Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Sunday, May 31, 2015

Sơn Động P2

[Khởi nghiệp] Hãy cháy hết mình, dù thành công hay thất bại

'Khởi nghiệp không quan trọng sớm hay muộn, điều quan trọng là các bạn có đủ sự tự tin, và sống hết mình với ý tưởng mà các bạn thực sự đam mê'

[Khởi nghiệp] Hãy cháy hết mình, dù thành công hay thất bại
Đã bao giờ bạn dừng lại và tự hỏi mình đã trưởng thành và thay đổi thế nào cho đến ngày hôm nay?
Trong cuộc sống, đã bao giờ bạn gặp những điều xảy ra mang tính 'bước ngoặt', mà nếu không có những điều đó, có thể cuộc đời bạn đã rẽ sang hướng khác? Đối với tôi, đã có 3 cột mốc quan trọng như thế.
Cột mốc đầu tiên: Trường đại học
Hồi cấp 3 tôi đã từng là một con mọt sách, chỉ biết học mà không biết gì về cuộc sống xung quanh. Nói chung, kiến thức xã hội của tôi bằng 'Zero'! Thế rồi tôi quyết định thi vào ĐH Ngoại Thương với quyết tâm 'tạo một môi trường khác cho mình'.
Kết quả, từ 'một con mọt sách lù đù' tôi trở thành một con người năng động hơn hẳn. Tôi tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia các cuộc thi khởi nghiệp và hoạt động rất năng nổ trong CLB Nhà doanh nghiệp tương lai (TEC). TEC giống như một mô hình công ty thu nhỏ giúp tôi tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm, mang lại cho tôi những mối quan hệ và kiến thức mà nếu chỉ học trong sách vở, tôi sẽ khó lòng có được.
Nhiều người hỏi tôi rằng, có nên khởi nghiệp khi còn là sinh viên? Tôi thì không quan trọng về độ tuổi mà các bạn khởi nghiệp. Mà điều quan trọng là các bạn tích luỹ được những gì?
Có những người ngay từ thời sinh viên đã tích luỹ được vốn kinh nghiệm, kiến thức và các mối quan hệ để sẵn sàng khởi nghiệp. Nhưng cũng có người đi làm cả chục năm cũng chưa chắc hiểu rõ những việc mình làm. Vậy thì, tôi sẽ không khuyên các bạn nên khởi nghiệp sớm hay muộn.
Hãy khởi nghiệp khi các bạn đã có đủ sự tự tin, và quan trọng là phải tìm được ý tưởng mà các bạn thực sự đam mê.
Cột mốc thứ 2: Nam tiến
Tôi đã có hơn 20 năm trời sống trong sự bao bọc yêu thương của bố mẹ, cho đến khi tôi quyết định Nam tiến để tham gia chương trình Hạt giống lãnh đạo (IPL). Lần đầu xa nhà, lần đầu tự lập, đó là một cơ hội quá quý giá để tôi nhận ra những giá trị của gia đình, của tình yêu thương vô điều kiện mà tôi vẫn luôn nhận được. Đó là những giá trị mà trước đây tôi chưa bao giờ nhận ra một cách đầy đủ...
Tự lập giúp tôi trưởng thành hơn, biết chăm sóc bản thân hơn, biết quan tâm đến những người xung quanh hơn và biết trân trọng vô cùng những tình cảm mà người khác dành cho mình.
Nếu các bạn còn e ngại chưa dám dấn thân, thì hãy tự cho mình một cơ hội đi thôi. Hãy thử để biết được năng lực của chính mình, để trải nghiệm cuộc sống đầy thú vị này, để rồi nhận ra những điều thực sự quan trọng với các bạn là gì.
Đừng để nỗi sợ hãi làm cho bạn chùn bước
Đừng để nỗi sợ hãi làm cho bạn chùn bước
Cột mốc thứ 3: 5DESIRE
Khi chứng kiến cường độ làm việc của các sếp tôi ở VCCorp và của những người bạn khởi nghiệp khác, tôi đã tự hứa với bản thân rằng sẽ Không-bao-giờ-khởi-nghiệp.
Ừ, vì tôi là phụ nữ mà, tôi cũng sợ vất vả chứ!
Thế rồi cái duyên đến thì muốn tránh cũng chẳng được. Tôi thành lập 5Desire với tất cả tình yêu và đam mê của mình cho công việc. Và 5Desire đã cho tôi những trải nghiệm tuyệt vời. Tôi đã từng ngủ lúc 2h đêm, thức dậy lúc 5h sáng, và tôi dành tất cả thời gian không ngủ đó cho công việc.
Thậm chí cả những bữa ăn trưa hay ăn tối, tôi cũng gác lại để ưu tiên cho việc gặp gỡ đối tác và khách hàng. Điều kỳ diệu là tôi chẳng hề cảm thấy mình đang làm việc, thay vào đó tôi cảm thấy mình đang thực sự tận hưởng cuộc sống. Tôi làm việc trong tâm trạng hoàn toàn hạnh phúc.
Đến lúc này, tôi mới hiểu tại sao những người bạn khởi nghiệp của tôi lại tràn trề năng lượng như vậy.
Nhiều người có suy nghĩ rằng "Tôi chỉ có thể yêu công việc do chính tôi tạo ra", nếu bạn cũng nghĩ như vậy thì thực sự là rất ích kỷ! Kể cả bạn đang làm thuê hay làm chủ, thì hãy yêu ngay chính công việc bạn đang làm.
Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng công việc. Khi bạn còn trẻ, hãy dấn thân làm hết sức mình có thể cho công việc. Lợi ích đầu tiên sẽ là những kinh nghiệm tích lũy dành riêng cho bạn. Và nếu may mắn gặp được một người chủ tốt, họ chắc chắn ghi nhận những nỗ lực đó của bạn.
Khởi nghiệp cũng không phải màu hồng. Khi thành lập 5Desire, tôi đã quyết tâm bỏ công việc cũ vì tôi tin rằng một doanh nghiệp chỉ thành công khi có những founder toàn tâm toàn ý. Tôi đã tự cắt hết nguồn thu nhập của mình, trong khi 5Desire lại chưa hề có doanh thu. Tuy cuộc sống có khó khăn hơn, nhưng nó đã dạy tôi biết cách chi tiêu, biết cách xoay sở và biết tự hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình.
Cho tới thời điểm hiện tại, 3 cột mốc quan trọng của tôi là như vậy đó. Và tôi cũng biết rằng sẽ còn có những cột mốc số 4,5,6.. nữa đang chờ đón tôi ở phía trước....
Và để thay cho lời kết, tôi xin được trích dẫn một câu nói của Thomas Jefferson:
"Không có một quyền lực nào có thể ngăn cản được một người có thái độ, tinh thần đúng đắn đạt được mục tiêu của mình. Và không gì trên đời có thể giúp một người có thái độ, tinh thần không đúng đạt được thành công."
Lê Nguyên
(CE0 5Desire)
Theo Trí Thức Trẻ

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Với khởi nghiệp, vấn đề không phải là tiền"

Chia sẻ với các bạn trẻ đang làm start-up, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng "vấn đề không phải là tiền. Bạn có ý tưởng nhưng nếu không có ai để "cãi" thì liệu có hiện thực hóa được ý tưởng đó?"

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Với khởi nghiệp, vấn đề không phải là tiền"
Ngày hội khởi nghiệp và công nghệ Việt Nam 2015 (Techfest Vietnam 2015) diễn ra từ ngày 15-17/5/2015 tại Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhận được sự quan tâm chú ý rất lớn của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Techfest 2015 là nơi gặp gỡ giữa các nhà đầu tư, chuyên gia, các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công và cả những người mới chập chững bước chân vào con đường khởi nghiệp.
Tất cả cùng nhau chia sẻ các bài học kinh nghiệm “xương máu” khi khởi nghiệp. Đối với những start-up còn non trẻ, việc được gặp gỡ với những người có tầm ảnh hưởng lớn trong giới công nghệ là cơ hội rất tốt đối với họ để học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm lối ra hay tìm thêm những ý tưởng mới trong quá trình khởi nghiệp.
Bên lề cuộc hội thảo, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã có những lời chia sẻ cởi mở, chân tình dành cho các bạn trẻ đang làm start-up. “Vấn đề không phải là tiền, mà vấn đề là chia sẻ. Bạn có thể có ý tưởng nhưng nếu chẳng có ai để ‘cãi’ thì liệu có thể hiện thực hóa được ý tưởng đó? Do đó, các bạn cần phải có môi trường để phát triển”, ông Bình nói.
“Thứ hai, các bạn cần phải có tầm nhìn toàn cầu. Không phải là chuyện mấy ông ăn rau muống cãi nhau về Sillicon Valley. Không phải chỉ là chuyện nghĩ đến hơn 90 triệu người dân Việt Nam, cũng không phải là 600 triệu người trong cộng đồng các quốc gia ASEAN mà phải hướng đến 7 tỷ người trên toàn cầu ngay từ khởi đầu.
Thứ ba, yếu tố quan trọng không kém là nền tảng cần theo kịp ý tưởng. Nếu ý tưởng tốt mà không có nền tảng công nghệ tốt thì cũng khó thành công”. Ông Bình cũng khẳng định FPT sẵn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất về hạ tầng để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
“Ý tưởng mới chỉ là điểm khởi đầu. Các bạn phải lao động cật lực, bên cạnh đó cần thiết phải có sự hỗ trợ. Bạn phải chứng minh được sản phẩm thô ban đầu của bạn được người dùng chấp nhận”, ông Bình nói. “Nếu bạn có 1 USD, tôi sẽ bỏ thêm 1 USD. Tôi không cần tiền, tôi cần các bạn có ý tưởng hoặc sản phẩm có giá trị đặc biệt, nhưng người hỗ trợ cũng phải có đam mê chứ không chỉ có việc bỏ tiền ra là đủ”.
Ông Trương Gia Bình cho rằng Việt Nam không thiếu tài năng, cái thiếu là sự kết nối. Techfest tạo ra một platform cho các ý tưởng start-up.
Trao đổi với PV, ông Trần Hữu Đức - Giám đốc FPT Ventures cũng bày tỏ sự kỳ vọng platform của Techfest ngày càng phát triển, giúp hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam lớn mạnh trong thời gian tơi. Từ đó, các nhà đầu tư nước ngoài có thêm thông tin cũng như chú ý nhiều hơn đến Việt Nam.
Ông Đức chia sẻ FPT không chạy theo xu hướng “ngắt ngọn” trong ngắn hạn mà muốn đi cùng các start-up trong cả quãng đường dài, từ một doanh nghiệp start-up nhỏ tiến đến một doanh nghiệp lớn. “Hiện FPT tập trung vào các khởi nghiệp thuộc lĩnh vực liên quan đến phần cốt lõi của FPT như internet, media, giải trí, giáo dục, y tế, giao thông…FPT mong muốn đồng hành cùng Techfest trong một thời gian dài nữa".

Theo Thanh Phong
ICTNews

FPT lập quỹ đầu tư 3 triệu USD cho các startup

Quỹ đầu tư mới sẽ được FPT rót khoảng 3 triệu USD mỗi năm chỉ để đầu tư cho các công ty non trẻ hoặc tham gia vào vòng huy động vốn A của các startup tại Việt Nam.

FPT lập quỹ đầu tư 3 triệu USD cho các startup
Nội dung nổi bật:
- FPT là một trong những tập đoàn có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
- Ngày hôm qua, hãng này cho biết chính thức thành lập FPT Ventures với tư cách như một nhà đầu tư và là nơi ươm mầm cho các startup bằng việc cung cấp tiền mặt, nguồn lực cũng như kỹ năng về công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

Trong báo cáo thường niên vào năm ngoái, FPT tuyên bố đạt doanh thu 1,65 tỷ USD trong năm 2013 với lĩnh vực hoạt động đa dạng từ phần mềm đến cơ sở hạ tầng, viễn thông và giáo dục. Với kinh nghiệm hoạt động 27 năm trên thương trường, hiện FPT được coi là “gã khổng lồ kỳ cựu” và có ảnh hưởng nhất định đến ngành công nghệ Việt Nam.
Chính bởi vậy, ngày hôm qua hãng này đã tuyên bố bắt đầu khởi động quỹ đầu tư mạo hiểm với tên gọi FPT Ventures như một bước chuyển mình quan trọng của tập đoàn và tạo ra ảnh hưởng lớn đến cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Quỹ đầu tư mới sẽ được rót khoảng 3 triệu USD mỗi năm chỉ để đầu tư cho các công ty non trẻ hoặc tham gia vào vòng huy động vốn A của các startup tại Việt Nam. Các khoản dầu tư sẽ nhắm đến những công ty có giá trị dưới 1 triệu USD và cung cấp ít nhất 50.000 USD. Thực tế có vẻ như FPT đang tiến hành làm việc với các nhà đầu tư tại thung lũng Silicon nhưng chưa chính thức chỉ định ai.
FPT Ventures sẽ hoạt động với tư cách như một nhà đầu tư và là nơi ươm mầm cho các startup bằng việc cung cấp tiền mặt, nguồn lực cũng như kỹ năng về công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Yêu cầu duy nhất của FPT với các nhà sáng lập là cam kết trong vòng ít nhất 5 năm phải xây dựng được thành một công ty lớn. Bên cạnh đó, FPT cũng khẳng định họ sẽ đưa ra mỗi quyết định đầu tư chỉ trong vòng 4 tháng kể từ ngày được đệ trình.
Các hoạt động của FPT Ventures đang rục rịch bắt đầu. Họ đang tiến hành chọn lựa đầu tư ngay trong nội bộ tập đoàn. Danh sách cụ thể bao gồm:
- Sendo.vn: Một nền tảng thương mại điện tử
- Ants.vn: Một nền tảng dữ liệu lớn cho các nhà tiếp thị
- FPT Play: Dịch vụ xem videp trực tuyến và di động
- nhacso.net : Một cổng âm nhạc
- Viec Nha: Một nền tảng di động cung cấp dịch vụ gọi, thuê giúp việc
- gostudybooking.com : Một nền tảng cho người muốn học ở nước ngoài
- FShare: Một nền tảng giống như Dropbox
Danh sách những công ty khởi nghiệp này cho thấy lĩnh vực kinh doanh đa dạng và chuyên môn về công nghệ dày dặn của FPT. Điều đáng nói là những mảng này đều hoạt động riêng biệt, độc lập và như vậy đồng nghĩa với việc họ có báo cáo tài chính riêng. Tuy vậy, lợi thế của họ là tận dụng được cấu trúc hiện tại của FPT để mở rộng phạm vi.
Hiện những dự án như Nhacso, Sendo hay FPT Play đã hoạt động được trên 1 năm và đều hứa hẹn sẽ phát triển chóng mặt. FPT Ventures là một kênh đầu tư tiềm năng mới. Điều này có nghĩa là nếu bất kỳ công ty khởi nghiệp nào ở Việt Nam muốn tìm kiếm đầu tư, họ đều có thể “gõ cửa” FPT.
Bên cạnh đó, FPT cũng đang nhắm đến những ngành công nghiệp rộng hơn ngoài giải pháp kỹ thuật số như chăm sóc sức khoẻ, giao thông, di động, SME… Các nhà lãnh đạo tại FPT đặc biệt là chủ tịch và nhà sáng lập Trương Gia Bình đã nhiều lần nhấn mạnh về những lĩnh vực liên quan đến phần mềm và Internet of things (những thiết bị kết nối internet) và rằng FPT cần đón đầu xu hướng ngay khi nó dịch chuyển đến Việt Nam.
CEO của FPT Telecom là Nguyễn Lâm Phương - một trong những lãnh đạo chủ chốt của FPT Ventures thì đề cập đến việc FPT sẽ quan tâm đến các doanh nghiệp khác như Barclay như một nguồn cảm hứng trong việc chuyển đổi từ tập đoàn đến những khoản đầu tư cho khởi nghiệp và cải tiến.

Phương Linh
Theo Trí Thức Trẻ/Techinasia

CEO Topica: Startup Việt phải học cách chấp nhận thất bại, ngừng tự ái và nói ít thôi

Thành công lúc này nhưng startup vẫn có thể thất bại bất cứ lúc nào, như Haivl chẳng hạn, một ngày bỗng tự nhiên "lăn ra chết",... Quan trọng là các bạn phải tiếp tục đứng lên.

CEO Topica: Startup Việt phải học cách chấp nhận thất bại, ngừng tự ái và nói ít thôi
Sinh năm 1975, anh Phạm Minh Tuấn là đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách bình chọn 200 lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2012. Anh hiện là CEO của Tổ hợp Giáo dục Topica, đơn vị đào tạo trực tuyến tiên phong xuất khẩu công nghệ E-learning.
Chương trình Topica Founder Institute là chương trình ươm tạo các doanh nghiệp start-up, hiện là Accelerator (tăng tốc khởi nghiệp) duy nhất tại VN có học viên gọi vốn thành công hàng triệu USD.
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các start-up, anh Phạm Minh Tuấn đã có dịp chia sẻ rất nhiều thông tin bổ ích nhân sự kiện Techday FPT 2015. Nhận xét về xu hướng start-up tại Việt Nam, anh cho rằng chưa bao giờ phong trào khởi nghiệp lại nhiều và nóng như bây giờ...
Theo quan điểm của anh, những yếu tố nào giúp các startup Việt Nam có được lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trong nước và trên thế giới?
Có 2 kiểu startup, một là đánh vào thị trường Việt Nam, một kiểu là đánh ra thị trường thế giới (go global).
Nếu đánh vào thị trường Việt Nam, thường sẽ phải tìm những thứ mang tính offline một chút, ví dụ như thương mại điện tử thì luôn luôn phải có logistic, phải ký kết với các cửa hàng, shop v.v.. Yếu tố offline là rào cản cho các start-up nước ngoài, vì vậy startup trong nước có thể đi trước họ ký kết với các cửa hàng, như mô hình groupon của Muachung, Hotdeal; hay đào tạo, phân phối thức ăn của Foody chẳng hạn. Vì vậy, mô hình startup trong nước nên có 1 chút offline chứ đừng thuần túy online, bởi chỉ loay hoay một hồi là nước ngoài họ sẽ vào "ăn thịt" mình ngay.
Thứ 2 là mô hình global, các bạn nên tìm một ngách hoặc tìm một thế hệ platform (nền tảng) mới. Ví dụ trong lĩnh vực phân phối game đã có rất nhiều đại gia như Garena, VNG nhưng chỉ là trên nền tảng desktop. Muốn thành công startup nên tìm ra sự khác biệt, và đã từng có một startup làm như vậy, họ "chia bài" lại từ đầu dựa trên một platform mới là mobile.
Ngược lại, khó khăn lớn nhất đối với một startup là gì?
Có những startup sở hữu đội ngũ vài chục người, thậm chí 50 - 70 người rồi thường là trong lĩnh vực outsourcing hoặc dịch vụ, mô hình đó rất khó phát triển lên được. Họ sẽ bị mắc kẹt trong mô hình đấy, thường chỉ dưới 100 người là bị "kẹt" và không tăng trưởng thêm được nữa.
Vì vậy, họ sẽ cần tư vấn để tìm kiếm mô hình nào đấy có thể phát triển tiếp lên được, cái khó nhất thường là phải hy sinh cái cũ. Đáng ra số tiền kiếm được phải chia hết cho các sáng lập viên, thì lại cầm cục tiền đó đi "đốt".
Khó nhất đối với startup là vượt qua chính mình.
Ở các trường Đại học nước ngoài, phong trào startup diễn ra rất sôi nổi, hầu như trường nào cũng có một "vườn ươm" còn ở các trường Đại học ở Việt Nam thì hầu như không có, theo anh đâu là lý do?
Các trường Đại học ở Việt Nam thực ra họ đều biết là cần phải có phong trào startup, có điều là lãnh đạo phải "máu", sinh viên phải giỏi, cơ chế phải thoáng.
Tại Việt Nam, phần lớn sinh viên giỏi là ở các trường công lập, có thể lãnh đạo họ cũng "máu" nhưng lại bị vướng mắc ở cơ chế. Những cái rất đơn giản như toilet 5 giờ chiều là khóa cửa, startup muốn làm đêm thì chịu chết… chưa nói đến những cái cao siêu hơn như sáng tạo, nguồn vốn...
Những lý do nào khiến startup thất bại?
Start-up nếu không làm gì thì 95% khả năng là "chết", nếu làm gì thì 80%, tức là tăng được 4 lần tỷ lệ sống sót, đa số vẫn là "chết".
Thực ra, khi thất bại rồi thì có cả trăm lý do và đều đúng cả. Sẽ có rất nhiều người nói rằng “tôi đã bảo mà”, và tất cả đều đúng hết. Đấy là chuyện bình thường khi khởi nghiệp. Như Umbala bây giờ là sản phẩm thứ 3 của Nguyễn Minh Thảo, nhưng vẫn có thể thất bại bất cứ lúc nào. Hay như Haivl chẳng hạn, một ngày bỗng tự nhiên "lăn ra chết",... Quan trọng là các bạn phải tiếp tục đứng lên.
Anh có nhận định thế nào về mô hình kickstarter?
Mô hình crowdfunding (gọi vốn từ cộng đồng) cũng có một số team Việt Nam đã thử rồi nhưng có lẽ cũng không thành công. Tại sao không thành công, theo quan điểm của tôi vì nó mang tính chất từ thiện.
Ở nước ngoài họ có văn hóa từ thiện, ủng hộ mấy trăm USD là bình thường, còn ở Việt Nam bảo họ bỏ mấy trăm USD ra thực sự là hơi khó.
Theo anh, làm cách nào để kiếm được co-founder phù hợp?
Việc này cũng giống như đi lấy vợ mà thôi, đi học yêu nhau rồi lấy nhau sẽ hạnh phúc hay do cha mẹ giới thiệu sẽ hạnh phúc, hay đi dating, online trên mạng… có ty tỷ cách mà chẳng biết cái nào sẽ lấy được vợ hợp ý mình. Vì thế co-founder nó là cái duyên.
Anh đánh giá thế nào về tương lai của hệ sinh thái khởi nghiệp (start-up ecosystem) trong 3-5 năm tới?
Trong lịch sử thường diễn ra chu kỳ bùng nổ rồi lại vỡ bong bóng, còn chu kỳ trong bao lâu thì tôi cho rằng khoảng 10 – 15 năm một lần. Lần gần nhất đổ vỡ là khoảng năm 2009, từ hồi đấy đến giờ là được khoảng 6 năm rồi. Như vậy theo lý thuyết, nhanh thì 3 năm nữa còn chậm thì khoảng 8 năm nữa sẽ đến điểm cuối của chu kỳ.
Thực ra chu kỳ kinh tế là không tránh khỏi, việc lên xuống là bình thường nhưng không ai biết nó dài bao nhiêu, nếu biết thì tôi đã là Warren Buffett rồi.
Đối với nhà đầu tư, những yếu tố nào của start-up được họ quan tâm nhất?
Trước hết họ sẽ cân nhắc xem start-up đó có phải là một team cân đối hay không, và phải mạnh về ý tưởng, công nghệ, khả năng kinh doanh...
Thứ hai là start-up nói được thì phải làm được, chứ đừng kêu là không có tiền, và phải cho ra được một sản phẩm cụ thể.
Thứ ba là phải biết lắng nghe, nhiều bạn mới bị góp ý mấy câu đã nảy sinh tự ái. Mỗi người sẽ góp ý một kiểu, các bạn nên biết lắng nghe và sau đấy chọn ra điều nào các bạn thấy đúng nhất để thay đổi.
Thái Nam
Theo Trí Thức Trẻ

Google đang ngày càng sống dựa vào iPhone và Apple

Việc phụ thuộc quá nhiều vào Apple đang khiến Google rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Google đang ngày càng sống dựa vào iPhone và Apple
Theo những báo cáo mới đây, tổng doanh thu từ tìm kiếm trên di động của Googletrong năm 2014 qua là 59 tỷ USD, trong đó, khoảng 75% trong số đó là tới từ các dòng iPhone và iPad của Apple - tương đương với 11,8 tỷ USD.
Được biết, để thu về số tiền lớn như vậy, Google đã phải trả cho Apple khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, chỉ để cho Google Search sẽ trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari. Tất nhiên, điều này sẽ khiến cho Google dễ dàng bị tổn thương hơn bao giờ hết, khi doanh thu quảng cáo của Google đang phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng iOS.
Bởi lẽ, nhà Táo cũng đã nhìn ra điểm yếu của đối thủ và mang trong mình những tham vọng như tạo ra một công cụ tìm kiếm của riêng minh hoặc đơn giản là đá văng Google Search khỏi trình duyệt Safari. Về phía Google, công ty này được cho là sẽ làm mọi cách để níu giữ Apple, nhưng nguy cơ Bing được sử dụng để thay thế Google Search là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiện tại, việc phụ thuộc quá nhiều vào Apple đang khiến các chuyên gia nhận định Google đang chơi một canh bạc lớn. Rõ ràng với khoảng 9 tỷ USD thu về từ việc quảng cáo trên di động, thì số tiền mà hãng dùng để chi trả cho Apple là quá nhỏ nhoi.
Có thể, trong những cuộc đàm phán sắp tới, Google sẽ chia thêm phần bánh cho Táo Khuyết, tuy nhiên, vẫn chưa có một con số cụ thể nào được đưa ra.
mobile search spend to overtake desktop by 2015 emarketer
Cũng liên quan tới doanh thu quảng cáo trên di động, công ty nghiên cứu eMarketer đã dự đoán rằng chi tiêu cho việc SEO trên di động sẽ sớm vượt qua PC trong năm tới, khi smartphone trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Do đó, Google đang đứng trước mối đe dọa rất lớn, đặc biệt là khi Android chỉ cho thấy "lượng" chứ chẳng thể "chất" như iOS. Còn theo những nguồn tin gần đây, Microsoft và Yahoo cũng đang tích cực xúc tiến đưa Bing lên Safari nhằm cạnh tranh với Google Search.
Hoặc như dự đoán của một số chuyên gia, doanh thu quảng cáo từ tìm kiếm trên di động của Google có thể sụt giảm mạnh từ 50 - 70% trong những năm tới, nếu không thể tiếp tục gia hạn hợp đồng với đối thủ.
Tất nhiên, những thành tựu trong năm 2014 vừa qua của Google là không thể phủ nhận, và hy vọng hãng sẽ sớm đưa ra những động thái hiệu quả nhằm duy trì tầm ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực tìm kiếm.
Theo Yến Thanh
Trí thức trẻ

Google Photos: Tại sao dịch vụ này sẽ khiến tất cả các DN điện toán đám mây lo sợ?

Khi Google công bố ứng dụng quản lý ảnh mới ra mắt của mình sẽ miễn phí và không giới hạn lượng lưu trữ, nhiều công ty công nghệ trong ngành bắt đầu cảm thấy lo sợ."Cuộc đua về số 0" giữa các gã khổng lồ trong ngành điện toán đám mây đang diễn ra quyết liệt.

Google Photos: Tại sao dịch vụ này sẽ khiến tất cả các DN điện toán đám mây lo sợ?
Giá: 0 USD. Hoàn toàn miễn phí.
Hiện tại, ngành công nghiệp điện toán đám mây mang lại lợi nhuận rất lớn cho các công ty công nghệ. Tuy nhiên, những cuộc đua của các ông lớn trong ngành này đang khiến nhiều người phải lo lắng.
Đó là "cuộc đua về số 0".
Nội dung của cuộc đua này rất đơn giản: Miễn phí tất cả mọi thứ của dịch vụ đám mây, trong đó lưu trữ đám mây sẽ là dịch vụ đầu tiên không bị thu phí.
Đây là cuộc chơi vô cùng nguy hiểm bởi điều đó đồng nghĩa với việc sẽ chỉ có những công ty lớn nhất, với ngân sách mạnh nhất và kinh doanh hiệu quả nhất mới có thể trụ lại được trong thế giới điện toán đám mây.
Tại sao các công ty công nghệ lại chạy theo "cuộc đua về số 0"?
Có khá nhiều lý do để giải thích điều này. Chẳng hạn, phần cứng máy tính, bắt đầu từ những thiết bị lưu trữ (như ổ cứng chẳng hạn), đang ngày càng rẻ đi. 1 GB ổ cứng năm 1993 có giá 9000 USD, tới năm 2013 chỉ đáng giá gần 0,04 USD.
Bộ xử lý của máy tính ngày càng mạnh mẽ. Năm 1969, một bộ xử lý IBM có giá 3 triệu USD dùng để hỗ trợ con người lên mặt trăng có bộ nhớ 64 B và chạy với tốc độ 0,043 MHz. Ngày nay, một chiếc iPhone 6 có giá 200 USD đã có bộ nhớ tới 16 GB và có tốc độ xử lý là 2,6 GHz.
Đó chưa phải là tất cả. Sự khởi động của Amazon chính là lý do khiến người tiêu dùng càng ngày càng được dùng dịch vụ đám mây giá rẻ.
Amazon đã giảm giá cho dịch vụ đám mây của mình rất sâu. Tới cuối năm 2014, Dịch vụ của Amazon đã giảm tới 47% so với thời điểm mới ra mắt cách đó 6 năm.
Thay vào đó, Amazon chọn cách tăng doanh thu bằng việc có nhiều khách hàng hơn và thêm vào những dịch vụ hấp dẫn để khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền, kể cả khi nó đắt đỏ. Kể cả khi giá dịch vụ đi xuống, khách hàng vẫn chi tiêu nhiều hơn cho Amazon.
Về cơ bản, dịch vụ đám mây của Amazon giống như một cửa hàng bán lẻ. Bạn sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nếu bạn nhận được khuyến mãi trong bất kỳ mặt hàng nào mình mua.
Tuy nhiên, bước sang 2015, Google đang tiến một bước xa hơn. Thay vì theo đuổi mức giá cạnh tranh của Amazon, Google thậm chí còn cung cấp mức giá rẻ hơn nhiều. Đó là miễn phí.
Google không phải là hãng đầu tiên cung cấp dịch vụ lưu trữ ảnh không giới hạn và miễn phí. Amazon cũng từng làm điều tương tự cách đây vài tháng. Tuy nhiên, gói dịch vụ của Amazon chỉ giành cho những người có Amazon Prime hoặc Kindle Fire. Trong khi đó, Google Photo sẽ có mặt trên cả thiết bị chạy Android và iPhone, nghĩa là sẽ phủ sóng 90% thị trường smartphone hiện nay.
Về phần mình, Microsoft cũng bắt đầu cuộc đua về số 0. Doanh nghiệp này đã cung cấp lưu trữ không giới hạn cho bất kỳ ai đăng ký Office 365. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với miễn phí hoàn toàn vì bản Office này có giá là 70 USD mỗi năm.
Mặc dù vậy, động thái của các hãng công nghệ lớn cho thấy, một ngày, tất cả các dịch vụ lưu trữ đều sẽ miễn phí. Không chỉ có các hãng lớn, mà những DN nhỏ như Dropbox hay Box cũng phải làm điều này. Hiện tại, khi cuộc đua về số 0 vẫn đang tiếp diễn, các hãng cung cấp dịch vụ lưu trữ đang phải liên tục cắt giảm mức phí của mình.
Khi lưu trữ miễn phí, các DN phải tìm cách cung cấp những dịch vụ đám mây đặc biệt hơn, cá biệt hóa sản phẩm của mình để người tiêu dùng cảm thấy sẵn lòng trả tiền.
Box, chẳng hạn, cung cấp dịch vụ bảo mật thêm cho hệ thống các tập tin, một dịch vụ mà nhiều DN ưa thích để đảm bảo họ luân tuân thủ pháp luật. Box cũng xây dựng các ứng dụng khác, nhưng ứng dụng quản lý dự án, quản lý tài liệu, và những ứng dụng đặc biệt giúp người dùng có thể làm việc với các dữ liệu, chứ không chỉ đơn giản là lưu trữ và chia sẻ chúng.
Dropbox cũng đang cố gắng để bán sản phẩm Dropbox for Business của mình. Gói sản phẩm này cung cấp nhiều tính năng bảo mật và quyền quản lý mà các DN mong muốn.
Kinh doanh thì bắt buộc phải có đẻ ra lợi nhuận. Vì vậy, khi nguồn thu từ việc thu phí lưu trữ dần về 0, các DN đám mây cần phải nghĩ ra những dịch vụ mới cho sản phẩm của mình.
Cũng có một số đơn vị từ chối chạy theo cuộc đua về số 0. Trưởng dự án điện toán đám mây của Cisco đã tuyên bố "Chiến lược của chúng tôi không chạy theo cuộc đua này" khi bỏ ra 1 tỉ USD để đầu tư vào điện toán đám mây hè năm ngoái.
Một vài DN lớn khác như IBM hay Oracle cũng khẳng định sẽ không hạ giá sản phẩm để cạnh tranh.
Đối với các DN như IBM hay Oracle, chạy đua như vậy rất nguy hiểm. Kể cả khi giá lưu trữ ngày càng giảm, chi phí tổng để chạy trung tâm dữ liệu (data center) vẫn rất lớn. Càng nhiều người sử dụng, các hãng này càng phải mở rộng data center và chi trả để quản lý, chi phí điện năng và nhiều vấn đề khác. IBM vừa mới phải đầu tư 1,2 tỉ USD cho việc xây dựng hệ thống data center mới.
Công thức mới: Chi tiêu hàng tỉ đô la để xây dựng data center và cung cấp những dịch vụ có giá ngày càng thấp. Sau đó cố gắng tìm ra những dịch vụ gia tăng đủ sức lôi cuốn các DN trả thêm tiền.
Sẽ chỉ có vài DN điện toán đám mây đủ khả năng làm điều này. Có lẽ trong tương lai gần, chỉ có Amazon, Google và Microsoft là đi theo chiến lược này.
Trang Lam
Theo Trí Thức Trẻ/BI

"Vụ nổ" của Bphone khiến cư dân mạng chao đảo ra sao?

Theo dữ liệu từ SocialHeart, hệ thống đo lường tương tác truyền thông xã hội và cộng đồng người dùng online, Bphone và BKAVA thực sự tạo ra cơn địa chấn.

"Vụ nổ" của Bphone khiến cư dân mạng chao đảo ra sao?
Ngày 26/5, BKAV ra mắt chiếc điện thoại ‘Made in Vietnam’ Bphone một cách đầy ấn tượng. Chỉ sau 1 ngày, từ mạng xã hội đến trang báo tin tức, Bphone là chủ đề trao đổi sôi nổi. Chiếc điện thoại này cùng BKAV đang làm mưa làm gió ra sao trên thế giới ảo?
Theo dữ liệu từ SocialHeart, hệ thống đo lường tương tác truyền thông xã hội và cộng đồng người dùng online, Bphone và BKAV thực sự tạo ra cơn địa chấn.
Nhảy vọt về lượng thảo luận
Dữ liệu thời gian thực của SocialHeart cho thấy trong tháng 5 có hơn 95 nghìn lượt thảo luận nhắc tới Bphone. Tuy nhiên đến ngày 26/5, con số lượt thảo luận tăng vọt lên 42 ngìn chỉ trong 1 ngày. Con số này thậm chí gấp đôi con số của cả tuần trước. Bphone xuất hiện trên mọi kênh thông tin từ Facebook, báo điện tử cho tới diễn đàn.
Biểu đồ buzz của Bphone trong tháng 5.
Số lượng buzz của Bphone trong ngày 26/05.
Số lượng buzz của Bphone trong ngày 26/05.
Bphone được nhắc đến nhiều nhất trên Facebook
Theo thống kê từ SocialHeart, riêng trong ngày hôm qua, Bphone được nhắc đến nhiều nhất với 34,8% lượt thảo luận đến từ Facebook. Nguồn thảo luận lớn thứ 2 là các kênh tin tức.
SocialHeart cũng chỉ ra nguồn thông tin nhắc đến Bphone nhiều nhất trong ngày hôm qua gồm trang công nghệ Số Hóa của Vnexpress, tiếp theo là các diễn đàn như Tinhte, Vozforum. Một điểm khá bất ngờ là trang web của Thế giới di động xếp vị trí thứ 4 khi đây chỉ là kênh thông tin hỗ trợ bán hàng của công ty này. Việc thu hút lượng người dùng quan tâm tới công nghệ của Thế giới di động là cách mới mà chưa có công ty bán lẻ thiết bị công nghệ nào thực hiện.
Cảm xúc tích cực lấn át tiêu cực
Trong ngày hôm qua, lượng bình luận của người dùng trực tuyến về Bphone có sự thay đổi rõ rệt về cảm xúc. Theo đo lường của SocialHeart, trong tháng 5 có 13,6% lượng người dùng đưa ra thảo luận mang tính tích cực về Bphone trong khi cảm xúc tiêu cực chiếm 5,0%.
Tuy nhiên trong ngày ra mắt hôm qua, lượng người bình luận tích cực về Bphone tăng lên 7% trong khi lượng người bình luận tiêu cực tăng 0,5%. Cảm xúc tích cực của người dùng trực tuyến khi nhắc tới Bphone là lòng tự hào dân tộc với một sản phẩm công nghệ cao do Việt Nam sản xuất.
Biểu đồ thể hiện cảm xúc của cộng đồng người dùng dành cho Bphone trước và trong ngày 26/05.
Biểu đồ thể hiện cảm xúc của cộng đồng người dùng dành cho Bphone trước và trong ngày 26/05.
“Không thể tin được” trở thành trào lưu
Sau ngày ra mắt 26/5, cụm từ “không thể tin được” trong bài giới thiệu của CEO Nguyễn Tử Quảng trở thành cụm từ phổ biến, trào lưu mới trên mạng xã hội từ ảnh chế, nhạc chế, video. Theo SocialHeart hiện có khoảng 3.200 lượt nhắc đến cụm từ này và nhanh chóng gia tăng. Điều này góp phần tăng hiệu quả quảng bá cho Bphone cũng như BKAV.
Thảo Nguyên
Theo Trí Thức Trẻ/SocialHeart

4 bí quyết vượt qua trở ngại

Vượt qua trở ngại thật là khó khăn nhưng lại đem đến sự hài lòng tuyệt vời. Dưới đây là bốn cách giúp bạn nhận diện và xử lý những trở ngại khắc nghiệt và bất ngờ nhất.


Nếu đạt được các mục tiêu là dễ dàng thì mọi người đã có thể làm được điều đó một cách nhanh chóng và không chút khó khăn. Ngay cả khi tầm nhìn của bạn đã rõ ràng và bạn có thể đọc được số phận một cách chi tiết thì vẫn luôn có những rào cản trên đường. Chính niềm vui và hành trình dọn dẹp những rào cản đó đã khiến cuộc sống trở nên giàu có và giúp mọi người cảm thấy thực sự thỏa mãn khi cuối cùng họ đã tới đỉnh thành công.Trong chuyến đi 3 ngày tới Việt Nam, tôi đã quyết định giải quyết hai trong số thách thức cá nhân lớn nhất của mình. Tôi đã cam kết thực hiện tất cả các mục tiêu này trong năm nay từ mùa thu năm ngoái. Trước tiên, tôi muốn thực hiện việc học tiếng Việt. Nghe có vẻ tham vọng và lạ lùng, nhưng tôi muốn giao tiếp với mẹ kế mới của mình. (Thêm nữa, tôi nghĩ sẽ rất thú vị nếu biết gia đình mới thực sự đang nói gì về tôi).Thách thức thứ hai là tôi muốn giảm trọng lượng cơ thể thêm 35lbs nữa. Ở độ tuổi 48 của tôi thì không dễ để thực hiện các hoạt động du lịch, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn. Tuy nhiên như tôi đã viết trong một bài báo vào cuối chuyến thăm thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã giảm được 10lbs và 2 inches vòng eo và bây giờ tôi nói được một ít tiếng Việt. Dưới đây là cách tôi thổi bay các rào cản trong quá khứ đã án ngữ trên con đường của tôi suốt 18 tháng qua. Trước tiên, nó giúp tôi hiểu rằng có 3 loại rào cản sau:A. Rào cản bên ngoài—Đây là những rào cản ngoài tầm kiểm soát của bạn như nền kinh tế, thiên tai, hạn chế về thể chất và bối cảnh chính trị.

B. Rào cản bên trong—Những rào cản này nhìn chung chỉ là các vấn đề nhất thời nhưng bạn có thể trực tiếp kiểm soát chúng như các khoản nợ, dòng tiền mặt, sự sẵn có thời gian, tài năng hoặc kỹ năng cần có.

C. Các rào cản do thói quen—Những rào cản này phản ánh cách mọi người bắt đầu theo cách của họ. Chúng chỉ có thể bị xóa đi nếu họ thay đổi hành vi.

Để vượt qua những rào cản về công việc hoặc cá nhân này, bạn phải làm chủ những lĩnh vực sau:

1. Tự nhận thức

Nếu bạn không thấy những rào cản này hoặc không tin đó là sự cản trở, bạn sẽ không bao giờ đạt được các mục tiêu của mình, đổ tội cho mọi thứ và mọi người khác chứ không phải chính người phải chịu trách nhiệm. Đây cũng là một phần bế tắc trong việc giải quyết Các rào cản do thói quen. Tôi đã nhận ra chính những ưu tiên của mình đã cản trở mình làm những việc cần phải làm. Tôi có thể dễ dàng đổ tại thời gian là kẻ thù của mình nhưng kẻ thù thực sự chính là sự nhận thức nửa vời của tôi, lý do hợp lý hàng ngày là kiếm tiền luôn luôn quan trọng hơn sức khỏe hoặc việc học tập. Khi đã thừa nhận rằng những ưu tiên của chính mình bị lệch lạc, tôi đã có những điều chỉnh cần thiết trong hành vi của mình.

2. Sử dụng thời gian để tạo lợi thế cho mình

Điều này là quan trọng nhất để giải quyết Các rào cản bên ngoài. Bạn phải học cách kiểm soát sự thiếu kiên nhẫn của mình và sẵn sàng khi sương tan. Rào cản càng khó khăn thì càng mất nhiều thời gian để vượt qua. Hãy đặt ra một thời hạn sơ bộ với những cột mốc rõ ràng để bạn có thể theo dõi tiến độ trước và sau. Theo cách này bạn sẽ thấy những tác động dần dần của những thay đổi rất nhỏ. Cách này đã giúp tôi kiểm soát cân nặng. Tôi có thể thấy sự giảm sút lượng calo nạp vào và sự thay đổi khi quần áo của tôi ngày càng vừa vặn hơn theo từng tuần. Khi tôi đã thấy tiến bộ nhỏ, tôi đã có thêm động lực để nỗ lực hơn. Thời gian sẽ là độnglực. Và động lực là cách tốt nhất để phá bỏ các rào cản.

3. Cam kết với kỷ luật tuyệt đối

Bạn sẽ rất dễ phân tâm với những việc hiện tại. Doanh nhân cũng như vây-bận rộn! Sẽ luôn có một ngọn lửa hoặc một cơ hội quan trọng mới làm phân tâm bạn. Kỷ luật thực sự là khiến bản thân cam kết về mặt cảm xúc sẽ dành thời gian và nỗ lực để đạt được lợi ích của mình bất chấp các yếu tố bên ngoài. Tôi biết tôi phải khiến bản thân mình trở nên đáng tin cậy bằng các hành động. Tôi đã dẹp bỏ mọi sự sao lãng và thề không gắp thêm đồ ăn vào đĩa nếu không đạt được tiến bộ trong việc giảm cân. Coi rào cản là ưu tiên số 1 và chú trọng nó hằng ngày cho đến khi nó đã bị loại bỏ hoàn toàn. 

4. Tạo nên sự sáng tạo của riêng bạn

Tôi thích tạo ra nhịp điệu trong cuộc sống để có thể tự do dành phần sáng tạo trong bộ óc của mình để giải quyết vấn đề. Các vấn đề đang ghìm giữ bạn chính là nơi thích hợp nhất để áp dụng những suy nghĩ cởi mở của bạn. Tôi có những suy nghĩ thận trọng về những gì mình muốn hoàn thành trong chuyến đi tới châu Á và vạch ra một kế hoạch. Với việc tham gia các bài học về ngôn ngữ hàng ngày, tôi đã có thể hoàn thành cả hai nhiệm vụ. Thực hiện việc này tại Việt Nam đã giúp thêm cho tôi trong việc được “tắm” trong môi trường ngôn ngữ và dùng chính sức nóng và độ ẩm cao để toát mồ hôi qua đó giảm thêm được nhiều pound trọng lượng. Cuối chuyến đi, tôi đã ép bản thân dành ra 1 tiếng hằng ngày để thực hiện cả hai nhiệm vụ. Bây giờ tôi cũng tiến bộ rõ rệt về tiếng Việt. Đừng tự va đầu vào tường nữa. Hãy dành thời gian để suy nghĩ thông suốt mọi việc và tìm ra các giải pháp sáng tạo tạo ra niềm vui và tiến bộ trong việc xóa bỏ các trở ngại.
Nguồn: hoclamgiau.vn

Richard Branson: "Nếu không mơ ước thì bạn sẽ chẳng đạt được điều gì cả”

Người sáng lập nên tập đoàn Virgin dường như đã đạt được đến thành công tột đỉnh. Ông sẽ tiết lộ với trang Inc.com cách tạo dựng một công ty với số tiền tối thiểu, khi nào thì “rình mò xung quanh” và những rắc rồi khi nói “không”.

Ngài Richard Branson, người sáng lập nên tập đoàn Virgin –một đế chế gồm hơn 400 công ty bao gồm một hãng hàng không, một công ty điện thoại di động và một công ty thẻ tín dụng – đã ngồi với tổng biên tập Inc.com- Eric Schurenberg vào một ngày thứ tư. Cuộc phỏng vấn đặc biệt của họ đã làm nóng lên hội nghị GrowCo tại New Orleans.Branson đã nói về sức mạnh của việc phân quyền, đánh giá rủi ro, tầm quan trọng của thương hiệu và lý do tại sao ông muốn thay đổi toàn bộ khái niệm về du lịch vũ trụ.Dưới đây là những ý kiến sâu sắc nhất rút ra từ cuộc phỏng vấn:1. "Có thể mở một công ty với rất ít tiền”. 

Khi Branson 15 tuổi, ông đã quyết định mở một tờ tạp chí để tạo cho người trẻ công cụ nói ra ý kiến phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Ông đã không có chút tiền nào- thậm chí không có đủ tiền để gọi một cuộc điện thoại. Nhưng khi mẹ ông nhặt được một chiếc vòng cổ và chuyển đến sở cảnh sát thì không có người đến nhận. Vì vậy, bà đã bán chiếc vòng cổ và đưa cho Branson vài trăm đô la. Có số tiền đó ông đã trả cho các nhà quảng cáo, nhờ đó mới có thể bắt đầu in ấn phẩm của mình. 

2. "Cân nhắc thu về ít hơn để có thể thu lại món khác lớn hơn”.

Thay vì phát triển mở rộng qui mô công ty thu âm đầu tiên, Branson lại tạo ra 30 công ty thu âm khác nhau. Thay vì có vài lãnh đạo quản lý cấp cao giám sát các nhân viên thuộc nhiều cấp bậc khác nhau thì một số nhân viên thuộc cấp thấp hơn lại được bổ nhiệm làm quản lý của những đơn vị nhỏ hơn này. Tinh thần cạnh tranh thân mật được xây dựng. Branson coi thành công chiến lược này xuất phát từ thực tế là mỗi công ty đều biết ngaylucs nào thì họ thành công và khi nào thì gặp trở ngại. Virgin ngày nay là một đơn vị lớn với doanh thu hơn 20 tỷ đô la- nhưng chiến lược ban đầu của Branson vẫn được duy trì và tập đoàn vẫn là tập hợp của một loạt các công ty nhỏ hơn.

3. "Bạn sẽ đấu tốt với những gã khổng lồ khác nếu làm đúng cách”.

Khi Branson khai trương công ty hàng không Virgin Atlantic, công ty đã có rất nhiều đối thủ khó nhằn như TWA, Pan Am, và Air Florida. Branson cho biết: "Tôi nhắc đến những cái tên này vì không công ty nào trong số này còn tồn tại nữa. Vậy tại sao các công ty này thất bại? Vì họ không chú trọng tới khách hàng”.

4. "Một công ty chỉ đơn giản là một ý tưởng nhằm giúp cuộc sống của những người khác tốt đẹp hơn”. 

Branson giải thích đây là điều đã thôi thúc ông trở thành một doanh nhân: “Nếu bạn có thể làm cuộc sống của mọi người tốt đẹp hơn rất nhiều thì bạn đã thực sự có một công việc kinh doanh tốt”.

5. "Nếu không mơ ước thì bạn sẽ chẳng đạt được điều gì cả”.

Branson đang cấp vốn cho Virgin Galactic để những người bình thường cũng ó thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các chuyến du lịch vũ trụ, ngay cả khi chi phí cho một người vẫn là hàng trăm ngàn đô la. Vì trong suốt sáu thập kỷ vừa qua, chính phủ Mỹ vẫn giám sát các chuyến bay vào vũ trụ và chỉ có một nhóm người ưu tú được lựa chọn cẩn thận mới được bay vào vũ trụ. Branson đang cố gắng thay đổi điều đó. Ông cho biết: "Mọi người trong căn phòng này đều dưới 50 tuổi, nếu họ muốn bay vào vũ trụ thì họ có thể bay nhiều lần trong đời”.

6. "Bạn có thể ở quá gần bác sỹ hoặc chủ nhà băng mà không nhận thấy rằng thực ra bạn nên quan sát xung quanh”.

Khi khai trương Virgin Atlantic, Branson đã thấy một cán bộ quản lý tại ngân hàng của ông ngay tại cửa vào một tối thứ Sáu đã rất hoang mang, đặt câu hỏi làm sao một người đang làm việc tại một công ty thu âm lại có thể mở một hãng hàng không được. Ông chủ ngân hàng đó nói rằng ông sẽ phong tỏa toàn bộ tài sản của tập đoàn Virgin vào thứ hai. Branson cho biết: "Tôi đã tống cán bộ ngân hàng đó ra khỏi nhà và nói với ông ta rằng ông ta không được chào đón tại đây”. Ông giải thích rằng thay vì cảm thấy vừa sợ vừa tức, ông đã dành ngày nghỉ cuối tuần yêu cầu những người ông quen biết giúp ông quyên góp số tiền mà ông đang cần trước. Và tuần tiếp sau đó ông đã chuyển ngân hàng –điều đáng lẽ ông neenlamf sớm hơn rất nhiều (thậm chí ông đã có được gói cho vay lớn hơn từ ngân hàng mới). 

7. "Chi tiết rất quan trọng".

Richard Branson luôn mang theo một cuốn sổ ghi chép để có thể ghi lại các cuộc chuyện trò. Ông không muốn quên những điều khách hàng hay nhân viên nói với mình. Ông mang theo sổ tay khi đi thăm các nhóm làm việc bên ngoài và đi ra ngoài cùng họ. “Khi đi uống cùng với nhân viên, tôi sẽ chẳng nhớ gì cả vì thế tôi phải viết ra”, ông cười lớn.

8. "Bạn có thể tạo ra một công ty, chọn một cái tên nhưng nếu mọi người không biết về nó thì bạn sẽ chẳng bán nổi một sản phẩm”.

Khi mới hoạt động, công ty hàng không Virgin Atlantic nhỏ hơn các đối thủ rất nhiều, và Branson đã phải mất một chặng đường dài mới đưa được thương hiệu này lên bản đồ trong đó có cả những pha mạo hiểm như đưa một chiếc thuyền vượt Đại Tây Dương trong thời gian ngắn nhất. Ông nói đùa: "May mắn thay, khi nó bị chìm thì thương hiệu Virgin đã kịp nhô ra khỏi mặt nước. Cũng như vậy, khi Branson cố gắng trở thành người đầu tiên vượt Đại Tây Dương với một cái khinh khí cầu, chiếc khinh khí cầu đã được những chiếc trực thăng giải cứu nhưng Virgin thì đã xuất hiện trên khắp các trang báo.

9. "Tìm một người khác vận hành công ty của mình hằng ngày”. 

Branson gợi ý bạn phải dũng cảm tìm ai đó vận hành các công việc hằng ngày, những công việc chi tiết của công ty bạn và sau đó bước sang một bên và làm việc tại nhà để bạn có thể bắt đầu nghĩ về bức tranh lớn hơn hoặc công ty sắp tới của bạn. 

10. "Bảo vệ chống lại những tình huống tồi tệ nhất. Hãy chắc chắn là mình biết rõ chúng”.

Hãy tự hỏi bản thân mình khi bạn bắt đầu một thương vụ mới xem liệu bạn có thể trụ được khi tình huống tồi tệ nhất xảy ra không, rồi sau đó hãy tiếp tục làm. “Bạn có thể nói, 'OK, tôi cảm thấy chắc chắn về thương vụ đó, tôi sẽ thế chấp nhà. Tôi đã làm như vậy khoảng 2-3 lần mà không có sự đồng ý của vợ tôi”, ông cho biết. 

"Đôi lúc bạn có thể bị ngã sấp mặt và đôi lúc thì không”, ông nói thêm.

11. "Tôi nghĩ vì tôi gặp khó khăn lớn trong việc nói “không” nên hầu như ngày nào của tôi cũng là một cuộc phiêu lưu”.

Branson không phải là người từ tốn. Hoặc có thể từ chối cơ hội –ngay cả khi chấp nhận cơ hội đó có nghĩa là phải chạy vòng quanh thế giới rồi quay trở lại. Trang Inc. đã bắt gặp Branson tại New Orleans khi ông đang trên đường tới New York—tại đây ông đã tuyên bố hãngVirgin Atlantic sẽ phục vụ các chuyến bay từ hai sân bay địa phương thuộc thành phố New York tới Los Angeles và San Francisco—và điểm đến tiếp theo của ông là Peru.
Nguồn: hoclamgiau.vn