Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Sunday, January 22, 2012

Happy New Year 2012 - Dragon

Friday, January 13, 2012

Một số xu hướng truyền thông, tiếp thị sẽ trở nên nổi bật trong năm nay, gắn liền với sự bùng nổ internet và di động.

Mạng xã hội trên di động

Từ Ford, Dell, Starbucks tới Jet Blue và hàng loạt các công ty khác tiên phong ứng dụng truyền thông xã hội (TTXH) vào kinh doanh, cân nhắc việc sáp nhập TTXH không phải ở cấp khu vực mà là ở cấp toàn cầu.

Mạng xã hội là “xu hướng” không chỉ dành cho người tiêu dùng trực tuyến mà còn dành cho các doanh nghiệp với hàng loạt công cụ như Twitter, Google, Facebook, LinkedIn...

Một loạt thay đổi của Facebook, từ ứng dụng trên điện thoại di động đến kết hợp với HTML 5, sẽ tạo ra nhiều công cụ truyền thông và quảng cáo đắc lực hơn.

Với 70% tổ chức, doanh nghiệp cấm nhân viên sử dụng mạng xã hội tại văn phòng như hiện nay và đồng thời, doanh số bán ra của điện thoại thông minh smartphone tăng mạnh, một viễn cảnh dễ nhận thấy là mạng xã hội sẽ trở thành địa chỉ truy cập thường xuyên trên điện thoại di động.

Kết quả là chúng ta sẽ ngày càng có thêm các phiên bản mạng xã hội hoàn hảo hơn dành cho thiết bị cầm tay. Vì thế, Havard Business dự đoán năm 2012, mạng xã hội sẽ tiếp tục phổ biến theo xu hướng di động hóa.

Đa phương tiện

Các nhà tiếp thị đang sự dụng nhiều công cụ để tiếp nhận và xử lý tối đa phản ứng của người tiêu dùng. Từ quảng cáo trực tuyến thông qua các phương tiện TTXH ứng dụng di động, tới các mã QR trên bảng hoặc màn hình TV... để tiếp cận người dùng mọi lúc, mọi nơi với khả năng tương tác mở rộng.

Sử dụng các công cụ tiếp thị mới sẽ giúp doanh nghiệp phân tích hành vi và ý kiến khách hàng tốt hơn. Sau đó, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả để tiến hành các chiến dịch tiếp thị đến khách hàng đúng nơi, đúng lúc.

Truyền miệng xã hội

Sự phát triển của công nghệ truyền thông, đặc biệt là internet đã làm thay đổi các hình thức truyền miệng truyền thống. Các thuật ngữ viral marketing (marketing lan truyền), buzz marketing (marketing tin đồn)... ngày càng trở nên phổ biến.

Nghiên cứu “Lôi cuốn khách hàng, một phương thức đo lường marketing mới” cho thấy, 46% trong tổng số những người ra quyết định B2B theo tư vấn của bạn bè hoặc những người cùng mua hàng.

Cuối cùng, tất cả các công ty B2B và B2C đều có thể thúc đẩy truyền miệng một cách tích cực về thương hiệu của họ và từng bước xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tiếp thị “ba màn hình”

Năm 2012 và các năm tiếp theo sẽ có nhiều thay đổi trong cách thức quảng cáo bởi con người không chỉ ngồi nhiều trước màn hình TV, mà còn đồng thời bị cuốn vào hai loại màn hình khác là máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Vì vậy, các nhà quảng cáo đang tận dụng tối đa cả ba màn hình này: quảng cáo bằng email, video và truyền thông xã hội trên màn hình máy tính bảng; còn với màn hình điện thoại di động sẽ là các thông tin khuyến mại. nội dung video tuyến tính trên một màn hình công cộng lớn, sẽ trở nên phổ biến hơn.

Những nhà quảng cáo sẽ xem xét để phát triển nội dung kép để người dùng tương tác sâu sắc hơn với sản phẩm và nhãn hiệu. Những nhà bán lẻ chưa tối ưu hóa trang web dành riêng cho điện thoại di động cần phải bắt đầu ngay. Thương mại di động đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay, đạt đến 6,7 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2015.

Ứng dụng “ba trong một”

Do xu hướng tiêu dùng, giải trí thay đổi từ nội dung theo yêu cầu sang nội dung di động, nên các kênh truyền thông sẽ chuyển mạnh sang khai thác các nội dung trên nền tảng trình duyệt internet.

Không chỉ báo và tạp chí chạy theo xu hướng này mà ngay cả TV cũng sẽ không chậm chân hơn. Đặc biệt, các thế hệ TV thông minh đang ngày càng phổ biến khiến xu hướng truyền hình, internet, báo chí ngày càng gần nhau hơn.


HOÀNG HÀ (theo Havard Business Review, Forbes)

Kodak đệ đơn phá sản: khép lại hơn một thế kỷ

Theo một nguồn tin thân cận của tờ The Wall Street Journal, Kodak đang rao bán các bằng sáng chế và sắp đệ đơn xin bảo hộ phá sản.

Cha đẻ của Kodak - George Eastman (trái) và nhà phát minh Thomas Edison - Ảnh: Internet
Bi kịch này không nằm ngoài dự đoán, bởi lẽ hãng ảnh 131 năm tuổi này từ lâu đã mất khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

Đế chế kéo dài hơn một thế kỷ

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1880, khi một người Mỹ mang tên George Eastman phát minh ra đĩa phim khô và được cấp bằng sáng chế, sau đó thành lập Công ty Eastman Kodak.

Bốn năm sau, Kodak bắt đầu hái quả ngọt khi thay thế ảnh kính bằng phim cuộn. Sản phẩm này dần được ưa chuộng vì tính tiện dụng cao.

Điểm lại những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử hãng ảnh Kodak

1880 - George Eastman bắt đầu sản xuất và bán các tấm phim khô để chụp ảnh ở Rochester, New York.

1888 - Thương hiệu "Kodak" ra đời, máy ảnh hiệu Kodak với khổ ảnh 2,5 inch được tung ra thị trường với khẩu hiệu ăn khách: "Bạn chỉ việc bấm, chúng tôi làm phần còn lại"

1900 - Máy ảnh Brownie ra đời giá chỉ 1 USD và cuộn phim giá 15 cent.

1929 - Kodak lần đầu tiên giới thiệu phim nhựa dùng cho ngành điện ảnh.

1935 - Bán ra loại phim màu mang tên Kodachrome, đây cũng là loại phim màu thành công nhất của hãng.

1962 - Kodak vượt doanh thu 1 tỉ USD, nhân công lên đến 75.000 người.

1963 - Kodak bán máy ảnh Instamatic dùng một lần với phim gắn sẵn bên trong, loại này đã tiêu thụ được hơn 50 triệu đơn vị (tính đến năm 1970).

1975 - Phát minh ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của thế giới.

1981 - Lần đầu tiên Kodak vượt doanh số 10 tỉ USD.

1984 - Kodak nhảy vào thị trường video, làm ra băng video cassette theo chuẩn Beta và VHS, sản xuất cả đĩa mềm máy tính.

1992 - Phát hành đĩa CD có thể ghi được.

2003 - Tung ra máy in ảnh Kodak Easyshare printer dock 6000.

2004 - Bắt đầu chuyển sang công nghệ phim ảnh kỹ thuật số, nhanh chóng thua lỗ và cắt giảm nhân công.

2008 - Bắt đầu khai thác danh mục đầu tư bằng sáng chế của mình, mang lại gần 2 tỉ USD trong vòng 3 năm.

2010 - 2012: Sa đà vào tranh chấp pháp lý với Apple và RIM, thua lỗ kéo dài dẫn đến việc phải rao bán 1.100 bằng sáng chế và đệ đơn xin bảo hộ phá sản.

Trong thời kỳ này, Kodak bắt đầu sản xuất phim hàng loạt với chi phí thấp. Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu và không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm của mình.

Với triết lý "không có gì quan trọng hơn giá trị của thương hiệu”, Kodak tập trung vào việc khẳng định chất lượng, từ đó dần dần vươn lên trở thành một tên tuổi lớn.

Với sản phẩm chủ lực là máy ảnh, phim cuộn và các phụ kiện ngành ảnh khác, chỉ trong vòng 18 năm từ năm 1963-1981, doanh thu hằng năm của Kodak đã tăng gấp 10 lần (từ 1 tỉ USD đến 10 tỉ USD).

Trong thời kỳ hoàng kim của mình, ông vua Kodak đã kinh doanh trên ba mảng chính: máy ảnh và phụ kiện, thiết bị y tế (phim chụp, hóa chất xử lý phim… ), và truyền thông đồ họa (các loại máy in).

Tuy vậy, Kodak đã phạm sai lầm lớn khi không kịp chuyển mình để phù hợp với thời đại kỹ thuật số. Kết quả, Kodak đã bị đối thủ qua mặt.

Máy ảnh phim của Kodak không thể cạnh tranh với những máy ảnh kỹ thuật số đầy tiện dụng (mặc dù Kodak là hãng tiên phong nghiên cứu phát triển phim ảnh kỹ thuật số và cũng là hãng sản xuất thành công máy ảnh số đầu tiên).

Đến năm 2000, khi tham gia làm cuộc chiến ảnh số, Kodak chỉ mất 5 năm để quay trở lại ngai vàng với doanh thu đứng đầu tại Mỹ.

Nhưng niềm vui ngắn chỉ tày gang, khi các lãnh đạo Kodak quyết định chỉ tập trung vào mảng in ấn và chia sẻ ảnh số, Kodak bắt đầu thua lỗ và tuột dốc không phanh. Sau nhiều thất bại liên tiếp, đến năm 2012 Kodak đứng trước bờ vực phá sản.

Tại sao Kodak thất bại?

Có thể thấy ngay Kodak đã không thức thời khi đánh giá sai tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số.

Việc rửa một cuốn phim thành ảnh không thể tiện lợi hơn việc in một tập tin ảnh. Chưa kể với máy ảnh số, người dùng có thể chụp nhiều lần thỏa thích mà không sợ tốn phim như trước.

Tuy sản xuất máy ảnh số đầu tiên, nhưng vì sợ ảnh hưởng đến doanh thu máy in ảnh lúc bấy giờ nên Kodak đã bỏ qua phát triển loại máy ảnh tiên tiến này.

Và cũng chính những chiến lược sai lầm của Antonio Perez - CEO của Kodak thuở đó - cũng đã khiến Kodak bị thụt lùi lại phía sau.

Perez đã cho rằng “kinh doanh máy ảnh số không có gì thú vị”, sau đó lao vào sản xuất máy in ảnh.

Nhưng liệu còn ai mua máy in ảnh của Kodak khi vào thời điểm ấy Sony tung ra mẫu máy in không cần phim. Ngạc nhiên hơn, nó còn có thể hiển thị ảnh trước khi in trên màn hình tivi!

Tuy vậy, nguyên nhân trực tiếp kết liễu Kodak lại chính là khoản tiền phát sinh từ những vụ kiện tụng bằng sáng chế giữa Kodak với các đối thủ, tiêu biểu là Apple và RIM.

Kodak đã trượt dài trong khủng hoảng khi không thể kiếm tiền bằng cách kiện tụng, cũng không thể tạo ra lợi nhuận từ những sản phẩm lỗi thời.

Lối thoát nào cho “vị vua” 131 năm tuổi?

Hi vọng gần như là con số 0! Đứng trước nguy cơ phá sản, Kodak hiện rao bán 1.100 bằng sáng chế để lấy tiền hoàn tất thủ tục xin bảo hộ phá sản. Nếu chẳng ai mua, Kodak sẽ lại phải xin tiền các chủ nợ để có thể hạ cánh an toàn.

Bước đầu thành công với 1 tỉ USD và 131 năm sau, đến khi phá sản, Kodak cũng không có đủ 1 tỉ USD để hoàn thành những thủ tục pháp lý cần thiết. Dẫu biết khó ai có thể đứng mãi trên đỉnh vinh quang. Nhưng với trường hợp của Kodak, ngày tàn hôm nay lại là một bài học lớn.


Nguồn TTO

Wednesday, January 11, 2012

Marketing trong Kinh Doanh Bất Động Sản



MARKETING TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
05:15:10 01/12/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

MARKETING TRONG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN


Môi giới bất động sản là một nghề năng động, có cơ hội đem lại thu nhập cao, tạo ra nhiều mối quan hệ rộng trong xã hội. Tuy nhiên hiện nay, thị trường bất động sản trầm lắng, giao dịch mua bán giảm hẳn khiến hoạt động của các sàn giao dịch BĐS nói chung và nhân viên môi giới nói riêng gặp không ít khó khăn.Vì thế, đây chính là thời điểm mà các nhân viên môi giới, hay những người yêu thích kinh doanh có mục tiêu trở thành một nhà môi giới phải thể hiện bản lĩnh và tính chuyên nghiệp của mình.

Ngoài các kỹ năng Môi Giới thông thường, thành thạo kỹ năng Marketing trong kinh doanh Bất Động Sản sẽ là chìa khóa đưa bạn đến thành công trong mọi thương vụ.

ĐỊA ĐIỂM: TẦNG 3, TÒA NHÀ KHAHOMEX, 360A BẾN VÂN ĐỒN, PHƯỜNG 1, QUẬN 4

THỜI GIAN: 1 TUẦN (THỨ 2-4) TỪ 18:00 – 21:00
ĐỐI TƯỢNG CỦA KHÓA HỌC
· Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh Bất động sản.
· Giám đốc kinh doanh, tiếp thị dự án Bất động sản.
- Quản lý, nhân viên Marketing, kinh doanh, Bán hàng dự án Bất động sản
- Mọi người hoạt động trong ngành kinh doanh khác muốn tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
- Cá nhân muốn đăng ký mở công ty kinh doanh bất động sản.
- Sinh viên các khoa kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, tài nguyên đất đai, luật kinh tế, thương mại …
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tổng quan môi trường Marketing bất động sản
· Lập kế hoạch Marketing kinh doanh bất động sản.
· Phân khúc thị trường.
· Xác định thị trường mục tiêu.
· Định vị.
02 tiết
2. Hỗn hợp tiếp thị bất động sản
(Marketing Mix in Real Estate Business)
02 tiết
3. Kế hoạch truyền thông Marketing
02 tiết
4. Các tình huống nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam.
02 tiết


ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
MBA. Nguyễn Đăng Duy Nhất

- Giám đốc điều hành – Global Elite Consulting Corporation.
- Chủ tịch Hội đồng Marketing cao cấp Toàn cầu tại Việt Nam (CMO Council)

- Cố vấn cao cấp CMO APAC.

Thầy là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh đại học Masstricht (Hà Lan); vinh dự đạt học bổng lãnh đạo trẻ ASEAN Đại Học Kỹ Thuật Nanyang – Singapore.

Ngoài ra, Thầy còn là chủ nhân của nhiều giải thưởng hùng biện uy tín. Đồng thời tham gia làm diễn giả và giảng dạy ở nhiều hội thảo trong và ngoài nước.

Thầy có hơn 13 năm kinh nghiệm làm việc và tư vấn cho các tập đoàn đa quốc gia như Prudential, Dutch Lady Vietnam, A Dong, Ninenine, AUSP, URC Corporation, Tradewind Asia, Heinz USA…

HỌC PHÍ & TRANG BỊ ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo Marketing trong Kinh doanh Bất Động Sản này có mức học phí là 800.000VNĐ, phí trên bao gồm tài liệu, tea-break, phí tham gia các hội thảo tọa đàm của Trung Tâm dành riêng cho học viên.
Phòng học trang bị lịch sự, hiện đại: bảng, máy chiếu, máy điều hòa nhiệt độ.
Wifi miễn phí cho học viên.
THÔNG TIN LIÊN HỆ

TRUNG TÂM TRI THỨC DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ
Trụ sở: 331 Trần Xuân Soạn, P.Tân Kiểng, Quận 7
CN: Tầng 3, Tòa nhà Khahomex, 360A Bến Vân Đồn, P.1, Quận 4
Email: bds@sucmanhtrithuc.vn
Website: www.sucmanhtrithuc.vn
ĐT: (08) 3872 3438 – Ms Tú: 0908 425 475

Monday, January 9, 2012

Hội Thảo Quản Trị Hiệu Quả Công Việc - CLB2030


Nhằm mang đến hiệu quả tối ưu cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý, lãnh đạo có thể quản trị công việc một cách tốt nhất, đòi hỏi họ cần phải có các kỹ năng quản lý hiệu quả công việc một cách chuyên nghiệp và nắm rõ các cách thức quản lý cũng như các phần mềm hỗ trợ một cách rõ ràng.
Câu lạc bộ Doanh Nhân 2030 trân trọng giới thiệu: Hội thảo Quản lý hiệu quả công việc
Thời gian: ngày 12 tháng 01 năm 2012

Địa điểm: Hội trường Thời báo Kinh tế Sài Gòn – 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.HCM

Quản lý hiệu quả công việc bao gồm các hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu đặt ra luôn được hoàn thành một cách tối ưu. Đồng thời cũng là một hoạt động đắc lực nhằm theo dõi, huấn luyện, khích lệ, đánh giá và phát triển nhân viên. Quản lý hiệu quả công việc có thể tập trung vào hiệu suất của một tổ chức, bộ phận, nhân viên, hoặc ngay cả những quy trình để xây dựng một sản phẩm hay dịch vụ,… Hội thảo Quản lý hiệu quả công việc được tổ chức với sự diễn giải của các chuyên gia giàu kinh nghiệm …sẽ giúp cho các cấp quản trị nâng cao tính hiệu quả của tài sản con người, một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Diễn giả của chương trình: Nguyễn Đăng Duy Nhất – GĐ Global Elite Consulting
· Giảng viên cao cấp - Giám đốc điều hành, CMO, Giám đốc tiếp thị và bán hàng , Hợp tác và Quản lý chương trình cho IDR, CFVG, Đại học Quốc tế, Viện Marketing và Quản lý Việt Nam, VietnamMarcom.
· Cựu Giám đốc tại Việt Nam của Heinz USA
· Chủ tịch Hội đồng CMO Worldwide tai Việt Nam và là Cố vấn cao cấp tại Hội đồng APAC CMO (Thành viên người Việt duy nhất trong Ban tư vấn)
· CEO - Global Elite Consulting Corporation Ngoài ra, Ông đã tư vấn và đào tạo thành công cho nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn lớn như: TMA, TAC-Peritas, Ninenine, AUSP, FLC, CIE, Omni, Unilever, DTS, Saigon CTT, Phung Khang, Rubber,, Capri Sonne, First Alliances, KTC, Nguyễn Kim, Pacific Pan , Rohto, EBEWE Pharma, REE M &E, Vinagame, Công ty AA, Phú Mỹ, TCM, Samsung, TNT, PTSC, Petrolimex, Toyota, TVPharma, Saigon Postel (SPT), Liksin, Merap, Coopmart , Fahasa, CP Group, Phở 24,…

Điểm nhấn chương trình:
Giới thiệu mô hình quản trị công việc hiệu quả phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
• Xây dựng hệ thống đánh giá tiêu chuẩn năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Xây dựng các chỉ số đánh giá năng lực cho tiêu chuẩn năng lực• Phương pháp đánh giá kết quả
• Các kinh nghiệm thực tiễn trong áp dụng các hệ thống đánh giá năng lực tại các các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam


Đăng ký: (Bao gồm tài liệu và tea break)
Thời gian đăng ký: đến hết ngày 11/01/2012
Phí tham dự: 500.000đ/khách·
Thành viên CLB DN 2030: 300.000đ/khách·
Giảm 10% cho nhóm 3 khách đăng ký
Thông tin liên hệ:Ms. Nguyễn Hồng Hạnh
0906 845 456
E: hanh.nguyen@leanmedia.vnTel: (08) 625 86 511
Địa chỉ: lầu 1, 136 – 138 Cô Bắc, P.Cô Giang, Q.l, Tp. Hồ Chí Minh.


Wednesday, January 4, 2012

Howard Schultz: Doanh nhân của năm 2011


Vào tháng 9.2011, 2 ngày trước khi phát biểu trước Quốc hội về kế hoạch tạo việc làm cho người dân Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã gọi điện cho Howard Schultz, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc (CEO)chuỗi cà phê Starbucks. Tổng thống Mỹ nghĩ đến Schultz vì ông là một nhà hoạt động chính trị rất tích cực. Schultz cho biết ông chán ngấy cách làm việc tắc trách của Washington khi các nhà chính trị vì lợi ích phe phái mà không thể thống nhất về các giải pháp dài hạn nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế của Mỹ. Vì thế, ông sẽ ngưng đóng góp tiền vào chiến dịch tranh cử sắp tới của những quan chức chính trị ở cả 2 đảng. Và điều quan trọng là ông đã vận động các doanh nhân khác tham gia với ông. Đã có hơn 140 nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia, trong đó CEO của Pepsi, Disney, AOL, Thị trường chứng khoán New York và Nasdaq. Và ai cũng biết túi tiền quan trọng như thế nào đối với chiến dịch tranh cử của một quan chức.
Tổng thống Obama đã chú ý đến Schultz. Cả 2 đã nói chuyện hơn 30 phút (ông Obama và Schultz không hề có mối quan hệ cá nhân nào, cả 2 chỉ gặp nhau 1 lần cách đây đã nhiều năm). Schultz cho biết ông và Tổng thống đã thảo luận những vấn đề của đất nước, những khó khăn về ngân sách mà 42 bang đang phải đối mặt và cuộc khủng hoảng niềm tin ở Mỹ.
2011 quả là năm bận rộn và sôi nổi của Schultz, không chỉ trong hoạt động chính trị mà còn cả về kinh doanh - ông đã tạo sự tăng trưởng đột phá cho Starbucks. Với giá trị thị trường khoảng 33 tỉ USD, Starbucks là sự thèm khát của nhiều doanh nghiệp. Thương hiệu cà phê mà Schultz xây dựng trong hơn 25 năm qua chưa bao giờ mạnh như lúc này. Doanh thu của Starbucks đã đạt xấp xỉ 12 tỉ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30.9.2011 và lợi nhuận đạt 1,7 tỉ USD. Trong đó, 1/3 doanh thu đến từ thị trường nước ngoài. Tổng doanh thu quý IV tài chính 2011 đã đạt 3 tỉ USD. Doanh thu tại các cửa hàng tăng 10% ở trong nước và 9% trên toàn cầu so với năm 2010. Giám đốc Tài chính Troy Alstead của Starbucks gọi những con số trên là “hiện tượng” trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái và giá cà phê tăng cao ngất ngưởng.
Giá cổ phiếu Starbucks cũng tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2008, xét trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ ảm đạm suốt năm qua. Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 27.12.2011, giá cổ phiếu của Starbucks trên sàn Nasdaq đã tăng 40%, đạt 45,94 USD/cổ phiếu.
Tất cả những điều này là lý do để Tạp chí Fortune bầu chọn Schultz là Doanh nhân của năm 2011.

Cảm hứng từ tách cà phê Ý

Điều khiến Schultz nổi tiếng là ông không chỉ bán cà phê mà còn tạo ra một nền văn hóa giao tiếp mới tại Mỹ. Cảm hứng của ông đến từ chuyến đi Ý năm 1983. Khi đó, Schultz đã gia nhập Starbucks được 1 năm.
Tại Ý, ông đã khám phá ra những quán cà phê espresso (cà phê đen kiểu Ý) ở khắp Milan và Verona. Ông nhìn thấy các nghệ nhân pha chế cà phê espresso một cách điêu luyện. Và ông cũng khám phá ra nét văn hóa mới: người Ý xem các quán cà phê này là nơi thứ ba ngoài văn phòng làm việc và nhà của họ. Ông cũng làm một bài toán và nhận thấy Ý, quốc gia có dân số chỉ bằng 1/5 dân số Mỹ, lại có tới 200.000 quán cà phê như vậy.
“Tôi rất ngạc nhiên và phấn khích trước sức mạnh của ly cà phê. Chỉ một ly cà phê mà có thể kết nối được mọi người và tạo ra một cộng đồng thật sự”, ông viết như thế trong cuốn hồi ký xuất bản vào đầu năm 2011.
Quay về Mỹ, Schultz đã bỏ việc để mở quán cà phê espresso. Năm 1987, khi các nhà sáng lập Starbucks quyết định bán cơ nghiệp của mình, Schultz đã huy động được 3,8 triệu USD từ các nhà đầu tư để mua lại doanh nghiệp này.
Khi lên sàn vào năm 1992, Starbucks đã có 165 cửa hàng. Thời điểm đó, không ít chuyên gia Phố Wall đã hoài nghi về cách kinh doanh theo kiểu văn hóa cà phê của Ý, vốn xa lạ với người Mỹ. Thế nhưng, trong 8 năm tiếp theo, Công ty đã tăng trưởng tới 49%/năm (1992-2000). Schultz đã thực sự tạo ra được ngôi nhà thứ ba tại Mỹ.
Năm 2000, Schultz quyết định rời khỏi vị trí CEO nhưng vẫn giữ chức Chủ tịch. Khi đó, ông 46 tuổi. Khi ông không còn điều hành công việc hằng ngày, Starbucks ban đầu vẫn bành trướng mạnh mẽ. Thậm chí, tại một số thành phố ở Mỹ, tỉ lệ quán cà phê Starbucks/đèn giao thông là 2:1. Đến năm 2007, Starbucks có tổng cộng có 15.000 cửa hàng trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, sự bành trướng với tốc độ chóng mặt cuối cùng cũng dịu lại. Lượng khách hàng vào các cửa hàng bắt đầu giảm xuống lần đầu tiên, một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Đầu năm 2008, Schultz đã quay trở lại vị trí CEO. Ông cho đóng cửa 800 cửa hàng hoạt động kém hiệu quả tại Mỹ và sa thải 4.000 lao động. Nhân viên được đào tạo lại, công nghệ được cải tiến và công việc điều hành cũng được chỉnh đốn. Starbucks cũng bỏ ra hàng chục triệu USD để tổ chức các chương trình vận động nhằm khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên cũng như tìm hiểu, nghiên cứu các sản phẩm mới.
Khi trở lại, Schultz đã thay đổi cách thức điều hành: ông trở nên thận trọng, ít bốc đồng và có một chút gì đấy thư thái hơn. “Khi bạn thành lập một công ty, đó là mối quan tâm duy nhất của bạn. Bạn sẵn sàng xông pha vì không mất gì nhiều. Còn khi đã xây dựng một đế chế thì điều đó lại khác hẳn”, ông nói.
Sự thịnh vượng cuối cùng đã quay lại với Starbucks. Năm 2012, Schultz dự định sẽ mở thêm 200 cửa hàng tại Mỹ, đồng thời sẽ cải tiến 1.700 cửa hàng khác nhằm tạo cảm giác ấm cúng, thân thiện và gần gũi khách hàng hơn. Starbucks cũng tung ra nhiều sản phẩm mới. Theo dự kiến, Công ty sẽ tung ra loại cà phê rang có vị rất dịu Blonde vào tháng 1.2012.
Ở thị trường nước ngoài, Công ty dự kiến sẽ mở thêm 600 cửa hàng; 25% trong số đó là ở Trung Quốc. Thị truờng Ấn Độ thì vẫn còn phải chờ đợi. Còn Việt Nam sẽ chào đón cửa hàng đầu tiên của Starbucks vào năm 2013. Tính tổng cộng, Starbucks đã có 17.000 cửa hàng, phủ khắp 50 bang của Mỹ và có mặt tại 56 quốc gia trên thế giới.

Một doanh nhân tích cực hoạt động xã hội

Trở thành gương mặt thu hút giới chính trị, có 1 năm kinh doanh vượt bậc chỉ là 2 trong số các lý do để Tạp chí Fortune bầu chọn Schultz là Doanh nhân của năm. Ông vượt qua bao gương mặt đình đám trong giới kinh doanh còn vì ông đã tạo ra được một môi trường làm việc khiến tất cả nhân viên đều hài lòng cũng như có những hoạt động xã hội thiết thực.
Có thể nói hầu như không doanh nghiệp nào ở Mỹ lại ưu ái nhân viên như cách Starbucks ưu ái 107.000 “đối tác” (cách Starbucks gọi nhân viên của mình) tại Mỹ của mình. Ngoài các khoản thưởng cổ phiếu, những nhân viên làm ít nhất 20 giờ/tuần đều nhận được phúc lợi y tế. Các nhà đầu tư tổ chức từng yêu cầu ông giảm các chế độ y tế cho nhân viên nhằm giảm bớt chi phí giữa lúc kinh tế bị suy thoái. Thế nhưng, ông đã từ chối. Schultz cho biết, điều đó là tối kỵ đối với đạo đức doanh nghiệp và như thế là tự mình đánh mất niềm tin của nhân viên. Theo ông, “làm điều đúng” (tức bảo đảm chế độ cho nhân viên) không hề mâu thuẫn với sứ mệnh của một doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho cổ đông, vì nó cũng sẽ củng cố lòng trung thành của nhân viên với Công ty và năng suất làm việc sẽ cao hơn.
Những điều ông đem lại cho nhân viên cũng xuất phát từ những điều đã ám ảnh ông khi còn nhỏ. Cha Schultz là cựu quân nhân thời Chiến tranh Thế giới thứ II. Sau khi rời quân ngũ, ông đã làm rất nhiều việc từ công nhân, lái xe tải đến đánh xe ngựa… nhưng chưa bao giờ kiếm được quá 20.000 USD/năm. Là con trai cả trong số 3 người con, Schultz đã chứng kiến nỗi buồn trong cuộc đời đi làm của cha mình. Khi Schultz lên 7, ông về nhà và thấy cha nằm đau đớn trên ghế. Cha ông bị ngã khi đang làm việc, bị vẹo mắt cá chân và vỡ xương hông. Ông bị sa thải và gửi về nhà mà không có bảo hiểm y tế, không có bồi thường tai nạn hay trợ cấp thôi việc. Hình ảnh ấy đã ám ảnh và thôi thúc Schultz đến tận hôm nay. Đó là lý do ông luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên và đối xử với họ một cách công bằng.
Không những thế, Schultz còn quan tâm đến đời sống của những người Mỹ bị mất việc làm. Ông rất bức xúc trước cách làm việc của giới chính trị Mỹ khi không giải quyết được những vấn đề của nền kinh tế. Ông cũng cho rằng không thể trông đợi vào Chính phủ, mỗi doanh nghiệp cần phải góp sức giúp đỡ cộng đồng.
Vì thế, năm qua, Schultz đã tung ra chương trình “Create Jobs for USA” (Tạo Việc làm cho nước Mỹ) cho doanh nghiệp nhỏ trên khắp nước Mỹ vay vốn, qua đó giúp tạo việc làm cho người dân. Khách hàng của Starbucks sẽ đóng góp của chương trình này. Khi ghé vào 6.700 cửa hàng của Starbucks trên khắp nước Mỹ, khách hàng có thể đóng góp bằng cách bỏ ra 5 USD mua dải băng đeo tay 3 màu đỏ-trắng-xanh với thông điệp Indivisible (Không thể chia cắt) trên đó.
Tiền đóng góp sẽ được gửi vào Opportunity Finance Network, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ vốn cho 180 tổ chức tài chính phát triển cộng đồng. Với 50 triệu khách hàng Mỹ thích ghé qua Starbucks nhâm nhi cà phê mỗi tuần, Schultz dự kiến sẽ huy động được hàng chục triệu USD. Hơn 100.000 dải băng đeo tay đã được tiêu thụ sau khi chương trình được tung ra vào ngày 1.11.2011. Quỹ Starbucks Foundation của Schultz đã tài trợ 5 triệu USD ban đầu. Schultz và vợ cũng hiến tặng một số tiền khá lớn. “Nhà lãnh đạo doanh nghiệp không thể là người đứng ngoài cuộc. Starbucks và các công ty khác có thể dùng sức của mình để làm điều gì đó tốt đẹp cho nước Mỹ”, ông nói.
Starbucks đã tạo ra nhiều việc làm cho người Mỹ. Năm 2011, trong khi hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm lao động, Starbucks lại tuyển dụng thêm 3.700 nhân viên. Công ty dự kiến sẽ tuyển dụng thêm hàng ngàn lao động khác trong năm 2012.
Schutlz cho rằng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cần được định nghĩa lại, sâu sắc hơn. Vai trò của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông. “Cần có sự cân bằng giữa kinh doanh với trách nhiệm xã hội… Những công ty thực tâm làm điều đó cuối cùng sẽ hưởng được phần thưởng xứng đáng là tạo ra lợi nhuận nhiều hơn”. Kết quả kinh doanh vượt bậc của Starbucks trong năm 2011 là minh chứng rất rõ cho điều ấy.
(Theo Fortune)