Welcome to CEO Meeting Room

Chào các anh chị và các bạn. Như một thông lệ của tự nhiên "có tái hợp và sẽ có chia ly". Chúng ta đã có duyên gặp mặt cũng sẽ phải có lúc chia xa. CEO Meeting Room này được thành lập với mong muốn duy trì sự liên kết giữa các anh chị em chúng ta. Nơi đây sẽ là "không gian" gặp mặt online của các thành viên lớp nói riêng và các anh em bạn bè nói chung. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm, những ước mơ, những hoài bão để cùng nhau xậy dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài sự tham gia nhiệt tình của các anh/chị em trong thành viên lớp, chúng tôi rất sẳn sàng giao lưu với tất cả các bạn trên khắp Thế Giới, để cùng nhau chia sẽ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức...với mong muốn làm cho thế giới ngày càng giàu mạnh và xanh tươi hơn. Hoan nghênh chào đón các bạn. Thanks.

Thursday, April 12, 2012

Xây dựng mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh - Chìa khóa thành công trong thời kỳ kinh tế biến động



Monday, April 9, 2012

Bí quyết diễn thuyết hút hồn đám đông cho doanh nhân

Bạn không phải là một diễn giả tồi như bạn tưởng. Một chút căng thẳng lo âu cũng là điều tốt. Và khán giả rất ích kỉ. Nếu bạn gặp một vấn đề cực kì căng thẳng, hãy gọi điện cho một giáo sư.



Điều quan trọng cần nhớ số 1: Bạn không phải là một diễn giả tồi như bạn tưởng. “Khi chúng tôi cho mọi người trong nhóm, những người nhút nhát nói chuyện với nhau, họ đều làm tốt hơn họ nghĩ rất nhiều. “Bạn thường có xu hướng đánh giá thấp khả năng của chính mình khi cảm thấy rụt rè hay e ngại,” phát biểu của giáo sư Lynne Henderson, giám đốc Shyness Institute, tổ chức phi lợi nhuận tại Berkeley, California.

Điều quan trọng cần nhớ số 2: Một chút căng thẳng lo âu cũng là điều tốt. Bởi điều đó nghĩa là bạn rất thận trọng và quan tâm làm thế nào để mọi thứ đúng đắn. Và thứ đúng đắn trong tình huống này chính là những thính giả. Điều cuối cùng mà thính giả muốn làm là ngồi nguyên một chỗ trong nửa tiếng, xem ai đó bồn chồn và khó khăn khi phát biểu. Họ chỉ muốn lắng nghe một người biết kiểm soát bản thân. Bởi một người kiểm soát được bản thân là một người có khả năng giúp đỡ, đó mới là điều cần lưu tâm nhất.

Khán giả rất ích kỉ: Đó là chìa khoá cho mọi thứ.

Phần đầu tiên

Hãy nhìn những thính giả này. Không, thật sự đấy, hãy nhìn và quan sát họ. Làm thế nào bạn giúp được họ? Làm thế nào bạn tạo cho họ sự khác biêt? Bạn có những thứ gì mà họ cần?

"Hãy giao tiếp bằng mắt. Đặt vai bạn vuông góc với thính giả. Điều đó sẽ khiến ánh đèn làm mắt bạn trông sáng hơn và mọi chuyện sẽ diễn ra theo một cách rất riêng,” Nancy Ancowitz, huấn luyện viên giao tiếp kinh doanh và tác giả cuốn sách Thăng Tiến vào Nội Tâm nói. “Bạn sẽ nói, tôi thực sự muốn nhìn thấy tất cả những người đang ở trước mặt tôi và mang cho họ những gì giá trị nhất.”

Quan sát thính giả - khiến người nghe tập trung - là điều bạn cần làm trong bất cứ cuộc đối thoại nào, ngay cả khi chỉ có mình bạn nói. Và để có được cuộc đối thoại thành công, bạn cần truyền cho thính giả có một cảm xúc như là đang nói chuyện riêng tư. Điều đó giúp bạn khám phá ra con người họ, theo một cách rõ ràng chứ không phải mơ hồ. “Tôi sẵn lòng ở đây” đương nhiên không thể tốt bằng “Tôi sẵn lòng ở đây để nói chuyện cùng bạn.”

Và sau đó, rất rõ ràng, không giới thiệu văn hoa thêm nữa, hãy nói với họ bạn định làm những gì tiếp theo.

"Hãy tuyên bố rõ ràng những gì bạn định làm để mang lại cuộc sống mới tốt hơn cho những người đang lắng nghe bạn, và đặt chính bạn vào hoàn cảnh của họ,” Ancowitz nói. “Bạn có gì? Họ cần gì? Nơi nào hai thứ đó sẽ gặp nhau?”

"Tôi ở đây bởi vì …" không phải là một cách tồi để bắt đầu mọi thứ. Bất cứ tình huống nào chất đầy tính cấp thiết, tầm quan trọng hay quá trình, ví dụ điển hình như là một bài diễn thuyết, thì nên bắt đầu bằng việc làm giảm nhẹ chúng đi. Vì thế hãy nói với họ bạn định phát biểu những gì. Sau đó hãy thiết lập uy tín của bạn. Chúng ta sẽ giả sử rằng một phần của bài diễn thuyết liên quan tới câu chuyện kinh doanh của chính bạn. Câu chuyện đó sẽ rất hay, vì bạn biết rõ hơn bất cứ người nào khác. Và ai cũng thích một câu chuyện hay được kể bởi một cách hay.

Câu chuyện kinh doanh

Sau đây là ba lời khuyên được “lưu truyền” trong công ty Esquire:

1. Tiêu đề có thể nhạt nhẽo, nhưng câu chuyện không thể để nhạt nhẽo

2. Bạn chính là người phụ trách câu chuyện đó

3. Người nghe sẽ không để xót bất cứ tình tiết nào

Ba lời khuyên này cũng đúng với một bài diễn thuyết.

Bài diễn thuyết của bạn có thể có một tiêu đề không hấp dẫn, nhưng tự bản thân bài diễn thuyết thì phải hấp dẫn. Bạn là người làm chủ bài diễn thuyết. Và bạn cần dẫn dắt mọi thứ tiến lên theo chiều hướng tốt đẹp. Mỗi một phút giây, hãy làm cho nó trở nên rõ ràng hơn. “Hãy đưa cho thính giả một vài thứ để họ “cất làm của riêng”. Những ý tưởng, mẹo nhỏ, bí quyết- bất kì thứ gì có ích,” nói theo giáo sư Karl Albrecht, nhà tư vấn quản lí và là tác giả cuốn sách Thông Minh Giao Tiếp: Khoa Học của Sự Thành Công.“Sau tất cả những thứ đó, họ sẽ có những mục đích riêng khi dùng chúng.” Nhưng hãy để giờ phút này đi đúng hướng. Bạn làm chủ câu chuyện. Hãy dẫn dắt mọi thứ.

Phong cách bên ngoài của bạn

Hãy trông thật phong độ. Năng lượng của bạn trong suốt bài diễn thuyết phải ở đâu đó giữa “cực kì phấn khích khi ở đây” và “nhiệt huyết ở mức hòa nhã.” Nói như Ancowitz: “Không cần thiết phải thúc đẩy quá mức, không cần thiết phải nói to, không cần thiết phải khăng khăng về mọi thứ để gây áp lực cho mọi người.” Không cần thiết phải bán sản phẩm nào ở đây cả, đó là những gì mà bà nói. Mua bán có thể để vào lúc khác khi bạn có những thời điểm thích hợp. Trên sâu khấu, phải đầu tư nhiều công sức hơn. Hãy nghĩ về một bài diễn thuyết thật xứng tầm. Mọi bài diễn thuyết xứng tầm bao giờ cũng liên quan đến bán một sản phẩm nào đó, nhưng mua bán chỉ là thứ phụ thôi. Phần chính là thông tin bạn mang lại cho thính giả.

Và nếu có thể, đừng di chuyển liên tục trên sân khấu nhiều quá.“Bạn đang biểu diễn tiết mục nhảy đấy à?” Ancowitz hỏi (Chúng ta hãy tiếp tục nhé và tôi sẽ thay bạn trả lời là: Không.) “Thế đấy, nếu bạn đứng trước một đám đông, bạn có thể muốn chân mình đặt vững chãi trên mặt đất, hay khẽ hờ trên không trung. Nhưng bạn sẽ không muốn di chuyển nếu như không có một mục đích nào đó.”

Mỗi một động tác trên sân khấu đều đáng được lưu tâm. Khi bạn dậm chân trái, mọi người sẽ chú ý. Khi bạn gãi gãi cằm, mọi người cũng sẽ chú ý. Khi bạn tự chơi nhập vai với bản thân, mọi người lại càng chú ý hơn. Nên hãy thật phong độ. Thính giả nhìn thấy mọi thứ. Và tự kiềm chế những hành động này cũng là một cách khiến bạn bình tĩnh hơn.

Làm thế nào để kiểm soát mọi thứ

Bạn hỏi thính giả sau bài phát biểu họ có bất cứ câu hỏi nào không, rồi đợi chờ họ giơ tay một cách kiên nhẫn như là khi năm người đang cố gắng chia phần tráng miệng ra thành ba phần sau khi đã ăn no ư? Biết gì không, đây có thể sẽ là một trải nghiệm khó chịu đối với bạn đấy.

Yêu cầu một người nào đó phát biểu không phải là một vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ chẳng ai thấy thoải mái cả cho tới khi có một người xung phong. Nên cách tốt nhất để kiểm soát mọi thứ là bảo với thính giả hãy giơ tay nếu họ có câu hỏi (hoặc hét to câu hỏi đó lên) và sau đó: Bạn hãy tiếp tục phát biểu đi! Hi vọng rằng ngay sau đó bạn sẽ bị thính giả ngắt lời mình.

Trong trường hợp không có câu hỏi nào thật, thì bạn nên chau chuốt lại bài diễn thuyết của mình. Bởi bạn đã không thể làm họ tự hỏi bản thân câu chuyện của bạn có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của họ không. Bởi bạn chưa tạo ra được một cuộc hội thoại. Bạn đang nói cho họ, không phải nói với họ. Thế nên, càng nhiều thính giả giơ tay, bạn càng ghi được nhiều điểm.

Mục tiêu mà bạn đặt ra nên ở nơi mà bạn có thể nói: “Chúng ta chỉ còn thời gian cho một câu hỏi nữa thôi.” Đây sẽ là điều tuyệt vời nhất. Điều này có nghĩa là bạn đã kích thích được họ. Bạn đã chỉ ra được những gì mà bạn có thể làm cho họ. Nó cũng có nghĩa là thính giả đã hoàn toàn hiểu điều đó và họ muốn hỏi rõ hơn để biết câu chuyện của bạn có phải là thứ họ đang cần hay không. Bạn đã thành công rồi đấy, cả trên sân khấu và cả ở ngoài đời thường.

* Nếu bạn gặp một vấn đề cực kì căng thẳng, hãy dừng đọc những dòng tiếp theo và gọi điện cho một giáo sư nào đó yêu cầu sự giúp đỡ. Và đọc cái này trong lúc đang ngồi đợi vị giáo sư khả kính kia. Bởi vì nó không đáng để bạn phải lo lắng đâu.

Những bí quyết chuyên môn đáng nhớ

Không thăm dò ý kiến của một nhóm nhỏ hơn 10 người bằng cách giơ tay biểu quyết.

Không được tưởng tượng ra thính giả trong trang phục đồ lót.

Không được tưởng tượng ra bạn trong trang phục đồ lót.

Không nhìn vào đồng hồ. Nếu bạn bắt đầu băn khoăn bạn còn bao nhiêu thời gian, trong đầu thính giả sẽ nghĩ bao giờ thì bạn xuống sân khấu.

Khi bắt đầu chỉ cảm ơn không quá ba người.

Không cho tay vào túi.

Trừ phi bạn là diễn viên hài độc thọại. Từ những năm 60.

Không được chớp mắt một cách rất kịch khi đang nói tới điểm quan trọng trong bài diễn thuyết.

Không được di chuyển cánh tay một cách rất kịch khi đang nói tới điểm quan trọng trong bài diễn thuyết.

Hoặc là chân.

Hoặc là hông. Hay lắc eo.

Hoặc tay, chân, hông của bất kì ai khác.

Và để trọng lượng những lời nói này cho người đọc phán xét.

Vợ chồng cần chia sẻ gì về tiền?

Nếu bạn bỏ qua hay xem nhẹ việc chia sẻ liên quan đến tiền bạc với bạn đời đồng nghĩa bạn có thể đặt mối quan hệ của mình vào vòng nguy hiểm. Các chuyên gia tâm lý học tài chính đã đưa ra những lời khuyên để kiểm soát ngân quỹ gia đình và hôn nhân của bạn.



•“Chúng ta hãy nói về quan điểm tài chính hiện tại”.

Bạn thực sự chưa hiểu gì về nhau cho đến khi bàn luận về cách chi tiêu cá nhân, những mục tiêu tài chính và các khoản nợ bất kỳ. Hãy trung thực với quan niệm tiền không những đóng vai trò quan trọng trong sự bền vững của gia đình mà còn có thể giúp đối tác của bạn bắt đầu hiểu tiền cũng gây nên nhiều rắc rối cho mối quan hệ.

•“Chúng ta hãy nói về những giới hạn chi tiêu”.



Cùng quyết định những gì đáng phải chi một khoản tiền lớn đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai phía. Tình trạng “quỹ đen” giữa các cặp vợ chồng vẫn diễn ra bởi vì họ không có sự hiểu biết rõ ràng về việc họ nên tiêu bao nhiêu hay tiết kiệm chừng nào.

• “Chúng ta nên tham khảo một chuyên gia tài chính!”



Nếu vướng phải một rắc rối về các vấn đề chi tiêu, bạn nên xem xét đến việc tham khảo ý kiến của một cố vấn tài chính. Có thể, qua đó bạn có thể tìm được giải pháp tháo gỡ.

• “Chúng ta hãy xem xét lại kế hoạch tài chính”.



Dù rằng bạn có đồng ý chăng nữa thì điều quan trọng là sau 30 ngày thực hiện một kế hoạch chi tiêu gì, bạn cũng cần rà soát lại xem nó đã diễn ra như thế nào. Các chuyên gia tâm lý cho rằng chúng ta có xu hướng mắc sai lầm nếu không xem xét lại mục tiêu của mình. Bạn nên đặt ra cho nhau 2 câu hỏi là “Nó có hiệu quả đối với mình không?” và “Nó có lợi cho anh không? Nếu một trong hai bạn nói rằng “Không”, hãy đàm phán lại các điều kiện để cả hai đều có lợi từ kế hoạch đó.

Saturday, April 7, 2012

Trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời với bí quyết từ những người cũ của Google

Một số cựu quản lý và kỹ sư làm việc cho Google đã tiết lộ bí quyết để trở thành nhà quản lý tài ba trong các công ty truyền thông. Biết đâu, những bí quyết này cũng hữu dụng đối với bạn?

Phần lớn các nhân viên của Google đều là kỹ sư, nhưng công ty này vẫn cần nhiều người để quản lý các nhóm và đảm bảo rằng mọi hoạt động của công ty đều nhịp nhàng và ăn khớp.



Một số cựu quản lý và kỹ sư làm việc cho Google đã tiết lộ bí quyết để trở thành nhà quản lý tài ba trong các công ty truyền thông. Biết đâu, những bí quyết này cũng hữu dụng đối với bạn?

Sống gần hoặc thường xuyên ghé thăm trụ sở công ty



Google đặt trụ sở chính tại Mountain View và đây cũng là nơi làm việc của phần lớn các giám đốc điều hành.

Nếu bạn muốn làm việc ở bên ngoài, bạn nên ghé thăm thăm trụ sở của công ty thường xuyên. Hoặc sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn có điều kiện làm việc ở cả hai nơi.

Làm chủ được sản phẩm cũng như mọi vấn đề liên quan đến sản phẩm đó



Khi bạn được giao phụ trách bất kỳ sản phẩm nào, hãy cố gắng chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản phẩm ấy.

Điều đó có nghĩa là bạn nên làm hết sức mình để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo nhất, kiểm tra để ngăn chặn những lỗi tiềm ẩn và cố gắng tìm hiểu những gì người sử dụng nghĩ về sản phẩm của bạn.

"Để làm được điều này là cả một chặng đường dài. Một khi đã được giao một loại sản phẩm nào đó, bạn phải là một trong những người đầu tiên tìm kiếm, ngăn chặn các lỗi có thể xuất hiện trên sản phẩm của bạn, bạn phải là người đầu tiên giao tiếp với người sử dụng và là người đầu tiên lo lắng về việc liệu sản phẩm của bạn có được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình hay không. Bạn sẽ luôn đi đầu trong các hoạt động như quảng cáo, gửi email chào hàng, tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng, tìm cách đối ứng với những vấn đề còn tồn tại…".

Hiểu biết tường tận về sản phẩm của bạn



Google luôn tìm kiếm những nhân viên biết tường tận về mọi thứ liên quan đến sản phẩm. Điều đó không có nghĩa là bạn phải là một kỹ sư phần mềm – bạn chỉ cần suy nghĩ, nghiên cứu và nắm chắc mọi thông tin, chi tiết của sản phẩm mà bạn đang phụ trách.

"Tôi không cần bạn phải mã hóa được tất cả các sản phẩm của công ty, tôi chỉ cần bạn có mong muốn và cố gắng hết mình tìm hiểu về cách thức tạo ra các sản phẩm của chúng ta. Bạn nên quan tâm đến việc tính toán chi phí cho một sản phẩm như thế nào, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra đối sách cho vấn đề tại sao chi phí lại bị đội lên nhiều đến vậy, có cách nào giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên hoặc cải tiến được chất lượng?"

Có khả năng thuyết phục người khác



Bạn phải sẵn sàng để thuyết phục các vị lãnh đạo công ty rằng ý tưởng của bạn là một trong những ý tưởng tốt nhất của công ty.

Điều này quan trọng ngay cả khi bạn không trực tiếp điều hành nhóm. Những người như Vic Gundotra và Sundar Pichai (hai phó giám đốc phụ trách về Chrome và mạng xã hội) là tấm gương tiêu biểu về phương diện này.

"Bạn muốn hoàn thành một công việc nào đó, nhưng bạn không thể nói được ai. Không thành viên nào trong nhóm chịu báo cáo với bạn bởi họ cho rằng đó là điều không bắt buộc. Trong những trường hợp như thế này, thay vì đưa ra yêu cầu gay gắt, hãy thuyết phục họ, bạn sẽ phải ngạc nhiên về kết quả thu được".

Luôn luôn lạc quan



Nếu là người quản lý sản phẩm, bạn chính là đại diện cho sản phẩm của công ty. Điều đó có nghĩa là nếu bạn bi quan, những người khác trong công ty sẽ nghĩ rằng nhóm của bạn cũng đang rơi vào trạng thái bi quan.

Điều này khiến cho người ta có ấn tượng không tốt về công việc của nhóm bạn.

"Đội ngũ của bạn có thể bao gồm các kỹ sư và vài người trong số đó có xu hướng rất hoài nghi Một người lãnh đạo tốt là người có thể xoá bỏ mọi sự hoài nghi và thúc đẩy tình đoàn kết cũng như hiệu quả làm việc nhóm".

Đừng bon chen



Google luôn yêu cầu các nhân viên của mình làm việc nhóm với nhau, giống như những cầu thủ của một đội bóng chứ họ không cần một cá nhân riêng lẻ nào. Dưới đây là những gì một cựu quản lý sản phẩm chia sẻ:

"Một khi đã được phân công vào một nhóm cụ thể, bạn hãy hợp tác với các thành viên còn lại của nhóm. Nếu bạn có thái độ bất hợp tác hay gây khó khăn cho những thành viên còn lại hòng cố gắng để kiếm được danh tiếng cho chính mình, bạn sẽ không thể tiến xa trên con đường sự nghiệp của mình. "

Hãy can đảm



Ngay cả khi đối mặt với Larry Page (cha đẻ của công cụ tìm kiếm Google), bạn nên sẵn sàng để bảo vệ ý tưởng của nhóm bạn.

"Đừng quá chú trọng đến địa vị. Người quản lý tốt sẽ trao đổi về công việc với sếp của mình như cách mà họ nói chuyện với những kỹ sư hoặc nhà thiết kế trong nhóm của họ."

"Nếu bạn cứ mãi lúng túng khi có ai đó hỏi về sản phẩm của mình, bạn sẽ không thể thành công. Hãy cố gắng đưa ra các câu trả lời ngắn gọn và cam đảm khi bảo vệ ý tưởng của nhóm bạn".

Hãy chăm chỉ tích luỹ kiến thức



Một nhà quản lý sản phẩm của Google từng chia sẻ hãng này luôn tự hào về danh sách các quản lý sản phẩm của mình:

• 99 phần trăm đã trải qua cuộc thi SAT và GMAT

• Sinh viên đến từ những trường đại học hàng đầu

• Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từ những trường hàng đầu

Có thể giao tiếp hiệu quả với giám đốc điều hành và các kỹ sư của bạn



Có khá nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng tại sao rất nhiều chi nhánh của Google lại có thể được điều hành bởi các kỹ sư.

Nhưng sự thật là bên cạnh các kỹ sư ấy có cả những người quản lý hay giám đốc điều hành khác. Trong thực tế, với Google, các giám đốc điều hành sẽ vẫn phải quản lý đầu vào quảng cáo từ các chi nhánh khác ở Google.

Các giám đốc điều hành ở đây có thể giao tiếp với các cấp nhân viên và họ có thể yêu cầu các kỹ năng giao tiếp khác nhau.

Viết email ngắn gọn



Bạn sẽ xử lý thế nào khi nhận được một email dài lê thê quảng cáo cho một loại sản phẩm mà bạn chưa từng biết đến? Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ cho nó vào thùng rác ngay lập tức!

Nhờ vào tiện ích thư điện tử, bạn có thể gửi thông điệp tới nhiều người mà chẳng cần mất nhiều thời gian. Nhưng hãy nhớ, những thông điệp mà bạn gửi đi phải ngắn gọn, lôi cuốn và điều quan trọng là đánh trúng vào tâm lý của người sử dụng.

Hãy sẵn sàng cho những “nhiệm vụ chưa xác định”



Đôi lúc, ngay cả khi chưa có một dự án cụ thể nào, Google vẫn tìm kiếm các kỹ sư hoặc quản lý sản phẩm.

Bạn sẽ cần có đủ linh hoạt để đảm nhận những công việc không tên. Và quan trọng hơn, bạn nên vui vẻ đón nhận những công việc đó.

Hãy suy nghĩ như một doanh nhân



Nguyên cựu giám đốc quản lý sản phẩm của Google từng khuyên bạn nên học cách để có được "tâm thái của Giám đốc điều hành " với khả năng học hỏi nhanh và một thái độ tự định hướng.

Đó là những đặc điểm khá rõ ràng của những người lãnh đạo, Ngay từ đầu, nếu những khả năng này được bộc lộ thì cơ hội sẽ nhanh chóng đến với bạn.

Có khả năng chịu áp lực từ các cuộc họp



Điều cuối cùng, rất tiếc là các nhà điều hành lại cần có khả năng này. Chỉ khi chịu được áp lực, bạn mới có thể quản lý được mọi người.

Thiền và sức mạnh tiềm ẩn

Nếu bạn nghĩ Thiền chỉ là việc ngồi yên và nhắm mắt lại thì quả là một sai lầm. Thiền có thể thay đổi cuộc sống và tương lai của một con người, đặc biệt đối với giới doanh nhân.


Robert Bridgeman, người sáng lập phương pháp Thiền Bridgeman.

6 giờ chiều thứ Ba hằng tuần, tại một spa nằm lặng lẽ trong con hẻm nhỏ của Sài Gòn, lớp Thiền của Robert Bridgeman lại bắt đầu. Một thầy giáo người Hà Lan, gần 30 học viên người Việt Nam lẫn nước ngoài, nam lẫn nữ, già lẫn trẻ, trong một không khí hoàn toàn tĩnh lặng. Đa phần học viên là doanh nhân hoặc giới văn phòng.

Gặp Robert vào cuối buổi Thiền, chừng như đoán được mối băn khoăn của chúng tôi về việc Thiền có vẻ… dễ, Robert bắt đầu cuộc trò chuyện: “Nếu bạn nghĩ thiền chỉ là việc ngồi yên và nhắm mắt lại thì quả là một sai lầm. Thiền có thể mang lại nhiều điều hơn bạn nghĩ. Thay đổi cuộc sống và tương lai của một con người, đặc biệt đối với giới doanh nhân”.

Từng nắm giữ những điều mà người khác mơ ước, sở hữu một công ty đầu tư, làm Tổng Giám đốc một công ty kiến trúc tại Hà Lan, một ngày của Robert hầu như chỉ dành cho công việc, anh làm việc hơn 70 giờ/ tuần. Anh hút 2 gói thuốc mỗi ngày, uống rượu như uống nước. Anh cho biết cuộc đời anh gói gọn trong 4 từ “sống để làm việc”. Cuộc sống của anh đáng lẽ vẫn nhàm chán như thế nếu biến cố đó không xảy ra: Vợ bỏ và bị đối tác hất khỏi công ty. Anh hoàn toàn suy sụp.

Người thầy 76 tuổi dạy Thiền đầu tiên đã đưa anh trở lại với cuộc sống. Sau 2 năm học với ông tại Hà Lan, anh bắt đầu du lịch vòng quanh thế giới để tiếp tục học thêm về Thiền.

Robert cho biết Thiền đã giúp cuộc sống và con người anh thay đổi hoàn toàn. Nếu trước đây anh là một người thừa cân, hay gắt gỏng, căng thẳng với mọi người và là một doanh nhân kiêu ngạo thì nay anh đã giảm 30 kg trong 6 tháng, đầy năng lượng và nhiệt huyết trong cuộc sống. Anh bắt đầu ngưng hút thuốc, uống rượu và thậm chí bỏ cả cà phê. Anh sống tích cực và tìm thấy những điều thú vị sâu sắc hơn trong cuộc sống. Phải chăng Thiền có sức mạnh vạn năng, có thể thay đổi cuộc sống của một con người?


Lớp học Thiền của Robert Bridgeman tại TP.HCM.

Theo Robert, chỉ có con người mới điều khiển được cuộc sống của mình và thái độ sống sẽ làm thay đổi môi trường xung quanh họ. Thiền có thể giúp con người thay đổi thái độ, chuyển trạng thái tiêu cực như giận dữ, căng thẳng sang trạng thái tích cực. Theo kết quả nghiên cứu của Khoa Thể chất và Tinh thần tại Đại học Harvard, Thiền giúp gia tăng hoạt động sóng não bộ, giác quan, tập trung tốt hơn và làm suy giảm các cơn đau, co thắt bên trong và bên ngoài cơ thể. Đó là lý do Thiền là một trong những phương pháp tốt nhất để thư giãn, tập trung toàn bộ năng lượng của con người, giúp họ đạt trạng thái cân bằng giữa cơ thể và tinh thần.

Từ câu chuyện của chính mình, Robert mong muốn mọi người mở rộng trái tim, chấp nhận yêu thương bản thân, tìm ra những gì họ muốn và sẽ đạt được chúng thông qua lối suy nghĩ tích cực. Có lẽ đó là động lực đã đưa chàng trai Hà Lan rong ruổi khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam. Dừng chân tại đây hơn 1 năm nay, Robert đã mở các lớp thiền định, yoga và tư vấn L.Y.O.N Center, Zennova Spa. Học viên của anh không chỉ có doanh nhân và những người đã đi làm mà còn có cả sinh viên, học sinh. Anh từng mở một số khóa học như khám phá năng lượng tiềm ẩn; cân bằng sức khỏe và cuộc sống và đã được hưởng ứng tích cực. Anh cũng từng được Đại học RMIT (TP.HCM) mời đến thuyết giảng về chủ đề “Những điều trường đại học không dạy bạn”, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, thành công của mình, cũng như giúp sinh viên đánh thức năng lượng tiềm ẩn trong họ.

Đem thắc mắc tại sao lớp học Thiền của anh lại có nhiều doanh nhân và giới văn phòng tham gia hỏi Robert, anh cười và bảo: Đã đến lúc bạn phải thay đổi suy nghĩ rằng Thiền chỉ là một thú vui.

Có lẽ chưa có công ty Việt Nam nào đặt câu hỏi mình sẽ tổn thất như thế nào khi nhân viên hay nghỉ việc thất thường do bệnh, thương tật và trầm cảm, hay thậm chí chỉ đơn giản là họ không tập trung vào công việc.

Không ít công ty lớn trên thế giới, trong đó có Deutsche Bank, Google, đã mở các lớp Thiền cho nhân viên như một cách để tăng năng suất và tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh. Rõ ràng đầu tư cho Thiền chỉ có lời chứ không thể lỗ.Nếu bạn nghĩ Thiền chỉ là việc ngồi yên và nhắm mắt lại thì quả là một sai lầm. Thiền có thể thay đổi cuộc sống và tương lai của một con người, đặc biệt đối với giới doanh nhân.

giờ chiều thứ Ba hằng tuần, tại một spa nằm lặng lẽ trong con hẻm nhỏ của Sài Gòn, lớp Thiền của Robert Bridgeman lại bắt đầu. Một thầy giáo người Hà Lan, gần 30 học viên người Việt Nam lẫn nước ngoài, nam lẫn nữ, già lẫn trẻ, trong một không khí hoàn toàn tĩnh lặng. Đa phần học viên là doanh nhân hoặc giới văn phòng.

Gặp Robert vào cuối buổi Thiền, chừng như đoán được mối băn khoăn của chúng tôi về việc Thiền có vẻ… dễ, Robert bắt đầu cuộc trò chuyện: “Nếu bạn nghĩ thiền chỉ là việc ngồi yên và nhắm mắt lại thì quả là một sai lầm. Thiền có thể mang lại nhiều điều hơn bạn nghĩ. Thay đổi cuộc sống và tương lai của một con người, đặc biệt đối với giới doanh nhân”.

Từng nắm giữ những điều mà người khác mơ ước, sở hữu một công ty đầu tư, làm Tổng Giám đốc một công ty kiến trúc tại Hà Lan, một ngày của Robert hầu như chỉ dành cho công việc, anh làm việc hơn 70 giờ/ tuần. Anh hút 2 gói thuốc mỗi ngày, uống rượu như uống nước. Anh cho biết cuộc đời anh gói gọn trong 4 từ “sống để làm việc”. Cuộc sống của anh đáng lẽ vẫn nhàm chán như thế nếu biến cố đó không xảy ra: Vợ bỏ và bị đối tác hất khỏi công ty. Anh hoàn toàn suy sụp.

Người thầy 76 tuổi dạy Thiền đầu tiên đã đưa anh trở lại với cuộc sống. Sau 2 năm học với ông tại Hà Lan, anh bắt đầu du lịch vòng quanh thế giới để tiếp tục học thêm về Thiền.

Robert cho biết Thiền đã giúp cuộc sống và con người anh thay đổi hoàn toàn. Nếu trước đây anh là một người thừa cân, hay gắt gỏng, căng thẳng với mọi người và là một doanh nhân kiêu ngạo thì nay anh đã giảm 30 kg trong 6 tháng, đầy năng lượng và nhiệt huyết trong cuộc sống. Anh bắt đầu ngưng hút thuốc, uống rượu và thậm chí bỏ cả cà phê. Anh sống tích cực và tìm thấy những điều thú vị sâu sắc hơn trong cuộc sống. Phải chăng Thiền có sức mạnh vạn năng, có thể thay đổi cuộc sống của một con người?

Theo Robert, chỉ có con người mới điều khiển được cuộc sống của mình và thái độ sống sẽ làm thay đổi môi trường xung quanh họ. Thiền có thể giúp con người thay đổi thái độ, chuyển trạng thái tiêu cực như giận dữ, căng thẳng sang trạng thái tích cực. Theo kết quả nghiên cứu của Khoa Thể chất và Tinh thần tại Đại học Harvard, Thiền giúp gia tăng hoạt động sóng não bộ, giác quan, tập trung tốt hơn và làm suy giảm các cơn đau, co thắt bên trong và bên ngoài cơ thể. Đó là lý do Thiền là một trong những phương pháp tốt nhất để thư giãn, tập trung toàn bộ năng lượng của con người, giúp họ đạt trạng thái cân bằng giữa cơ thể và tinh thần.

Từ câu chuyện của chính mình, Robert mong muốn mọi người mở rộng trái tim, chấp nhận yêu thương bản thân, tìm ra những gì họ muốn và sẽ đạt được chúng thông qua lối suy nghĩ tích cực. Có lẽ đó là động lực đã đưa chàng trai Hà Lan rong ruổi khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam. Dừng chân tại đây hơn 1 năm nay, Robert đã mở các lớp thiền định, yoga và tư vấn L.Y.O.N Center, Zennova Spa. Học viên của anh không chỉ có doanh nhân và những người đã đi làm mà còn có cả sinh viên, học sinh. Anh từng mở một số khóa học như khám phá năng lượng tiềm ẩn; cân bằng sức khỏe và cuộc sống và đã được hưởng ứng tích cực. Anh cũng từng được Đại học RMIT (TP.HCM) mời đến thuyết giảng về chủ đề “Những điều trường đại học không dạy bạn”, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, thành công của mình, cũng như giúp sinh viên đánh thức năng lượng tiềm ẩn trong họ.

Đem thắc mắc tại sao lớp học Thiền của anh lại có nhiều doanh nhân và giới văn phòng tham gia hỏi Robert, anh cười và bảo: Đã đến lúc bạn phải thay đổi suy nghĩ rằng Thiền chỉ là một thú vui.

Có lẽ chưa có công ty Việt Nam nào đặt câu hỏi mình sẽ tổn thất như thế nào khi nhân viên hay nghỉ việc thất thường do bệnh, thương tật và trầm cảm, hay thậm chí chỉ đơn giản là họ không tập trung vào công việc.

Không ít công ty lớn trên thế giới, trong đó có Deutsche Bank, Google, đã mở các lớp Thiền cho nhân viên như một cách để tăng năng suất và tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh. Rõ ràng đầu tư cho Thiền chỉ có lời chứ không thể lỗ.

Những sai lầm khiến tân CEO thất bại

Các nhà lãnh đạo trẻ thường hay phạm phải những sai lầm gì? Càng làm sếp càng nhàn hạ, có chức là có quyền, sếp ra lệnh nhân viên răm rắp vâng lời... những quan điểm này khiến họ mất phương hướng điều hành.



Phương pháp quản lý tốt là điều mà nhiều người trong số họ đã được đào tạo, nghiên cứu bài bản. Song áp dụng vào thực tế, phải chăng ai cũng có thể thành công?

Bà Linda Hill- giáo sư kinh tế của đại học Havard đã thực hiện một nghiên cứu về những người lần đầu làm công tác quản lý. Nghiên cứu này chỉ ra những quan điểm sai lầm khiến nhiều trong số họ thất bại.

1. Càng làm sếp càng nhàn hạ

Trước khi một nhân viên được bổ nhiệm vào cương vị quản lý, anh ta hẳn đã chứng tỏ được năng lực nổi bật của mình. Với hiệu quả công việc vượt trội, nhân viên đó cũng được các đồng nghiệp thừa nhận sự làm việc độc lập và khả năng đưa ra các quyết định cho tập thể. Cho nên khi nhậm chức, sự phân biệt cấp trên- cấp dưới khiến vị lãnh đạo trẻ thấy mình quyền uy hơn nhiều.

Nhưng thật đáng ngạc nhiên! Phần lớn các tân quản lý chia sẻ rằng họ rất bất ngờ bởi vị trí đó mang lại cảm giác áp lực, đôi khi khá nặng nề.

“Họ đồng thời duy trì rất nhiều mối quan hệ trong công việc. Không chỉ với cấp dưới, cộng sự mà còn cấp trên và những nhân vật trong hay ngoài công ty khác. Điều này khiến bản thân người lãnh đạo phải cùng lúc đáp ứng nhiều yêu cầu, đôi khi là những mâu thuẫn khó giải quyết. Đó là nguyên nhân của những lịch trình nặng nề, liên tục và chồng chéo mà họ phải đối mặt”- Giáo sư Hill đánh giá trong bài xã luận có nhan đề “trở thành ông chủ” đăng trên tạp chí kinh doanh của đại học Havard.

Bà cũng trích dẫn lời nói của một quản lý trẻ mới được đề bạt: “Làm sếp không phải là ông chủ mà là trở thành đầy tớ của nhân viên”.

Thế cho nên các nhà lãnh đạo mới đảm nhận vị trí nên ý thức được gánh nặng đè lên vai mình thay vì tơ tưởng về quyền hành theo kiểu ngồi một chỗ và chỉ tay năm ngón. Hãy học cách điều hoà các mối quan hệ dây mơ rễ má trong công ty trước khi phải chấp nhận rằng mình không đủ năng lực đối với cương vị này.

2. Có chức là có quyền

Nhiều lãnh đạo trẻ cho rằng chức vụ sẽ mang lại quyền hành cho họ. Nhưng trên thực tế, họ sẽ sớm nhận ra rằng không phải cứ đưa ra chỉ thị là cấp dưới đã nghe theo. Cấp dưới càng giỏi thì càng ít tuân theo mệnh lệnh cấp trên.

Lãnh đạo phải là người chiếm được lòng tin và sự tôn trọng từ cấp dưới thì lời nói mới có trọng lượng. Anh ta cũng cần nắm được tính cách, năng lực và điểm mạnh của nhân viên.

3. Sếp ra lệnh, nhân viên răm rắp vâng lời

Khi mà ghế lãnh đạo còn chưa nóng chỗ, nhiều nhà quản lý đã vội đòi hỏi sự tuân theo tuyệt đối từ cấp dưới mà không biết rằng “tuân theo” khác với “đồng thuận”.

Một khi không đồng thuận, các nhân viên sẽ không chủ động tích cực làm việc. Và khi cấp dưới không nhiệt tình thì cấp trên cũng không làm việc hiệu quả được.

Thách thức đặt ra đối với các giám đốc là phải biết cách tạo ra sự “đồng thuận” ở nhân viên, cùng chung mục tiêu và phương hướng hoạt động chứ không phải sự răm rắp vâng lời một cách mù quáng.

4. Lãnh đạo thì phải thiết lập mối quan hệ cá nhân tốt với từng nhân viên

Giáo sư Hill cho rằng điều mà các nhà lãnh đạo cần chú ý là việc xây dựng một đội ngũ nhân viên chứ không phải kết bạn với từng người một.

Khi tập trung vào từng mối quan hệ cá nhân đơn lẻ, người quản lý sẽ lệch khỏi nền tảng của công tác lãnh đạo: Khai thác sức mạnh tập thể để phát huy sức mạnh cá nhân và huy động sự ủng hộ. Bằng việc tạo ra văn hoá làm việc tập thể, với quy tắc và phương hướng chung, người quản lý có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề, tận dụng tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên.

5. Người quản lý phải đảm bảo môi trường làm việc ít sóng gió cho nhân viên

Duy trì tính ổn định trong công việc là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức. Song nếu chỉ chăm chăm đạt được mục đích này thì lại là một sai lầm lớn.

Một nhà lãnh đạo trẻ cũng cần biết cách kích thích và tạo ra nhưng thay đổi cần thiết để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Việc tạo ra những thách thức trong quá trình làm việc, những vấn đề hóc búa, mới lạ lại là phương pháp tốt nhất để cấp dưới phát huy năng lực của bản thân cũng như nâng cao năng xuất công việc. Từ đó, chính cấp trên cũng trở nên có uy quyền thực sự và được hàng ngũ nhân viên công nhận.

Tuesday, April 3, 2012

Thương hiệu Hàn Quốc tại Việt Nam - Bài học cho Thương hiệu Việt trên đường hội nhập


Trong thời gian rất ngắn thương hiệu Hàn Quốc đã gia tăng giá trị đáng kể trên trường quốc tế. Ở Việt Nam cũng chứng kiến những thành công điển hình của các thương hiệu xứ kim chi.

Trong hai năm 2007 và 2008, thương hiệu Hàn Quốc đã có những thành tựu: xếp hạng thứ 32 theo Anholt-GfK Roper’s Nation Brand Index (2007); xếp hạng thứ 31 theo IMD’s World Competitiveness Yearbook (2008); xếp hạng thứ 9 theo Tech Readiness by WEF and INSEAD (2007); xếp hạng thứ 49 theo World Values Survey of Happiness and Life Satisfaction (2008).

Năm năm sau, rất nhiều thương hiệu của các công ty Hàn Quốc đã lọt vào Top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, như: Samsung, LG, Hyundai, KIA, Daewoo... Các thương hiệu Hàn Quốc đã làm gì để tác động đến khách hàng trên thế giới?
Sau đây là một số biện pháp đã được Hàn Quốc áp dụng thành công trong quá trình xây dựng thương hiệu Hàn Quốc và các bài học được đúc kết bởi các chuyên gia thương hiệu hàng đầu của CMO Council và Global Elite Consulting Corporation (Tập đoàn Tư vấn về chiến lược và quản lý tại Đông Nam Á): các cải tiến về lối sống số và phương tiện truyền thông di động; cấp giấy phép công nghệ và thành công trong chuyển giao; chất lượng sản phẩm, sự đa dạng và nhận biết thương hiệu; sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng; công tác marketing, quảng cáo và tài trợ; mức độ liên tưởng thương hiệu cao; mua bán, sáp nhập, đầu tư, đối tác và liên doanh; các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; phong cách quản lý và đạo đức kinh doanh; chiến lược toàn cầu và hiệu quả vận hành; kết quả kinh doanh và tài chính tốt; đăng cai tổ chức các chương trình và sự kiện tầm cỡ tại Hàn Quốc.

Tập đoàn CJ Hàn Quốc vào Việt Nam chậm hơn một số thương hiệu Hàn Quốc khác, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã xây dựng thành công thương hiệu CJ tại Việt Nam với các thành tựu: chuỗi bánh và cà phê Tous Les Jours phát triển nhiều cửa hàng và là một trong những thương hiệu bánh và cà phê được giới trẻ ưa chuộng; CJ đã mua lại MegaStar và sở hữu nhiều cụm rạp chiếu phim nhất Việt Nam; truyền thông: phát triển kênh CJ TV Shopping; đối tác chiến lược với CT Group trong nhiều lĩnh vực. Với những bước đi tuần tự chậm mà chắc, CJ đã tạo được thương hiệu uy tín tại Việt Nam, và không chỉ CJ, các thương hiệu khác như: LG, Debon, KIA, Hyundai, Samsung... cũng đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu mạnh tại Việt Nam.

Một trong những con đường Hàn Quốc lựa chọn để có thể đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng Việt là phổ biến văn hóa Hàn Quốc. Phần lớn người Việt biết đến thương hiệu Hàn Quốc trước hết là qua phim Hàn chiếu trên truyền hình.

Từ thích thú xem phim và yêu mến các nhân vật trong phim, người tiêu dùng chuyển sang tin tưởng và sử dụng các sản phẩm thương hiệu Hàn Quốc. Đại sứ thương hiệu của các thương hiệu Hàn Quốc cũng chính là các diễn viên, ca sĩ, người mẫu đóng trong các bộ phim này nên càng dễ dàng gợi nhớ với khách hàng.

Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc khuyến khích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của các đối tác Hàn Quốc. Người Hàn Quốc phát triển và đầu tư các khu mua sắm, ăn uống và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu hằng ngày tại khu vực họ sống và làm việc tại Việt Nam, thế nên cũng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ như đang ở quê nhà.

Không những thế, trong xã giao và kinh doanh, họ cũng thường mời các đối tác Việt Nam vào các nhà hàng của Hàn Quốc để giới thiệu ẩm thực Hàn Quốc. Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc nổi tiếng về tinh thần đoàn kết và kỷ luật. Khi đã cam kết tham dự các hoạt động quảng bá, tổ chức sự kiện hoặc phối hợp thương hiệu họ đều thực hiện đúng cam kết với tinh thần kỷ luật cao.

Các thương hiệu lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG... rất chú trọng công tác đào tạo nội bộ, thường xuyên xây dựng các chương trình đào tạo về marketing và thương hiệu riêng biệt, chuyên sâu, rất chuyên nghiệp và mang tính ứng dụng cao, từ đó nâng cao năng lực marketing và thương hiệu cho nhân viên trong công ty.

Sự nhất quán và cam kết trong xây dựng thương hiệu của các thương hiệu Hàn Quốc rất đáng để chúng ta học tập. Họ không đầu tư nửa vời mà kiên trì chiếm giữ tâm trí và con tim của khách hàng.


MBA NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT - Chủ tịch CMO Council Worldwide tại Việt Nam
CEO - Global Elite Consulting Corporation