Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Thursday, June 25, 2015

Công nghệ mới - thách thức của “đại gia”, cơ hội cho người mới

hực tế thị trường đã chứng minh, nhiều “đại gia” công nghệ lớn vừa tập trung lắm người giỏi vừa sở hữu một quy trình quản lý hoàn hảo nhưng vẫn thất bại bởi những công ty từng là “chàng David tí hon”. Đâu là nguyên do của tình trạng này? 
Sự sụp đổ của “đại gia”
Công nghệ mới - thách thức của “đại gia”, cơ hội cho người mới
Trong vòng 20 năm qua, những tên tuổi lớn của nền kinh tế đầu tàu châu Á như Sony, Sharp, Panasonic đã lầm lũi bước vào sau cánh gà, để lại sân khấu cho các hãng điện tử Hàn Quốc, những “ông kẹ” đến từ Thung lũng Silicon.
Cuốn "Innovator 's dilemma" viết bởi Clayton Christensen, nói về nguyên nhân sụp đổ của các hãng công nghệ lớn, đã đưa ra một lời giải thích.
Clayton cho rằng, các hãng công nghệ lớn suy sụp do không thể đổ nhiều tiền vào các công nghệ mới (xin được định nghĩa công nghệ mới là công nghệ chưa có thị trường) mà phải đầu tư vào R&D (nghiên cứu và phát triển) để cải tiến các sản phẩm hiện tại, cho thị trường hiện tại, dưới sức ép từ các nhà đầu tư hiện tại.
TV Sharp màn hình CRT một thời thống lĩnh thị trường nay đã lui vào "hậu trường"
Bởi vì, sản phẩm từ các công nghệ mới khó tìm được thị trường ngay lập tức, trong khi chi phí sản xuất lớn (do sản xuất với khối lượng ít và trải nghiệm sản phẩm chưa hoàn thiện). Trong khi đó công nghệ đang sử dụng mang lại nguồn lợi lớn cho hãng với nhu cầu từ khách hàng có sẵn, với đầu tư dồi dào từ các cổ đông.
Tuy nhiên, khi nhu cầu của người dùng đối với công nghệ mới ngày càng tăng thì các hãng lớn này đã trở tay không kịp.
Một ví dụ là sự sụp đổ của Sharp. Khoảng ba - bốn chục năm trước, Sharp thống lĩnh thị trường tivi với màn hình CRT dày và cục mịch. Cho đến khi thế giới chuyển dần sang màn hình phẳng, Sharp vẫn cứ theo đuổi CRT trong khi Samsung, LG nhanh nhạy đổ tiền sang công nghệ mới. Cuối cùng thì Sharp bị các đại gia Hàn Quốc tấn công, chiếm dần thị trường.
Máy tính Newton của Apple là một ví dụ tương tự. Newton là tiền thân của máy tính bảng ngày nay, sử dụng công nghệ được coi là đột phá thời đó: màn hình cảm ứng, bút cảm ứng. Nhưng sau khi ra mắt vào năm 1993, Newton chỉ thoi thóp trên thị trường được 5 năm, rồi trở thành một trong những thất bại đau đớn nhất của Apple.
Lý do chết yểu của Newton là vì nhu cầu của khách hàng đối với máy tính bảng quá ít, không đủ đáp ứng kỳ vọng và chi phí mà Apple bỏ ra cho ông nghệ mới này.
Cơ hội cho người đến sau
Tại sao các công ty lớn không chi tiêu cầm chừng cho công nghệ mới, song song với công nghệ hiện tại, để khi thị trường cho công nghệ mới nở rộ thì tấn công vào?
Theo như lý giải của Clayton thì một trong những lý do khiến các công ty lớn ngần ngại trong việc đầu tư vào công nghệ mới là vì công nghệ mới chưa có thị trường. Mà không có thị trường thì không có đối tượng để "nghiên cứu thị trường", đo lường lợi nhuận và tinh chỉnh tính năng. Quyết định đầu tư vào công nghệ mới chủ yếu dựa trên trực quan, phán đoán của ban lãnh đạo.
Chính sự do dự này là cơ hội cho những doanh nghiệp đi sau muốn tận dụng công nghệ mới.
Thứ nhất, những công ty này không bị ràng buộc bởi các nhà đầu tư cũ về doanh số. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận thử nghiệm để thăm dò, tiếp cận hoặc tạo ra thị trường cho công nghệ mới.
Thứ hai, họ không có đối thủ cạnh tranh trong thời gian đầu. Điều đó có nghĩa, họ có thể tự do định giá, chọn phân khúc tiềm năng nhất, tránh được các cuộc tấn công từ các công ty khác.
Thứ ba, về mặt thương hiệu, họ là số một, họ là đầu tiên, họ là duy nhất. Theo như cuốn "22 quy luật bất biến trong marketing" của Al Ries, đây là một trong những lợi thế lớn nhất của người tiên phong, do họ hay được các phương tiện truyền thông nhắc tới.
Thứ tư, quy mô của các công ty mới thường nhỏ nên lợi nhuận từ công nghệ mới đủ đáp ứng kỳ vọng của các thành viên. Điều này không thể xảy ra ở những tập đoàn lớn, khi mà các dự án có lợi nhuận dưới chục ngàn đô la Mỹ sẽ bị bỏ qua ngay lập tức.
Chiến lược tận dụng lợi thế
Trước hết, các công ty mới gia nhập thị trường nên tránh tập trung quá nhiều vào việc khắc phục điểm yếu của công nghệ mới, thay vào đó nên tìm kiếm thị trường có thể chấp nhận những điểm yếu đó.
Chẳng hạn như xe đạp điện. So với xe máy thì nó khá chậm chạp và khó để đi xa. Tuy nhiên điểm yếu này cũng chính là điểm mạnh của xe đạp điện trong một phân khúc thị trường: học sinh cấp 3. Các bậc phụ huynh không muốn con mình di chuyển với tốc độ quá nhanh và đi ra khỏi phạm vi cần thiết là từ nhà đến nơi học, vì thế họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua xe đạp điện.
Cách tiếp cận phù hợp của các công ty mới với thị trường là tiếp cận kiểu thăm dò. Họ như đi trong sương mù, vừa đi vừa dò đường, học tập. Quá trình khách hàng tìm hiểu về sản phẩm cũng chính là quá trình công ty hiểu hơn về sản phẩm của họ: tính năng nào cần giữ lại, tính năng nào bỏ đi, cái gì có lợi cho khách hàng nhất.
Các công ty mới không nên làm theo kiểu được ăn cả ngã về không, đặt cược vào một tính năng, một phân khúc..., mà cần liên tục thử, nhận phản hồi, và phát triển tiếp...
Giải pháp cho các công ty lớn trong việc chiếm lĩnh công nghệ mới
Clayton cho rằng muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường của công nghệ mới, các công ty lớn phải tách bộ phận phát triển và kinh doanh công nghệ đột phá ra một mảng riêng biệt khỏi công ty, để nó tự phát triển như một start-up.
Công ty mẹ sẽ rót vốn và hỗ trợ một ít nguồn lực cần thiết, nhưng chiến lược phát triển, quy trình sản xuất sản phẩm, các giá trị cốt lõi... thì công ty con này tự phát triển. Rất có thể trong tương lai, công ty con lớn lên, cạnh tranh và đánh gục công ty mẹ nhưng đó là quá trình tiến hóa trong nội bộ công ty.
Tuy nhiên, cũng có cách tiếp cận khác, như của Apple. Hiện tại Apple không bỏ chi phí R&D để phát triển công nghệ mới. Họ chủ yếu làm M&A - mua lại các công ty sở hữu công nghệ mới.
Chiến lược của Apple là không dẫn đầu, mà đi sau quan sát, chờ các “con thiêu thân” dò đường, họ đi sau, rút kinh nghiệm, tinh chỉnh sản phẩm đến độ thị trường chấp nhận được. Cái giỏi của Apple là họ nhảy vào thị trường đúng lúc thị trường này bắt đầu nở rộ, khi người ta dần quen với công nghệ mới.

HÀ MINH TUẤN (ĐH Osaka, Nhật Bản)

10 start-up Đông Nam Á "tuổi trẻ tài cao"

Họ là những người còn rất trẻ, chưa đến 30 tuổi, nhưng sở hữu những mô hình start-up hoạt động hiệu quả, tăng trưởng nhanh và hứa hẹn còn tiếp tục thành công tại thị trường Đông Nam Á. Tech In Asia đã tổng hợp danh sách 10 start-up tiêu biểu nhất, trong đó có một đại diện của Việt Nam. 
10 start-up Đông Nam Á "tuổi trẻ tài cao"
1. Siu Rui Quek, 27 tuổi, đồng sáng lập Carousell
startup doanhnhansaigon
Siu Rui Quek (giữa) là đồng sáng lập Carousell
Carousell là ứng dụng sàn thương mại điện tử (TMĐT), kết nối trực tiếp người mua – người bán, chạy trên thiết bị di dùng hệ điều hành iOS và Android.
Ứng dụng này rất phổ biến tại Singapore. Đây là sản phẩm của Siu Rui Quek cùng 2 nhà đồng sáng lập trẻ: Marcus Tan và Lucas Ngoo. Ý tưởng start-up của Quek rất đơn giản: Giúp người dùng mua và bán dễ dàng ngay trên chiếc điện thoại của mình.
Kể từ khi ra mắt vào 2012 đến nay, sàn giao dịch của Carousell đã thu hút được 8 triệu sản phẩm đăng bán, trong đó 2 triệu sản phẩm đã bán, thực hiện 8 giao dịch/phút, thu hút nguồn vốn 6,8 triệu USD từ các quỹ Sequoia Capital, 500 Startups, Rakuten Ventures, Golden Gate Ventures,…
Với sự thành công vượt trội đầy bất ngờ của Carousell, nhiều mô hình tương tự đã được xây dựng ở Singapore như: Duriana và Singapore Press Holdings’ Trezo.
Thực tế, việc xây dựng thành công một ứng dụng mới được sử dụng phổ biến tại đảo quốc sư tử là rất khó khăn. Tuy nhiên, những "chàng trai vàng” như Quek và cộng sự đã tạo nên kỳ tích, tiếp tục khẳng địnhSingapore là một trung tâm start-up của thế giới.
2. Achmad Zaky, 29 tuổi, CEO của Bukalapak
Giao diện sàn TMĐT Bukalapak
Giao diện sàn TMĐT Bukalapak
Bukalapak được xem là một Carousell ở Indonesia khi cũng nhằm kết nối những người tiêu dùng với nhau bằng website và ứng dụng trên điện thoại di động.
Bukalapak thu hút được nhiều nhà đầu tư như: Gree Ventures, 500 Startups và Emtek Group – công ty truyền thông lớn thứ 2 Indonesia.
Trong năm 2014, Bukalapak thu về 80 triệu USD. Sau đó, Bukalapak không chỉ là một “chợ điện tử” trao đổi hàng hóa giữa người dùng – người dùng mà còn thu hút những doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng ứng dụng này như một sàn TMĐT để tiếp cận khách hàng.
Zaky đã từng mở một quán phở ngay khi còn đang là sinh viên nhưng không thành công. Sau đó, anh nhận thấy được tiềm năng phát triển của TMĐT và chuyển hướng sang lĩnh vực này. Hiện nay, Bukalapak đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng.
3. Jason Lamuda, 29 tuổi, CEO của Berrybenka
Jason Lamuda doanhnhansaigon
Jason Lamuda là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT. Năm 2010, Lamuda đã tạo nên cơn sốt mua sắm tại Indonesia với trang web Disdus - cung cấp những sản phẩm, dịch vụ giảm giá hàng ngày. Năm 2012, anh đầu tư vào TMĐT lĩnh vực thời trang với trang web Berrybenka chuyên cung cấp trang phục cho phụ nữ Hồi giáo.
Dù Lamuda luôn giữ bí mật các con số liên quan đến Berrybenka nhưng SimilarWeb vẫn ước tính riêng trong 4/2015, Berrybenka thu hút được 590.000 lượt xem.
Mô hình khởi nghiệp này giúp Lamuda thu được nguồn vốn gần 5 triệu USD từ Gree Ventures, Transcosmos, và East Ventures.
Trang Teach in Asia còn cho biết, Lamuda là bạn thân của Ferry Tenka – nhà sáng lập giải pháp lưu trữ trực tuyến Bilna. Họ cùng làm việc với nhau ở dự án Disdus và khi có những dự án start-up riêng, họ vẫn có chung nhà đầu tư East Ventures. Mối liên hệ lâu dài này có thể sẽ khiến họ tái hợp để tạo nên một mô hình kinh doanh tăng trưởng tốt, hiệu quả và “đáng gờm” ở khu vực.
4. Trương Thanh Thủy, 29 tuổi, nhà sáng lập Tappy
Trương Thanh Thủy doanhnhansaigon
Thanh Thủy từng khởi nghiệp với dự án Greengar – một ứng dụng di động đầu hứa hẹn phát triển tại Việt Nam và được quỹ 500 Startups rót vốn đầu tư.
Sau đó, Thanh Thủy chuyển sang thực hiện dự án Tappy, một cộng đồng trực tuyến nhằm tìm kiếm những cá nhân hay các nội dung thú vị, được chọn lọc theo vị trí địa lý hoặc các vùng lân cận với người dùng.
Tappy đã tạo được mối liên hệ cho doanh nghiệp và khách hàng tại địa phương. Mới đây, Tappy đã được Weeby – một nền tảng xây dựng game có trụ sở tại California, Mỹ đầu tư, và start-up người Việt này đã trở thành giám đốc phát triển của Webby tại Châu Á.
5. Lusarun “Trumph” Silpsrikul, 25 tuổi, CEO của “Thailand’s Page365”
Giao diện trang Page 365 có cả tiếng Việt doanhnhansaigon
Giao diện trang Page 365 có cả tiếng Việt
Đây là một mô hình start-up TMĐT nữa đã đạt được thành công nhất định.
Page 365 là ứng dụng quản lý dành cho những người bán hàng online trên Facebook. Công cụ này cho phép người bán hàng quản lý, theo dõi các đơn hàng, khiếu nại, yêu cầu… của khách hàng ngay trên một giao diện.
Ứng dụng này còn cho phép người dùng tìm kiếm nhanh hơn, trả lời khách hàng bằng những mẫu có sẵn dựa trên các thông tin người dùng đã từng cung cấp.
Page 365 cũng cung cấp những thống kê về số đơn hàng, tốc độ trả lời các câu hỏi khách hàng, trang bán hàng có thêm bao nhiêu Like và bình luận trong tuần… Những tiện ích này giúp việc bán hàng trên Facebook chuyên nghiệp hơn.
6. Farouk Meralli, 29, CEO của mClinica
 Farouk Meralli doanhnhansaigon
Farouk Meralli (ngồi, thứ 2 từ trái sang)
Meralli đã làm việc ở các hãng dược phẩm lớn như Pfizer và Johnson&Johnson. Sau khi nhận ra các hãng dược phẩm không có dữ liệu về thị trường mới nổi - nơi tiêu thụ dược phẩm khá lớn và người dân ở các nước này cũng đang phải mua thuốc với giá đắt, Meralli xây dựng giải pháp cho vấn đề này.
Ứng dụng mClinica ra đời nhằm kết nối công ty dược phẩm, nhà phân phối và người tiêu dùng thông qua công nghệ di động. Ở các hiệu thuốc hợp tác với mClinica, bệnh nhận sẽ được ưu đãi, giảm giá nếu cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại. Các nhà thuốc này sẽ cung cấp lại thông tin cho công ty dược phẩm thông qua mClinica để được hoàn lại số tiền đã ưu đãi cho khách hàng. 
Nhờ vậy, công ty dược phẩm sẽ có dữ liệu để nhận diện khách hàng và các nhu cầu của họ. Từ đó, các doanh nghiệp có phương án cải thiện khả năng tiếp cận người dùng, nâng cao chất lượng các loại thuốc thiết yếu đáp ứng thị trường. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để bệnh nhân sử dụng các loại thuốc tốt với giá rẻ hơn.
Mô hình mClinica đã kết nối với 1.400 nhà thuốc ở 3 nước và được Startups 500, IMJ Investment Partners, và Kickstart Ventures tài trợ. Một số thương hiệu dược phẩm đã hợp tác với mClinica gồm: Bayer HealthCare, Pfizer, MERCK, Abbott,Takeda…
7. Ai Ching Goh, 28, CEO ứng dụng Piktochart
Ai Ching Goh doanhnhansaigon
Goh đã rời bỏ công việc quản lý tiếp thị tại P&G và khởi nghiệp với Piktochart, một ứng dụng hỗ trợ thực hiện các Infographic cho người không chuyên về thiết kế.
Cô gái người Malaysia chia sẻ, cô muốn có một cuộc sống và công việc năng động hơn những cuộc họp, hội nghị hàng ngày của công việc cũ. Vì thế, Goh bỏ việc và bước vào con đường khởi nghiệp.
Năm 2014, start-up này tuyên bố tốc độ tăng trưởng gấp đôi và doanh thu tăng gấp 3 lần, thu hút 800.000 người dùng đăng ký mới vào tháng 2 năm ngoái. Theo SimilarWeb, từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015, lượt truy cập của Piktochart tăng liên tục.
8. Chang Wen Lai, 27, CEO của Ninja Van
Chang Wen Lai doanhnhansaigon
Ninja Van hoạt động trong lĩnh vực TMĐT với ưu điểm có thể giao hàng ngay trong ngày tiếp theo ngay sau khi nhận được hợp đồng. Hiện Ninja Van đã hợp tác với 300 đơn vị bán hàng qua mạng tại Singapore, bao gồm cả những tên tuổi lớn như Lazada, Guardian và Love Bonito.
Start-up này cũng vừa huy động được 2,5 triệu USD ở giai đoạn thu hút vốn series A từ Hill Ventures Monk. Đây đã là dự án khởi nghiệp thứ 4 và được xem như mô hình thành công nhất của Chang Wen Lai.
9. Cameron Priest, 28, CEO của Tradegecko
Cameron Priest doanhnhansaigon
Cũng là một start-up ở Singapore, Priest khởi nghiệp trong một lĩnh vực có vẻ như không có gì hấp dẫn: quản lý hàng tồn kho. Anh mang đến một giao diện web để quản lý hàng tồn kho cho các nhà bán lẻ trực tuyến nhỏ mà không cần dùng các phần mềm phức tạp như Excel, lưu trữ giấy tờ, fax hay các phần mềm đắt tiền.
Tradegecko công bố hàng ngàn người dùng đã trả phí để sử dụng dịch vụ của Tradegecko. Dự án vừa thu hút được 6,5 triệu USD ở vòng gọi vốn Series A từ các quỹ NSI Ventures và Jungle Ventures.
Tradegecko có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và đã đi được một chặng đường dài kể từ ngày mới thành lập, Tech in Asia cho biết.
10. Ferry Unardi, 27, CEO của Traveloka
Ferry Unardi doanhnhansaigon
Traveloka là trang web đặt vé máy bay và khách sạn rất phổ biến ở Indonesia. Website thu hút từ 4 – 7,5 triệu lượt truy cập/tháng, nhiều hơn 1,95 triệu lượt so với đối thủ Tiket.
Tiềm năng phát triển của Traveloka khá lớn khi ngành du lịch của Indonesia bùng nổ. Đồng thời, thị trường còn rất rộng khi 90% khách hàng sẽ chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ đặt vé online.
Rót vốn cho dự án này là những nhà đầu tư nổi tiếng: East Ventures, Global Founders Capital – quỹ đầu tư thuộc Rocket Internet.
Nhà sáng lập Unardi xuất thân là một kỹ sư, chọn học MBA ở đại học Havard. Nhưng sau đó, nhận thấy nhu cầu bùng nổ của dịch vụ đặt vé trực tuyến, Unardi đã bỏ dở các kế hoạch và thực hiện start-up với Traveloka.
Ban đầu, Traveloka là một công cụ tìm kiếm các chuyến bay. Thế nhưng, các nghiên cứu chỉ ra rằng khách hàng không thoải mái khi phải dùng quá nhiều các dịch vụ khác nhau để đặt vé máy bay. Điều đó đã khiến Traveloka hoàn thiện các chức năng của Traveloka để người dùng có thể đặt được vé máy bay, phòng khách sạn chỉ trên một trang web duy nhất, dễ dàng.

TĂNG KHÁNH

Tuesday, June 9, 2015

[Infographic] 7 bí mật của ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể vốn là sự thể hiện tâm trạng và thái độ. Chúng chứa đựng những sức mạnh tiềm ẩn mà chúng ta vẫn chưa khám phá để có thể tận dụng hết.
Theo Leil Lowndes – tác giả cuốn sách How To Talk To Anyone (tạm dịch: Cách giao tiếp với tất cả mọi người), bạn có thể dễ dàng gây thiện cảm cho người đối diện ngay lập tức chỉ thông qua loại "ngôn ngữ" này.
Dưới đây là 7 kỹ thuật ngôn ngữ cơ thể hiệu quả nhất được chọn lọc từ cuốn sách trên:

PHẠM NHUNG (Theo BI)