiếp theo, và tôi đã có thể thực hiện nó.

* Anh có chiến lược thi đấu nào không? Dốc toàn lực vào mọi thứ hay làm theo nhịp độ và cố gắng để tiết kiệm sức ở một vài thứ để dồn toàn lực vào những thứ khác?
- Tập luyện điền kinh 10 môn tự thân nó đã là một cuộc đấu về triết lý tập luyện. Kết quả cho ra là một vận động viên vĩ đại.

Chiến lược của tôi luôn luôn là 100%. Chúng tôi luyện tập để làm việc và phục hồi, làm việc và phục hồi. Không có lý do nào để không đưa 100% sức lực vào điền kinh 10 môn.
Đứng dậy, nhảy thật cao. Thư giãn. Đứng dậy, ném một trái tạ. Thư giãn... Chiến lược của tôi là "nỗ lực 100% và phục hồi".
Tôi nghĩ bài học tuyệt vời nhất mà tôi học được là cách thử thách bản thân mỗi ngày. Bạn phải luôn luôn thử thách giới hạn. Bài tập ngày hôm nay sẽ nặng hơn bài tập của hôm qua. Bài tập ngày mai nặng hơn bài tập ngày hôm nay. Luôn luôn là như vậy.
Và tôi nghĩ đó là bài học tuyệt vời nhất mà tôi đã học được từ trước đến giờ: thử thách bản thân mỗi ngày.

Saturday, September 29, 2012

4 chiến lược tăng trưởng thông minh

Vấp phải sự cạnh tranh lớn? Hãy xem các chiến lược tăng trưởng sẽ giúp bạn đạt được thành công mà mình mong đợi.


Nếu bạn đang điều hành một công ty mới thì công ty này phải tăng trưởng. Nhưng sự tăng trưởng đó bắt nguồn từ đâu? Bạn có thể tạo ra một thị trường hoàn toàn mới hoặc có thể ra nhập một thị trường lớn theo một cách hoàn toàn mới. Nói cách khác là bạn phải cướp cơm của các đối thủ của mình.

Tốt hơn là bạn nên chắc chắn rằng các đối thủ không dễ dàng sao chép những việc bạn đang làm và loại bỏ bạn ra khỏi cuộc chơi. Một cách để làm được điều này là có một chiến lược tăng trưởng có thể làm giảm lợi nhuận của đối thủ nếu họ sao chép cách làm của bạn.

Tôi (tác giả bài viết) đã hé lộ những chiến lược tương tự thông qua hơn 160 cuộc phỏng vấn tôi đã thực hiện với các CEO để hoàn thành cuốn sách mới của tôi mang tựa đề Hungry Start-up Strategy: Creating New Ventures with Limited Resources and Unlimited Vision, sẽ ra mắt trong tháng 11 tới. 

Dưới đây là 4 chiến lược mà tôi thấy đặc biệt thông minh.

1. Dành một phần doanh thu của bạn cho khách hàng.

Nếu sản phẩm của bạn góp phần làm tăng thu nhập của khách hàng, bạn có thể dễ dàng lấy thêm tiền của khách hàng với giá trị gia tăng mà bạn tạo ra. Và nếu sản phẩm đó không dễ để các đối thủ sao chép, bạn có thể thống trị toàn bộ thị trường.

Một ví dụ chính là công ty ASSIA. Do một vị cựu giáo sư trường Stanford sáng lập, các dịch vụ của ASSIA luôn bám sát các công việc liên quan đến hiệu suất mạng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet cho bạn. Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để tải thông tin xuống máy tính của mình thì phần mềm của công ty ASSIA sẽ giúp tăng thêm băng thông nên bạn sẽ không phải thất vọng và chuyển sang dùng dịch vụ của nhà cung cấp khác.

ASSIA tính phí một phần nhỏ trong 100 triệu đô la trong số tiền doanh thu công ty này dành cho các khách hàng sử dụng sản phẩm Digital Subscriber Line customers và ung dung nắm giữ 90% thị trường Mỹ vì dịch vụ của công ty này tốt hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Đem lại chất lượng dịch vụ ngang với các đối thủ lớn với mức giá thấp hơn nhiều.

Một trong những cách phổ biến nhất để các doanh nghiệp mới chiếm thị phần từ các đối thủ lớn là tạo ra một sản phẩm đem đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với một mức giá thấp hơn nhiều. Nhờ có cơ cấu giá thấp hơn và sự ngần ngại giảm giá của các công ty lớn, chiến lược này sẽ giúp một công mới cướp đi một phần đáng kể trong bữa trưa của các công ty lớn.

John Osher, một doanh nhân đã mở một công ty sản xuất những que kẹo chạy bằng pin khá phổ biến. Ông đã bán công ty này và trong năm 1999 ông đầu tư 1,5 triệu đô la vào nhãn hiệu Dr. John Spinbrush (năm 2001 nhãn hiệu này được bán lại cho công ty Procter & Gamble với giá 475 triệu đô la).

Dr. John Spinbrush đã sản xuất ra những chiếc bàn chải điện với giá 5 đô la/ chiếc có sử dụng công nghệ từ những chiếc kẹo chạy pin của John Osher. Các công ty sản xuất các mẫu sản phẩm có giá 80 đô la/chiếc không thể theo nổi mức giá này vì sẽ mất toàn bộ lợi nhuận. P&G đã cố gắng tạo ra sản phẩm giống với sản phẩm của Osher nhưng không thể, nên họ đã phải bán công ty này.

3. Đơn giản hóa thao tác của khách hàng với một sản phẩm quay vòng vốn nhanh chóng.

Nếu bạn muốn giành được thị phần từ các đối thủ, hãy tìm một khách hàng đã quá mỏi mệt với những thao tác phức tạp của sản phẩm và đơn giản hóa sản phẩm đó. Nếu sự đơn giản đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc của khách hàng, bạn có thể đặt ra một mức giá tốt cho sản phẩm của bạn và tăng trưởng rất nhanh chóng với phần chi phí các công ty đối thủ bị mất do đã tạo ra các sản phẩm quá phức tạp. 

Hãy xem trường hợp Xsigo, một công ty về hệ thống dữ liệu được công ty Oracle thâu tóm được từ tháng Tám. Công ty này đang giành thị phần của những công ty cùng ngành như Cisco Systems và đang tăng trưởng hơn 100%/năm vì đã giúp các khách hàng tiết kiệm tiền bằng cách đơn giản hóa cách thức lưu trữ và khôi phục dữ liệu.

Theo ông Lloyd Carney , CEO của công ty, tỷ lệ chiến thắng của công ty đã đạt tới 80% vì họ đã cắt giảm lãng phí trong một bộ phận của hạ tầng máy tính công ty tới 50-60%. Ví dụ trang web Salesforce.com đã trả dưới 200.000 đô la cho sản phẩm Xsigo đầu tiên của họ và tiết kiệm tới hơn 1 triệu đô la chi phí vốn theo thỏa thuận.

4. Giúp các khách hàng hoàn tất công việc của họ nhanh chóng hơn.

Nhân công hiện nay phải rất may mắn mới có được việc làm, nhưng họ thường làm những việc mà người khác định sẵn cho họ. Tự nhiên những người quản lý sẽ tăng thêm áp lực cho những người còn lại, buộc họ phải hoàn thành công việc nhanh hơn.

Nếu công ty mới của bạn giúp họ thực hiện điều đó, nhu cầu đối với sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng tăng vọt.

Một ví dụ là công ty Appcelerator. Theo ông Jeff Haynie, CEO của công ty này, trang web của công ty này “cho phép những người đang triển khai sản phẩm và các doanh nghiệp đưa các ứng dụng trên điện thoại di động của họ ra thị trường nhanh hơn đến 70%”. Sản phẩm này rất phổ biến- Haynie cho biết thêm là 300.000 người đang triển khai sản phẩm của Appcelerator đã tạo ra 40.000 ứng dụng trên thiết bị di động được triển khai trên 80 triệu thiết bị. Appcelerator có khoảng 200 nhân viên và đã làm ra hơn 50 triệu đô la. 

Và cơ sở dữ liệu khách hàng của Appcelerator rất lớn. Họ có tới 1.200 khách hàng bao gồm cả những ông lớn như NBCUniversal, Cisco, Zipcar, và Safeguard Scientifics.

Một điểm chung giữa bốn chiến lược trên là chúng đều khiến cuộc sống của khách hàng tốt đẹp hơn theo những cách rất dễ đong đếm. Nếu điều đó đồng nghĩa với việc doanh thu của các đối thủ sẽ ít hơn thì những người giành chiến thắng sẽ không có gì phải phàn nàn.